Trung Quốc sẽ điều chỉnh chiến lược ‘không COVID-19′ vì biến thể Delta?
Sun Bin – chủ quán mỳ ở Vũ Hán – từng nghĩ rằng điều tồi tệ nhất từ đại dịch COVID-19 đã qua đi khi quán ăn được phép mở cửa trở lại vào mùa xuân 2020.
11 triệu dân tại Vũ Hán được lấy mẫu xét nghiệm sau khi phát hiện một số ca mắc mới liên quan đến biến thể Delta. Ảnh: AFP
Đó là thời điểm Vũ Hán vừa thoát khỏi lệnh đóng cửa kéo dài 76 ngày. Một năm sau, thành phố ở miền trung Trung Quốc này trở lại nhịp sống như bình thường. Người đàn ông 35 tuổi này thậm chí còn đưa gia đình đi nghỉ ở Huanggang gần đó.
Nhưng đến ngày 3/8, tình hình thay đổi hẳn: Vũ Hán ghi nhận ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, khởi phát từ một công nhân xây dựng di cư. Còn trên cả Trung Quốc, dịch bệnh cũng tràn tới nhiều tỉnh, thành phố, với sự xuất hiện của biến thể Delta có mức lây nhiễm mạnh. Giống như các đợt dịch trước đó, chính quyền thực thi một loạt các biện pháp hạn chế di chuyển và đóng cửa có chọn lọc. Nhưng dường như trừng đó là chưa đủ, số ca nhiễm mới tiếp tục tăng.
Đầu mùa hè này, dường như dịch bệnh nằm trong tầm khống chế. Đó là thời điểm Trung Quốc đã tiêm phòng được hơn một tỉ liều vaccine, nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới. Dường như Trung Quốc đang trên đường hướng tới ngưỡng miễn dịch cộng đồng.
Một vài ổ dịch lẻ tẻ nhanh chóng được dập tắt, khi chính quyền thực thi đóng cửa chọn lọc, xét nghiệm diện rộng và đẩy mạnh tiêm chủng. Bắc Kinh cũng duy trì kiểm soát chặt chẽ biên giới, người nhập cảnh bắt buộc phải cách ly tập trung 14 ngày, với nhiều lần xét nghiệm COVID-19.
Chiến dịch tiêm chủng tại Trung Quốc dựa vào ba loại vaccine nội địa là Sinovac, Sinopharm và CanSino . Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Thế nhưng ổ dịch ở sân bay quốc tế Nam Kinh liên quan đến một chuyến bay từ Nga đã khiến tình hình thay đổi. Từ chùm ca bệnh này, biến thể Delta đã lây ra 15 trên tổng số 31 tỉnh tại Trung Quốc. Riêng trong ngày 5/8, Trung Quốc ghi nhận 124 ca, trong đó có 80 ca lây nhiễm cộng đồng, 44 ca nhập cảnh.
Đợt dịch mới này đặt ra câu hỏi liệu Bắc Kinh có phải thay đổi cách thức chống dịch “không ca nhiễm COVID-19″ sang sống chung với virus. Lây nhiễm xuất hiện tại thời điểm Trung Quốc đã tiêm chủng được cho 61% dân số. Giới chức chính quyền tái khẳng định vai trò quan trọng của vaccine, đồng thời nhấn mạnh kết hợp vaccine các biện pháp phòng dịch khác như đeo vệ sinh, sát khuẩn, vệ sinh cá nhân. Cho đến nay, Trung Quốc sử dụng ba loại vacine nội địa cho chiến dịch tiêm chủng, gồm Sinovac, Sinopharm và CanSino.
Giáo sư Nicholas Thomas, chuyên gia về an ninh y tế Đại học City Hong Kong cho rằng Trung Quốc vẫn cần mở cửa biên giới để kết nối với kinh tế toàn cầu, nếu không sẽ bị các nước chọn cách tiếp cận “sống chung với COVID-19″ vượt lên. Tuy nhiên, với một đất nước luôn tự hào nằm trong số ít các nước kiểm soát thành công COVID-19 cùng với chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn nhất thế giới, sẽ rất khó để chính phủ Trung Quốc sớm dịch chuyển chiến lược “nhổ tận gốc” dịch bệnh sang sống chung với virus.
Tờ thời báo Hoàn cầu mới đây đăng tải bài xã luận chỉ trích mô hình tái mở cửa ồ ạt theo kiểu Anh, cho rằng biện pháp đó sẽ gây ra những tổn thất xã hội vượt ngoài dự đoán. Tuy nhiên, chính chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc Zhang Wenhong thừa nhận rằng đợt dịch mới nhất này một lần nữa cho thấy thực tế virus sẽ không mất đi. “Dù muốn hay không, sẽ luôn xuất hiện nguy cơ ở phía trước. Một trong những việc chính phủ cần làm là đưa nhịp sống trở lại bình thường, đồng thời bảo vệ người dân trước mối lo sợ virus”, ông Zhang nêu quan điểm.
Một người dân trình mã y tế cá nhân để được qua lại tại một khu vực ở thủ đô Bắc Kinh hôm 4/8. Ảnh: EPA
Theo giáo sư Nancy Jecker tại Đại học Y khoa Washington, thế giới suy cho cùng có hai trường phái: Những nước theo đuổi chiến lược “không COVID-19″ và nhóm còn lại chọn cách trung hòa nguy cơ, chuyển sang sống chung với virus.
“Nhưng đến một lúc nào đó chúng ta có thể cũng không có quyền lựa chọn, buộc phải chấp nhận giai đoạn hậu đại dịch mà ở đó số ca tử vong vì COVID-19 giảm, nhưng virus vẫn có thể xuất hiện theo năm, như dịch cúm mùa. Nếu đó là thực tế, Trung Quốc sẽ phải học cách sống chung”, chuyên gia này chia sẻ.
Trong trường hợp của ông Sun, chủ cửa hàng mỳ, virus đơn giản chỉ là điều gì đó ông muốn bỏ lại phía sau. Bởi các doanh nghiệp đã rất nỗ lực nhằm tuân thủ các quy định, nhưng chỉ với vài ca mắc, cả nước giờ lại đứng trước nguy cơ. “Tôi không muốn lịch sử lặp lại, nó quá đau đớn”, ông Sun nói.
Vaccine của Sinopharm - một nguồn cung hiệu quả cho cuộc chiến chống COVID-19
Trong số 6 loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp, vaccine bất hoạt của Sinopharm, do Viện Sản phẩm sinh học Bắc Kinh, công ty con của Tập đoàn Biotec quốc gia Trung Quốc (CNBG) sản xuất, đang là một trong những nguồn cung quan trọng.
Trong bối cảnh số ca lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 gia tăng trở lại với sự xuất hiện của biến thể Delta, có nguy cơ phá hỏng những nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh trên thế giới, việc tiêm chủng vaccine vẫn được xem là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như giảm tải cho hệ thống y tế đang có nguy cơ sụp đổ tại một số quốc gia.
Vaccine ngừa COVID-19 của Sinopharm, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong số 6 loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp, vaccine bất hoạt của Sinopharm, do Viện Sản phẩm sinh học Bắc Kinh, công ty con của Tập đoàn Biotec quốc gia Trung Quốc (CNBG) sản xuất, đang là một trong những nguồn cung quan trọng.
Tháng 5 vừa qua, WHO đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine bất hoạt của Sinopharm. Với bổ sung này, nguồn cung đối với sinh phẩm y tế có tác dụng ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh trên thế giới đã phần nào được giải tỏa, tâm lý "kén chọn" vaccine cũng không còn quá nặng nề.
Theo thống kê, trong số 6 loại vaccine của các hãng gồm Pfizer/BioNTech, Johnson & Johnson, Moderna, AstraZeneca, Sinopharm và một phiên bản của vaccine AstraZeneca do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất, được WHO cấp phép đến nay, mức độ an toàn và tác dụng bảo vệ đều được khẳng định đạt hiệu quả từ gần 70-95%. Với quyết định của WHO, vacine của Sinopharm trở thành sinh phẩm đầu tiên sử dụng công nghệ virus bất hoạt được cấp phép sử dụng khẩn cấp. Trước đó, WHO mới thông qua những vaccine sử dụng công nghệ mRNA như Pfizer/BioNTech và Moderna; công nghệ virus vetor như Johnson & Johnson và AstraZeneca.
Việc phê chuẩn vaccine Sinopharm được WHO đưa ra sau khi nhận được đánh giá tích cực về chất lượng, độ an toàn, hiệu quả của nhiều cố vấn, chuyên gia độc lập và đội ngũ chuyên môn của WHO. Những thử nghiệm giai đoạn 3 quy mô lớn ở nhiều quốc gia, với vaccine sử công nghệ virus bất hoạt truyền thống cho thấy hiệu quả không kém so với các vaccine sử dụng công nghệ tiên tiến hơn. Theo đó, nếu tiêm đủ 2 mũi vaccine Sinopharm cách nhau 3-4 tuần, hiệu quả ngăn chặn nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 có triệu chứng là 79%, giảm xuống còn 73,5% với các trường hợp không có triệu chứng. Tác dụng cũng được phát huy tối đa 14 ngày sau khi tiêm mũi thứ 2. Hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa các ca nhiễm phải nhập viện là 79%. Ngoài ra, một lợi thế không thể phủ nhận của Sinopharm nữa là được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C, với thời hạn sử dụng 2 năm, điều kiện bảo quản này giúp cho việc vận chuyển dễ dàng qua đó giảm chi phí vận chuyển và lưu kho, tăng khả năng tiếp cận của vaccine trên toàn thế giới.
Đặc biệt vaccine bất hoạt đầu tiên được WHO thông qua hiện được giới chức y tế nhiều nước khẳng định vẫn có hiệu quả với biến thể Delta, đang chiếm phần lớn số ca lây nhiễm trên thế giới. Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc Phùng Tử Kiện cho hay: "Các phát hiện mới nhất cho thấy biến thể Delta có thể phần nào giảm hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19, nhưng các mũi tiêm hiện tại vẫn có tác dụng phòng ngừa và bảo vệ tốt đối với chủng này."
Trong thử nghiệm lâm sàng mới nhất tại Sri Lanka, các nhà nghiên cứu hàng đầu nước này cho biết vaccine của hãng Sinopharm có hiệu quả cao chống biến thể Delta. Theo đó, phản ứng kháng thể từ vaccine với Delta tương tự mức kháng thể của người từng mắc COVID-19.
Cho đến nay hàng trăm triệu liều vacicne đã được phân phối đến các quốc gia đang thiếu vaccine thông qua chương trình COVAX, cơ chế chia sẻ vaccine cho nhóm các nước có thu nhập thấp do WHO khởi xướng và hỗ trợ triển khai. Với hơn 1.500 công ty con và hơn 200.000 nhân viên trải rộng khắp toàn cầu, Sinopharm đã đưa vaccine của mình tới 64 quốc gia và vùng lãnh thổ, với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng. Không những thế, Sinopharm còn đóng góp chính cho nguồn vaccine tài trợ của Trung Quốc thông qua cơ chế COVAX. Theo thống kê của Liên minh vaccine toàn cầu (GAVI), Sinopharm sẽ cung cấp 170 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 thông qua cơ chế chia sẻ của WHO cho đến giữa năm 2022.
Tại châu Phi, khu vực đang có tỷ lệ tiêm thấp nhất thế giới, vaccine của Sinopharm đang là nguồn cung chính để giúp "Lục địa Đen" giảm số ca lây nhiễm và tử vong đang tiếp tục gia tăng trong những tuần qua. Theo Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Phi Matshidiso Moeti, gần 4 triệu liều vaccine của Sinopharm đã tới châu Phi vào trung tuần tháng 7 cùng với một số nguồn cung khác đáp ứng mục tiêu tiêm chủng cho 30% dân số châu Phi vào cuối năm nay. Trong số 110 triệu liều vaccine mà COVAX đã ký với các hãng dược phẩm của Trung quốc, phần lớn dành cho các nước có thu nhập thấp tại châu Phi.
Tại khu vực Đông Nam Á, làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp đang tấn công nhiều quốc gia khi biến thể Delta tiếp tục lây lan mạnh mẽ, khiến số ca mắc và số ca tử vong tăng cao kỷ lục. Trước tình trạng này, các nước Đông Nam Á đang phải tìm cách đa dạng nguồn cung để nâng tỷ lệ bao phủ vaccine. Ngoài các nguồn cung từ Mỹ và châu Âu, vaccine của Sinopharm đang là sự lựa chọn cần thiết. Theo Bộ Doanh nghiệp nhà nước Indonesia, quốc gia này đã tiếp nhận 6 lô vaccine của công ty Sinopharm, với tổng số 6 triệu liều tính đến cuối tháng 7/2021. Các lô hàng trên nằm trong hợp đồng mua 15 triệu liều vaccine được công ty dược phẩm quốc doanh Kimia Farma ký với hãng Sinopharm phục vụ cho chương trình tiêm chủng Gotong Royong (Hợp tác Cùng nhau) tại nước này.
Ngoài Indonesia, các nước khác trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Philippines và Singapore cũng đang sử dụng vaccine của Sinopharm theo kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung.
Tại Việt Nam, vaccine của Sinopharm đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đến nay đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021.
Ông Dương Hiểu Minh, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc, một chi nhánh của Sinopharm, giải thích rằng không có vaccine COVID-19 nào trên thế giới có thể đảm bảo 100% khả năng chống nhiễm bệnh. Tuy nhiên, với tiêu chí ngăn ngừa tử vong và tình trạng bệnh nghiêm trọng, giảm số ca lây nhiễm trong cộng đồng, vaccine của Sinopharm, một trong số những vaccine bất hoạt được tiêm cho 1,7 tỷ người dân Trung Quốc đã chứng minh được tính hiệu quả và an toàn.
Trung Quốc: Ngăn chặn đà lây lan biến thể Delta bằng vaccine và các biện pháp kết hợp Trả lời họp báo tại Bắc Kinh về tình hình dịch bệnh trong nước, đại diện của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) khẳng định vaccine phòng COVID-19 mà người dân tại quốc gia này đã được tiêm đang phát huy hiệu quả bảo vệ và ngăn chặn tốt trước biến thể Delta của virus SARS-CoV-2. Nhân viên y tế...