Trung Quốc sẽ đóng tối đa 4 chiếc hàng không mẫu hạm
Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho biết, trong tương lai nước này có khả năng sẽ nâng số lượng tàu sân bay lên thành 4 chiếc.
Có nguồn tin cho rằng, Bắc Kinh còn có khả năng sẽ chế tạo một chiếc tàu sân bay trực thăng theo kiểu tàu đổ bộ tấn công. Đối với nhiều người Trung Quốc, đó là diễn biến tất yếu, là cột mốc đánh dấu sự giàu có và sức mạnh quốc tế của một quốc gia đã đạt đến một trình độ cao nhất.
Như vậy cũng có nghĩa là Trung Quốc có thể thực hiện được những thành tựu mà những cường quốc khác đã làm được, ví dụ như: Cất, hạ cánh tiêm kích hạm trên tàu sân bay, đưa xe tự hành Thỏ Ngọc lên mặt trăng hay có thể đưa người vào vũ trụ.
Vai trò của tàu sân bay trong chiến lược quân sự Trung Quốc
Trước đây trong một bài viết trên Tạp chí “Học giả Ngoại giao” (The Diplomat), ông Harry Kazianis đã cho biết, Trung Quốc có rất nhiều cơ sở, nền tảng để có thể thách thức địa vị chủ đạo của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, nhưng hàng không mẫu hạm lại không nằm trong số đó.
Nếu phải khiêu chiến với Mỹ, ngoài công nghệ còn cần thêm nhiều thứ khác và còn rất nhiều nhân tố cần phải cân nhắc. Ông cho rằng Trung Quốc chưa bao giờ nghĩ đến và cũng chưa từng dự định thách thức địa vị chủ đạo của Hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.
Vậy lý luận của Bắc Kinh về vai trò của hàng không mẫu hạm là gì? Căn cứ vào một trong những tài liệu có uy tín nhất là “Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc” (tuyên ngôn về chiến lược quân sự) năm 2013, chúng ta có thể thấy được những phương châm chủ đạo sau:
Thứ nhất: Việc Trung Quốc phát triển hàng không mẫu hạm sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến việc xây dựng một lực lượng Hải quân PLA lớn mạnh và duy trì bảo vệ an ninh trên biển;
Biên đội tác chiến của tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Video đang HOT
Thứ hai: Xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc hải dương là một chiến lược phát triển quốc gia quan trọng.
Thứ ba: Lợi ích hải ngoại đã trở thành một bộ phận của lợi ích quốc gia Trung Quốc, vấn đề an ninh đang ngày càng nổi cộm, có liên quan đến tuyến giao thông chiến lược trên biển, nguồn tài nguyên, năng lượng ở nước ngoài, cùng với vấn đề công dân và tư cách pháp nhân của Trung Quốc ở nước ngoài.
“Sách trắng Quốc phòng” còn chỉ rõ, tàu sân bay sẽ vô cùng hữu dụng đối với nhiệm vụ giải cứu, cứu nạn các công dân Trung Quốc ở hải ngoại, nhưng trường hợp này lại rất hiếm khi xảy ra.
Tháng 12 năm 2014, chuyên gia phân tích hàng đầu về Hải quân Trung Quốc tại Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ Ronald O”Rourke đã nhận định rằng, “Với Bắc Kinh, mặc dù tàu sân bay có tác dụng nhất định nhưng không nắm vai trò chủ đạo trong các cuộc xung đột liên quan đến Đài Loan, vì hòn đảo này đã nằm trong phạm vi tấn công của các chiến đấu cơ thuộc căn cứ mặt đất Đại Lục.
Hầu hết các nhà quan sát cho rằng, Bắc Kinh cần hàng không mẫu hạm là vì một số tác dụng khác, đồng thời có thể tượng trưng cho địa vị của Trung Quốc, với tư cách là cường quốc đứng đầu khu vực và một trong vài nước lớn chủ yếu trên thế giới.
Trung Quốc có thể chế tạo mấy tàu sân bay?
Chuyên mục Quân sự của tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin của Tạp chí “Học giả Ngoại giao” (The Diplomat) Nhật Bản ngày 10-2 cho biết, trong tương lai Trung Quốc có khả năng sẽ nâng kế hoạch chế tạo tàu sân bay của nước này lên tới số lượng 4 chiếc.
Tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc
Tuy nhiên, ông O”Rourke cho rằng, lý do chủ yếu mà Hoa Kỳ và Liên Xô cần đến tàu sân bay tàu sân bay là để vận chuyển lực lượng. Tuy Trung Quốc đang nỗ lực phát triển tàu sân bay, nhưng sự xuất hiện của công nghệ mới, nhất là công nghệ không gian và robot, sẽ ảnh hưởng đến trọng điểm dự toán tài chính của quân đội, nên rất có thể Trung Quốc sẽ hạn chế số lượng tàu sân bay là 2 chiếc, chứ không phải 4.
Đối với những thông tin đồn thổi về tàu sân bay quốc nội của Trung Quốc, chuyên gia quân sự Lý Kiệt nhận xét, truyền thông nước ngoài cho rằng đây là lần đầu tiên quan chức chính phủ chứng thực Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay là chưa chính xác, vì chỉ khi nào người phát ngôn của quân đội Trung Quốc tuyên bố thì mới được coi là xác nhận chính thức.
Ông Lý Kiệt cho biết, xét từ quy luật vận hành tác chiến của hàng không mẫu hạmn, tàu sân bay buộc phải duy trì ở số lượng nhất định, mới đảm bảo được hiệu quả tác chiến. Nếu muốn bảo vệ quyền làm chủ trên không và dưới biển theo, thì thông thường mỗi cường quốc trong khu vực cần phải có 3 chiếc tàu sân bay, hoặc ít nhất là 2 chiếc.
Cuối cùng, vị chuyên gia này cho rằng, để duy trì lợi ích viễn dương của mình, khi ứng phó với những xung đột quân sự ở mức độ trung bình trở lên, mỗi cường quốc ít nhất phải có hơn một chiếc hàng không mẫu hạm. Dù là Hoa Kỳ, khi ứng phó với xung đột khu vực ở mức độ tương đối cao, cũng sẽ phải sử dụng ít nhất là hai siêu tàu sân bay hạt nhân.
Hơn nữa so với Hoa Kỳ thì số lượng tiêm kích hạm trên tàu sân bay hạng trung của các nước khác đều tương đối ít, để ứng phó với vấn đề lợi ích hải dương, đặc biệt là vấn đề biển xa và tương đối xa, thì một chiếc chắc chắn là không đủ, ít nhất phải có từ hai chiếc hàng không mẫu hạm trở lên.
Thanh Tâm
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc chuẩn bị chế tạo tàu sân bay thứ hai
Truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này đang chuẩn bị các bước để tiến hành chế tạo tàu sân bay thứ hai.
Theo tờ Changzhou Evening News số ra ngày 31/1, công ty Shangshang Cable đã giành được gói thầu trong việc cung cấp thiết bị cho chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh (Ảnh: Eurasia)
Tờ báo trên nêu rõ: "Shangshang Cable Group, công ty số một của Trung Quốc trong lĩnh vực về đường dây cáp và đứng thứ 10 trên thế giới, đã giành được gói thầu cung cấp thiết bị cho tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc và sẽ thay thế các công ty nước ngoài trong việc cung cấp các thiết bị liên quan cho các mẫu tàu khu trục và tàu ngầm trong thời gian tới".
Thông tin nêu trên được coi là lời xác nhận chính thức đầu tiên về việc Hải quân Trung Quốc đang chuẩn bị các bước chế tạo tàu sân bay tiếp theo sau tàu Liêu Ninh.
Ông Li Jie, chuyên gia về hải quân, trả lời trên tờ Thời báo Hoàn cầu cho rằng cần có thêm xác nhận từ phía quân đội để thông tin nêu trên trở thành "chính thức".
Tuy nhiên, ông Li Jie cho rằng động thái gỡ bài về thông tin công ty Shangshang Capble Group giành được gói thầu của tờ Changzhou Evening News và trên mạng xã hội Sina Weibo đang tạo ra những nghi ngờ.
Hiện các cơ quan có trách nhiệm của Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào.
Ông Li cho rằng thông tin nêu trên không có gì là bất ngờ vì một cường quốc như Trung Quốc cần nhiều tàu sân bay trong thời gian tới.
"Một cường quốc trong khu vực cần 3 tàu sân bay, hoặc ít nhất là hai, để duy trì kiểm soát trên biển và trên không", ông Li nhận xét thêm.
Trước đây, ông Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, từng khẳng định rằng Liêu Ninh không phải là chiếc tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc.
Ông này từng tuyên bố hồi năm 2013: "Nhằm đáp lại những vấn đề hiện nay, đặc biệt là các vấn đề trên biển, một chiếc tàu sân bay là không đủ".
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Tàu "điệp viên" Mỹ giám sát Trung Quốc suốt thời gian qua - Tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin, Mỹ đã bí mật giám sát tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ngoài khơi bờ biển Trung Quốc trong nhiều năm qua. Theo bài báo, tàu và máy bay của Mỹ có mặt liên tục gần vùng biển Trung Quốc. Tháng 12 năm ngoái, một tàu đổ bộ của Trung Quốc đã phát hiện chiếc...