Trung Quốc sẽ ‘cưng chiều’ Indonesia, Malaysia nhằm tạo các chốt cuối trên Biển Đông?
Ngày hôm nay (2/10), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức Indonesia, Malaysia. Bước di chuyển này đang được dự đoán là nhằm rải các lợi ích và “nắm chặt tay” hai thành viên ASEAN không tranh chấp trực tiếp trên Biển Đông với Trung Quốc và có vai trò lớn trong nền kinh tế khu vực.
Ảnh minh họa
Đây chính là chuyến thăm các quốc gia Đông Nam Á đầu tiên của ông Tập Cận Bình trên cương vị nguyên thủ Trung Quốc và là chuyến công du nước ngoài lần thứ 4 kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 3 vừa qua.
Theo khẳng định của Đại sứ Indonesia tại Trung Quốc Imron Cotan, hai bên sẽ tập trung về việc thúc đẩy quan hệ song phương vốn đã trở nên vững chắc hơn sau khi ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược hồi tháng 4/2005. Cho tới nay, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia với kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng mạnh từ 26,6 tỷ USD năm 2009 lên 66,6 tỷ USD năm 2012, dự kiến tăng lên 80 tỷ USD vào năm 2015. Trung Quốc cũng đang mạnh tay bơm tiền để đầu tư vào thị trường Indonesia, với mức 2,2 tỷ USD trong năm 2012, nhằm gia tăng sức ảnh hưởng và ràng buộc về kinh tế đối với chính quyền Jakarta.
Tại khu vực ASEAN, Indonesia là thị trường mới nổi và là thành viên G20 duy nhất. Chính vì thế, ông Imron Cotan cho rằng: thắt chặt quan hệ với Indonesia chính là tăng cường sức ảnh hưởng tới cả khu vực. Hơn thế nữa, Đại sứ Imron Cotan tiết lộ hai bên sẽ còn tăng cường hợp tác, không chỉ trên đất liền mà còn tập trung vào các lĩnh vực trên biển. Trong khi đó, tờ Jakarta Post nhận định vấn đề Biển Đông sẽ là một trong những nội dung được đề cập tới trong các buổi họp cấp cao. Do vậy, khi COC – Bộ quy tắc được cho là có thể kiềm chế Trung Quốc – thực chất lại bị chính Bắc Kinh kiềm chế tiến độ bằng các hoạt động phân hóa nội bộ ASEAN.
Đối với Malaysia, Trung Quốc đã 4 năm liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Trong 7 tháng đầu năm 2013, kim ngạch thương mại song phương đã tăng 14,9%, đạt mức 59,72 tỷ USD. Quan hệ đôi bên cũng đang ngày càng tiến triển và được hệ thống truyền thông nhiều tông của Trung Quốc hết lời tung hô. Trong đó, Nhân dân Nhật báo ngày 30/9 nhanh chóng có bài kêu gọi Bắc Kinh cần thắt chặt quan hệ hơn nữa với Kuala Lumpur. Tân Hoa xã ngày 1/10 còn đăng tải hẳn một bài phỏng vấn Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia – Sài Tỉ cho rằng mối thâm giao giữa hai quốc gia đang “phát triển nhanh chóng, toàn diện và ổn định”. Ông Sài nhấn mạnh Malaysia là thành viên ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và ca ngợi hai nước có chung quan điểm trong các vấn đề của khu vực.
Malaysia từng đưa ra tuyên bố không phản đối sự hiện diện của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Bloomberg
Mặt khác, Bắc Kinh đang duy trì các yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông và thường xuyên triển khai các hoạt động uy hiếp nhằm ép buộc các nước nhỏ vào ngõ hẹp là ngồi vào bàn đàm phán song phương cho một vấn đề đa phương. Tờ Chicago Tribune ngày 30/9 đánh giá rằng hành lang pháp lý trên Biển Đông đang bị phá vỡ nghiêm trọng khi trước đó phía Philippines đã đưa ra hàng loạt các cáo buộc cùng chứng cứ rõ ràng cho thấy Bắc Kinh đã vi phạm DOC nghiêm trọng nhất từ năm 2002.
Bên cạnh đó, việc chọn Malaysia ngay trong chuyến đi Đông Nam Á đầu tiên cũng cho thấy mối quan tâm và sự ưu ái tới quốc gia này của ông Tập Cận Bình. Trước sự kiện này không lâu, phía Malaysia đã có những tuyên bố bất ngờ khi không phản đối sự hiện diện của Bắc Kinh trên Biển Đông, cũng như ngỏ ý muốn cùng Trung Quốc “khai thác” khu vực, khiến những quan ngại về hình ảnh chòng chành của ASEAN càng được tô đậm.
Cũng phải nhắc lại rằng, trước sự kiện này, Trung Quốc đã liên tiếp gia cường quan hệ với cả các thành viên khác của ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan,… bằng các hứa hẹn đầu tư kinh tế và hỗ trợ ở các lĩnh vực khác.
Video đang HOT
Điều đó cho thấy ASEAN đang tiếp tục vừa phải đối mặt giữa mật ngọt cám dỗ của các cường quốc tìm kiếm lợi ích vừa phải tìm ra tiếng nói thống nhất để ổn định hòa bình trên Biển Đông. Theo bình luận của Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, công cuộc “xếp sắp” ASEAN sẽ còn được chính quyền Bắc Kinh chú trọng và vì thế Biển Đông sẽ còn gặp nhiều sóng gió trong tương lai.
Theo Songmoi
Những ngày bận rộn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Pháp
Trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp kéo dài 3 ngày, Thủ tướng nước ta Nguyễn Tấn Dũng đã có một loạt cuộc gặp gỡ và hội đàm với giới chức nước chủ nhà.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân cùng phái đoàn cấp cao Việt Nam đến sân bay quốc tế Orly Paris tối 23/9 giờ địa phương, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp kéo dài 3 ngày từ 23-26/9. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc/Chinhphu.vn)
Lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Thủ đô Paris ngày 24/9. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc/Chinhphu.vn)
Thủ tướng và Đoàn cấp cao Việt Nam đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại công viên Montreau, thành phố Montreuil hôm 24/9. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc/Chinhphu.vn)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cắt băng khai trương trụ sở mới Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp ngày 24/9. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc/Chinhphu.vn)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Pierre Laurent, chiều 24/9. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc/Chinhphu.vn)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp chiều ngày 24/9 (người ngồi bên phải là Tổng Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp Thierry de Montbrial). (Ảnh: VGP/Nhật Bắc/Chinhphu.vn)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault đã có cuộc hội đàm hôm 25/9. (Ảnh: AFP)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng cấp Pháp Jean-Marc Ayrault. (Ảnh: AFP)
Hai Thủ tướng ký Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp ngày 25/9. (Ảnh: AFP)
Hai Thủ tướng cũng chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước. (Ảnh: AFP)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Đối thoại với các doanh nghiệp hàng đầu của Pháp, ngày 25/9. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc/Chinhphu.vn)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp Jean- Pierre Bel, ngày 25/9. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc/Chinhphu.vn)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay Tổng thống Pháp Francois Hollande bên ngoài điện Elysee ở thủ đô Paris ngày 25/9. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Hollande mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào điện Elysee để tiến hành hội kiến. (Ảnh: AFP)
Cuộc hội kiến diễn ra tại điện Elysee. (Ảnh AFP)
Ngày 26/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Pháp và rời Pháp tới Mỹ tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68. (Ảnh AFP)
An Bình
Theo Dantri
Việt-Mỹ đã tới lúc cần xác lập khuôn khổ quan hệ mới Nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ tiến hành chuyến thăm chính thức Mỹ từ ngày 24-26/7/2013. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường đã trả lời phỏng vấn về chuyến thăm cũng như về quan hệ Việt -Mỹ. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Phu nhân đón...