Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan đến Philippines?
Tổng thống Philippines Benigno Aquino cảnh báo, Trung Quốc có thể lặp lại chiến thuật khai đưa giàn khoan vào vùng biển của Philippines.
Tổng thống Aquino lo ngại Trung Quốc sẽ đặt giàn khoan trong vùng biển Philippines.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times, ông Aquino nói rằng Trung Quốc đang chơi “một trò chơi nguy hiểm và chính sách ngoại giao pháo hạm”, có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Nguyên thủ Philippines cho biết, ông đã nhận được báo cáo về các vụ tàu nghiên cứu, thăm dò của Trung Quốc vào gần khu vực dầu lửa Galoc, cách bờ biển đảo Palawan khoảng 60 hải lý.
“Thông thường, những gì xảy ra với Việt Nam cuối cùng sẽ xảy ra với Philippines” – ông Aquino nói, đề cập đến cách thức Trung Quốc gây căng thẳng trong quan hệ với các nước đang có tranh chấp chủ quyền.
Từ đầu tháng 5, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng biển Việt Nam, đồng thời triển khai hơn 100 tàu thuyền các loại, trong đó có cả tàu và máy bay quân sự để bảo vệ giàn khoan.
Video đang HOT
Ông Aquino nhấn mạnh không muốn khiêu khích Trung Quốc, nhưng kêu gọi nước này tránh hành động đơn phương, vi phạm Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông, được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002. Theo nhà lãnh đạo Philippines, 10 nước thành viên ASEAN, trong đó, một số nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc cần có “một tiếng nói mạnh mẽ và rõ ràng”, về cách thức giải quyết những tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Bắc Kinh luôn tìm cách giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Đông với từng nước liên quan, trong khuôn song phương và chống lại các đề xuất quốc tế hóa, đàm phán đa phương giải quyết tranh chấp.
Tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines cho biết, Việt Nam đang cân nhắc có hành động pháp lý với Trung Quốc, giống như Philippines. Tổng thống Aquino đã thảo luận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc này và hoan nghênh Việt Nam có các hành động pháp lý để kiện Trung Quốc.
Philippines cam kết cử các chuyên gia pháp lý tư vấn cho Việt Nam về cơ chế của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc là một bên tham gia UNCLOS, song không công nhận thẩm quyền của tòa án trong các tranh chấp như thế này.
Ông Aquino bổ rung rằng, nếu chính sách nguy hiểm của Trung Quốc dẫn đến thương vong, nó sẽ khó khăn hơn cho các nhà lãnh đạo lùi bước. “Một khi sinh mạng đã mất đi, tình hình sẽ phức tạp hơn bao giờ hết” – ông Aquino nói.
Theo Laodong
Philippines, Indonesia ký thỏa thuận về phân chia vùng biển
Philippines và Indonesia ngày 23/5 đã ký một hiệp ước về biên giới trên biển, gọi đây là hình mẫu cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng trong khu vực.
Các quan chức Indonesia và Philippines trong lễ ký kết ngày 23/5.
Tổng thống Indonesia Bambang Yudhoyono cho biết thỏa thuận, kết quả của 20 năm đàm phán, đã chứng tỏ rằng các tranh cãi đang leo thang ở Biển Đông có thể được giải quyết mà không cần vũ lực.
Ông Yudhoyono đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận cùng Tổng thống Benigno Aquino tại dinh tổng thống ở thủ đô Manila.
"Đây thực sự là một hình mẫu, một ví dụ điển hình cho thấy bất kỳ tranh chấp nào, trong đó có các căng thẳng biên giới trên biển, cũng có thể được giải quyết một cách hòa bình, chứ không phải bằng sử dụng sức mạnh quân sự, vốn có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định và hòa bình trong khu vực", ông Yudhoyono nói.
Về phần mình, Tổng thống Aquino cho hay thỏa thuận giữa Indonesia và Philippines là "bằng chứng xác thực cho cam kết kiên định của chúng ta nhằm tuân thủ luật pháp và theo đuổi cách giải quyết hòa bình và hợp lý các tranh chấp hàng hải".
Bản đồ mô phỏng đường biên giới trên biển giữa hai nước.
Được ký kết bởi ngoại trưởng hai nước, thỏa thuận vạch ra biên giới các vùng đặc biệt kinh tế chồng lấn của cả 2 nước ở Biển Mindanao, Biển Celebes và Biển Philippines.
Theo luật quốc tế, vùng đặc biệt quyền kinh tế là vùng biển rông 200 hải lý tính từ đường cơ sở, nơi một quốc có quyền đánh bắt và khai khác trữ lượng dầu mỏ và khí đốt theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Tuy nhiên, những vùng này lại chồng lấn lên nhau giữa 2 Indonesia và Philippines, khiến 2 nước phải đàm phán suốt 20 năm để phân định.
Tổng thống Yudhoyono, hiện đang có mặt tại Manila trong chuyến thăm cấp nhà nước và tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á, cũng bày tỏ lo ngại về các tranh chấp đang căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông.
Ông Yudhoyono đã hối thúc Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN "trở lại tinh thần" của tuyên bố DOC năm 2002, trong đó nói rằng các nước không nên có các hành động nhằm làm gia tăng căng thẳng tại các khu vực tranh chấp.
Theo Dantri
Ukraine "tố" Tổng thống Yanukovych mang 32 tỷ USD đến Nga Văn phòng tổng công tố Ukraine tố cáo Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych và đoàn tùy tùng đã mang theo ít nhất 32 tỷ USD khi chạy trốn tới Nga hồi cuối tháng 2. Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych. "Theo thông tin điều tra gần đây, ít nhất 32 tỷ USD đã được chuyển từ Ukraine sang Nga", quyền...