Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan vào vùng biển Philippines sau Hải Dương 981 ở Việt Nam
Tờ DW của Đức bình luận: TQ đang muốn tạo tiền lệ ở Biển Đông và có thể, sau hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN – sẽ kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Philippines.
Trung Quốc vừa gửi thêm 4 giàn khoan tới Biển Đông nhằm tăng cường khai thác khí đốt và dầu tại vùng biển này. Bước đi này của Bắc Kinh diễn ra chỉ trong vòng chưa đến 2 tháng sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, khiến căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Trước đó, Bắc Kinh đưa ra yêu sách “đường 9 đoạn” nhằm độc chiếm Biển Đông.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Trước những bước đi hung hăng của Trung Quốc, tờ DW của Đức có cuộc phỏng vấn với Ian Storey – nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore. Theo ông Ian Storey, bước đi của Trung Quốc nhằm khẳng định quyết tâm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền của nước này trên Biển Đông, cộng đồng quốc tế không có nhiều lựa chọn để ngăn chặn Trung Quốc. Ông Ian Storey cũng cho biết, Trung Quốc có thể hạ đặt thêm giàn khoan ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines để thử liên minh Mỹ – Philippines.
Dưới đây là nội dung bài phỏng vấn của hãng DW với chuyên gia Ian Storey:
“Trung Quốc đang tạo tiền lệ ở Biển Đông”
- Có phải Trung Quốc đang tạo ra các tiền lệ bằng cách gửi thêm nhiều giàn khoan?
- Đúng và chúng ta có thể thấy Bắc Kinh đang triển khai nhiều gian khoan hơn trong tương lai.
Video đang HOT
- Bắc Kinh đang gửi đi thông điệp gì cho các nước láng giềng?
- Trung Quốc đang cho các nước láng giềng thấy nước này định khẳng định cái gọi là “quyền lịch sử” của nó với các nguồn tài nguyên hàng hải như dầu, khí đốt và tài nguyên cá trong cái gọi là “đường 9 đoạn” – một khái niệm mà hầu hết các chuyên gia luật quốc tế cho rằng, đi ngược lại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
- Bước đi mới nhất của Trung Quốc phù hợp như thế nào với chiến lược tổng thể về lãnh thổ của nước này ở Biển Đông?
- Terriority có nghĩa là vùng đất hay trong trường hợp này là những đảo san hô tranh chấp giữa các bên. Điều chúng ta thực sự đang bàn ở đây là nỗ lực của Trung Quốc nhằm khẳng định quyền tài phán của họ trên phạm vi vùng biển tranh chấp.
Trung Quốc đang di chuyển giàn khoan Nam Hải 9 ra cửa vịnh Bắc Bộ?
Các nước Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế có thể làm gì?
- Các nước Đông Nam Á có lựa chọn gì để chống lại những bước đi của Trung Quốc?
- Các nước Đông Nam Á có các lựa chọn rất hạn chế ở Biển Đông. Họ chắc chắn không muốn có một trận đấu súng với Trung Quốc vì Quân đội Trung Quốc vừa trải qua một chương trình hiện đại hóa nhanh chóng trong vòng 2 thập kỷ qua, đã hoàn toàn chiếm ưu thế. Về mặt ngoại giao, họ có thể đưa ra những yêu cầu như Việt Nam đang làm nhằm yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ phớt lờ những yêu cầu này.
Tôi nghĩ rằng, lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam là đưa ra thách thức pháp lý về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển ở Hague. Tuy nhiên, nếu Việt Nam dùng lựa chọn này, Trung Quốc đơn giản sẽ bỏ qua vụ kiện và chấp nhận những ảnh hưởng về hình ảnh của họ.
- Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ có thể làm gì để giảm căng thẳng?
- Lựa chọn của cộng đồng quốc tế rất hạn chế. Mỹ sẽ không liều lĩnh để xung đột với Trung Quốc về việc hạ đặt giàn khoan ở Biển Đông. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế nên tiếp tục lên tiếng phản đối các hành động khiêu khích đơn phương làm ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực của Trung Quốc.
Cộng đồng quốc tế cũng nên nhấn mạnh sự quan trọng của tự do hàng hải và yêu cầu Trung Quốc tuân thủ UNCLOS. Cuối cùng, cuộc khủng hoảng trên Biển Đông chỉ có thể được giải quyết nếu Trung Quốc rút giàn khoan như nước này hứa hẹn vào ngày 15/8.
Cuộc khủng hoảng mới có thể xảy ra khi giàn khoan được triển khai trở lại ở vùng biển tranh chấp, nhiều khả năng là trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Và đây sẽ là phép thử đối với liên minh Mỹ – Philippines.
Cục Hải sự Trung Quốc trước đó ra thông báo về hoạt động của các giàn khoan Nam Hải 2, 4, 5 và 9 ở Biển Đông. Bốn giàn khoan trên do Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ giàn khoan Trung Quốc (COSL) vận hành. Công ty này trực thuộc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Theo Cục Hải sự Trung Quốc, giàn khoan Nam Hải 9 được kéo từ tọa độ 17 độ 38 vĩ bắc, 110 độ 12,3 kinh Đông đến tọa độ 17 độ 14,1 vĩ Bắc, 109 độ kinh Đông ở cửa vịnh Bắc Bộ. Giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được triển khai ở vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan đang kiểm soát. Giàn khoan Nam Hải 4 sẽ đặt ở gần bờ biển Trung Quốc.
Theo Kiến Thức
Chuyên gia Nga: Ổn định khu vực sẽ bị hủy diệt nếu Việt Trung đối đầu
Andrei Vinogradov cho rằng một trong những lý do mà ông ta dự đoán điều này bởi Trung Quốc và Việt Nam từng là hai quốc gia từng có quan hệ đối tác gần gũi...
Tàu TQ dùng vòi rồng uy hiếp, tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam trong vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam
Báo mạng Wantchinatimes có trụ sở tại Đài Loan ngày 22/6/2014 đăng bài viết nêu nhận định của một chuyên gia Nga là Andrei Vinogradov - nhà nghiên cứu thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga chi nhánh Viễn Đông có trị sở tại Moscow cho biết ông ta tin rằng Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn cơ hội để giải quyết những đối đầu trong "những tranh chấp" (Trung Quốc cố tình tạo ra tranh chấp để trục lợi ở khu vực -PV) ở Biển Đông.
Andrei Vinogradov cho rằng sự ổn định tại khu vực sẽ bị hủy diệt nếu như Trung Quốc và Việt Nam không tìm gia được các giải pháp hòa bình (thực tế thì Trung Quốc mồm nói muốn đàm phán, giải quyết thông qua đối thoại nhưng khước từ thiện chí của nước khác, thậm chí còn đặt điều kiện, bắt nước khác phải công nhận "chủ quyền của TQ" rồi mới chấp nhận đàm thoại - tuyên bố không thể nào chấp nhận được -PV) trong "mâu thuẫn chủ quyền" (TQ đang hoạt động trái luật, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) tại Biển Đông kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 và biên đội hơn 100 tàu thuyền các loại vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoạt động (trái phép-PV).
Andrei Vinogradov nhận định và phỏng đoán rằng có thể Trung Quốc và Việt Nam dần dần sẽ tìm ra 1 giải pháp chung để giải quyết cái mà Andrei Vinogradov cho là "mâu thuẫn" trên Biển Đông.
Andrei Vinogradov cho rằng một trong những lý do mà ông ta dự đoán điều này bởi Trung Quốc và Việt Nam từng là hai quốc gia từng có quan hệ đối tác gần gũi về mặt kinh tế, và hơn thế Trung Quốc và Việt Nam có chung hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, theo Andrei Vinogradov, "Trung Quốc sẽ coi việc tìm ra giải pháp chung với Việt Nam là nhiệm vụ khó khăn bởi nếu sớm nhượng bộ Việt Nam sẽ kích thích Nhật Bản gia tăng áp lực đối với quần đảo Sekaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông, nơi mà Bắc Kinh đang cố gắng tranh đoạt với láng giềng Nhật Bản".
Chuyên gia Nga Andrei Vinogradov cũng nhận định rằng cả các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam đều đang phải gánh chịu áp lực của người dân về các vấn đề liên quan đến "lợi ích quốc gia" và "tình cảm yêu nước".
Trước đó, giới phân tích cũng đã nhận định rằng các tuyên bố, hành động có tính chất gây hấn, bắt nạt gần đây của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Nhật Bản, Philippines đã làm cho tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á cảnh giác, đề phòng bởi các nước trong khu vực hiểu rằng đối với Việt Nam - quốc gia có chung ý thích hệ, láng giềng hiền hòa ngay sát nách mà Bắc Kinh còn đe dọa thì chẳng mấy chốc "tàu Trung Quốc sẽ tìm đến gây chuyện" với những nước này.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc chống trọng tài là hiếu chiến, vi phạm nghiêm trọng UNCLOS Bằng cách cấm xí phần và bằng cách áp dụng tất cả các quy định trên cơ sở đồng thuận, đó là ý định của cộng đồng quốc tế xử lý mọi tranh chấp phát sinh. Học giả Philippines Harry Roque Jr. Inquirer ngày 22/6 dẫn phân tích của giới chuyên gia bình luận, việc Trung Quốc từ chối yêu cầu của Philippines...