Trung Quốc sẽ đưa UAV lên tàu sân bay trong tương lai
Sau đợt bay thử biên đội thành công vào đầu năm mới này, máy bay không người lái (UAV) Dực Long được chuyên gia quân sự đánh giá là đã phát triển đến mức độ tương đối hoàn chỉnh, nó sẽ sớm được đưa vào bàn giao sử dụng…
…Việc thử nghiệm bay biên đội thành công cũng cho thấy Trung Quốc đang hướng đến một dòng UAV bố trí trên tàu sân bay.
Lần đầu tiên UAV Dực Long bay thử nghiệm biên đội thành công
Trả lời phỏng vấn của phóng viên đài CCTV, một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, tiến hành bay thử biên đội thành công cho thấy phát triển của UAV Dực Long đã tương đối hoàn chỉnh, nó sẽ sớm được đưa vào bàn giao sử dụng.
Yêu cầu đối với việc tự dẫn đường trong bay biên đội là hết sức nghiêm ngặt, định vị cần phải chính xác, nếu không có thể xảy ra va chạm trong khi bay. Bay thử nghiệm biên đội thành công cũng đã cho thấy Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề trong điều khiển UAV.
Video đang HOT
Điều khiển UAV có 2 phương thức, một là điều khiển thông qua hệ thống thông tin vô tuyến, bán kính khoảng 200km; hai là điều khiển từ xa thông qua hệ thống vệ tinh, phương thức này có thể điều khiển UAV Dực Long ở ngoài cự ly 2000km.
Trong lần bay thử nghiệm biên đội này, Dực Long đã tìm và hạ cánh thành công trong một khu vực đồi núi ở Quý Châu cho thấy hệ thống thông tin liên lạc đã đạt được tiêu chuẩn. Nhân viên điều khiển mặt đất đã có thể tiếp nhận rất tốt tín hiệu từ UAV, cũng như đã kiểm tra được khả năng phối hợp giữa nhân viên điều khiển với Dực Long.
Chiếc MQ-1 Predator của Mỹ
Tuy UAV Dực Long chưa bàn giao sử dụng, nhưng qua thông tin đại chúng cho thấy, dòng UAV này được đánh giá ngang ngửa với UAV Predator của Mỹ, mọi vũ khí mang theo của nó cũng không hề thua kém, 2 giá treo vũ khí có thể mang theo 6 vũ khí, khả năng tác chiến tương đối mạnh.
Dực Long chủ yếu sử dụng vào việc trinh sát quy mô lớn, như tuần tra tuyến biên giới, có thể thay thế con người ở mức độ rất lớn. Nhờ vào đặc điểm tốc độ bay chậm, thời gian lưu lại trên không trung tương đối dài, nó có thể tiến hành giám sát, cảnh giới ở những khu vực rừng rậm, khu vực cỏ hoang gần biên giới.
Lúc đề cập đến UAV này có thể bố trí trên tàu sân bay không, nhà nghiên cứu khoa học quân sự hải quân Trung Quốc Tào Vệ Đông cho biết, UAV bố trí trên tàu sân bay là xu hướng tất yếu, nhưng không nhất định sẽ phải là Dực Long. Tuy vị chuyên gia này không đề cập thẳng vấn đề, nhưng điều đó cho thấy Bắc Kinh đang có bước đi hướng tới nghiên cứu bố trí UAV trên tàu sân bay trong tương lai.
Theo Đức Sơn
An ninh Thủ đô
Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư
Sáng ngày 19/12, biên đội tàu Hải Cảnh gồm 2 chiếc của Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải 12 hải lý thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư để tuần tra. Nhật Bản đã ra công hàm phản đối động thái này.
Một tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc.
Đài NHK của Nhật Bản cho biết, ngay sau khi các tàu của Trung Quốc xâm nhập, lực lượng tàu tuần tra của Nhật Bản liên tiếp đưa ra cảnh báo, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực. Trong buổi sáng cùng ngày, Vụ trưởng Vụ châu Á-châu Đại Dương Bộ Ngoại giao Nhật Bản Junichi Ihara lập tức trao công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) Khu vực 11 tại thành phố Naha cho biết, biên đội tàu Trung Quốc lần lượt mang số hiệu là Hải Cảnh 1401, 2166. Khoảng 9 giờ 30 phút (giờ Bắc Kinh), biên đội tàu của Trung Quốc đã tiến vào khu vực biển 12 hải lý trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để tiến hành tuần tra, và biên đội tàu đã rời khỏi khu vực trên sau khi tuần tra 1 giờ.
Lực lượng tàu tuần tra của Nhật Bản liên tục đưa ra cảnh báo, yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Đây là lần thứ 30 trong năm 2014, tàu công vụ của Trung Quốc tiến vào khu vực biển 12 lý tại đảo Senkaku/Điếu Ngư để tiến hành tuần tra.
Sau khi biên đội tàu vào khu vực Senkaku, Vụ trưởng Vụ châu Á-châu Đại Dương Bộ Ngoại giao Nhật Bản Junichi Ihara lập tức gửi điện báo trao công hàm phản đối tới Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản về sự việc này.
Sáng ngày 19/12, trang web của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc cũng xác nhận thông tin về 2 tàu Hải Cảnh của Trung Quốc tiến hành tuần tra tại khu vực biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hương Giang
Theo Xinhua
Những người đẹp từng "qua tay" Chu Vĩnh Khang Mới đây, cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bị bắt vì các cáo buộc làm lộ bí mật nhà nước, hối lộ, "quan hệ ngoài luồng" với nhiều phụ nữ. Theo giới truyền thông Trung Quốc, không dưới 10 MC, phóng viên của đài CCTV từng "qua tay" cựu trùm an ninh này. 1. Giả Hiểu...