Trung Quốc sẽ còn bành trướng tới đâu trên Biển Đông?
Từ các trạm radar cho tới triển khai chiến đấu cơ và giờ là tên lửa đất đối không, việc Trung Quốc đang mở rộng các cơ sở ở quần đảo Hoàng Sa là dấu hiệu cho thấy kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự lâu dài của Bắc Kinh tại lãnh thổ tranh chấp trên
Các nhà ngoại giao và các chuyên gia an ninh quốc tế khi nhận định về chiến lược quân sự của Bắc Kinh đều cho rằng những hành động triển khai vũ khí và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở Hoàng Sa sẽ là tiền đề để Trung Quốc tiếp tục sự bành trướng xuống Trường Sa, cách đó hơn 500 km về phía Nam.
Thời gian gần đây, các cụm đảo tranh chấp này thường xuyên là nơi diễn ra các hoạt động tuần tra hàng hải và giám sát của các chiến đấu cơ cũng như một số hoạt động dân sự khác. Viện cớ này, Bắc Kinh càng cố gắng thúc đẩy việc hình thành khu vực phòng không hiệu quả ở Biển Đông, tương tự với khu vực mà Trung Quốc tạo ra ở biển Hoa Đông hồi cuối năm 2013.
Hôm 18/2, các quan chức Trung Quốc khẳng định có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa đất đối không tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, đồng thời chỉ trích hành động này đi ngược lại cam kết của Bắc Kinh là không quân sự hóa Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh chứng minh Trung Quốc đưa tên lửa ra đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa. Nguồn: ISI
Bắc Kinh “ngụy biện” bằng tuyên bố rằng nước này chỉ “xây dựng các cơ sở quốc phòng có giới hạn” trên phần lãnh thổ của mình và chối bỏ những bài báo về việc triển khai tên lửa khi coi đó là “trò lừa” của truyền thông phương Tây.
Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, cho biết ông tin rằng những loại vũ khí tương tự có thể đã được triển khai đến các đảo đá mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Trường Sa từ hai năm trở lại đây.
Bonnie Glaser, một nhà phân tích quân sự tại Trung tâm nghiên cứ quốc tế và an ninh ở Washington, nhận định việc xây dựng ở Hoàng Sa giống như là “điềm báo trước” cho các hoạt động triển khai quân sự tương tự ở Trường Sa.
Hành động của Trung Quốc ở Hoàng Sa gần đây không phải là điều gì mới mẻ, thực tế Bắc Kinh đã bắt đầu tuyên bố một cách vô lý về chủ quyền tại 7 rạn san hô ở Trường Sa từ ba năm trước. Bắc Kinh đã triển khai các chiến đấu cơ trang bị vũ trang tới đường băng mở rộng trên đảo Phú Lâm từ tháng 11/2015 và nâng cấp các khu nhà để máy bay.
Video đang HOT
Các nhà phân tích Trung Quốc cũng khẳng định các cơ sở đánh bắt cá và bảo vệ bờ biển cũng được nước này xây dựng, bên cạnh đó là các kho chứa nhiên liệu và nhà ở cho hơn 1.000 người dân có thể sinh sống ở nơi mà Bắc Kinh ngang nhiên gọi là “thành phố Tam Sa” từ năm 2012 (đơn vị hành chính bất hợp pháp mà Trung Quốc tự dựng lên).
Các trạm radar cùng trang thiết bị giám sát điện tử cũng được cải tiến và các nhà phân tích cho rằng Hoàng Sa đóng một vai trò cốt yếu trong việc bảo vệ các hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc ở đảo Hải Nam, cách đó 200 km về phía Bắc.
Theo các chuyên gia quân sự, việc xây dựng các cơ sở tương tự ở Trường Sa có thể giúp Trung Quốc hiện diện sâu hơn ở khu vực trung tâm hàng hải Đông Nam Á. Những tuyến đường “huyết mạch” này có thể mang lại lợi nhuận về kinh tế lên đến 5 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Tham vọng ở Trường Sa
Các quan chức Trung Quốc liên tục nhắc lại các hoạt động mà họ cho là “hành động dân sự phát triển một cách tự nhiên” ở Trường Sa, bao gồm lắp đặt hải đăng, các cơ sở tìm kiếm, cứu nạn và các trạm nghiên cứu môi trường.
Hình ảnh cho thấy Trung Quốc xây các trạm radar ở đá Châu Viên, thuộc quần đảo Trường Sa. Nguồn: CSIS
Ba đường băng cũng đã được hoàn thành và tháng trước, Bắc Kinh tuyên bố thử nghiệm thành công đường băng dân sự dài 3.000 m ở đá Chữ Thập. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng những chuyến bay quân sự đầu tiên tới Trường Sa có thể diễn ra trong một vài tháng tới.
Wu Shicun, người đứng đầu Viện nghiên cứu Biển Đông quốc gia Trung Quốc, cho rằng các bài học từ hoạt động ở Hoàng Sa có thể được rút kinh nghiệm đối với Trường Sa, đặc biệt là vấn đề làm thế nào để cung cấp nước sạch và loại bỏ rác thải.
Yanmei Xie, nhà phân tích an ninh đến từ Nhóm chuyên gia khủng hoảng quốc tế, nhận định, Bắc Kinh có thể tận dụng các cơ sở với hai mục đích, ví dụ như radar và đường băng, trên quần đảo Trường Sa tuy nhiên nước này vẫn chưa dám ngang nhiên triển khai các thiết bị quân sự đến đây. “Quần đảo Trường Sa phức tạp hơn bởi nó liên quan đến nhiều quốc gia hơn. Nó có thể khiến Trung Quốc phải trả giá đắt hơn cả về ngoại giao lẫn địa chính trị nếu bất chấp dấn thân vào cuộc tranh chấp vô lý này”, bà phân tích.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
Theo Infonet
Biển Đông: Cần tiếng nói ngoại giao chung, mạnh mẽ hơn
Các nước có lợi ích tại Biển Đông cần đưa ra những phản ứng ngoại giao chung và mạnh mẽ hơn với Trung Quốc, nếu không muốn mất khả năng hoạt động trong khu vực này.
Trung Quốc xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng tại đảo Phú Lâm. (Nguồn: Stratfor.com)
Peter Jennings, Giám đốc điều hành của Viện Chính sách Chiến lược Australia đã nhận định như trên trong bài viết đăng trên The Australian Financial Review ngày 21/2.
Động thái bất chấp
Việc Trung Quốc bất ngờ triển khai tên lửa tới đảo Phú Lâm ở Biển Đông đã hâm nóng bầu không khí trong khu vực và khiến cộng đồng quốc tế lo ngai.
Trước hết, động thái trên cho thấy ưu tiên của Bắc Kinh hiện tại là củng cố quyền kiểm soát tại khu vực bất chấp những phản ứng chính trị và ngoại giao của các nước khác. Rõ ràng, các cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Washington vào tháng 9/2015 với nội dung không quân sự hóa khu vực chỉ một chiến thuật trì hoãn chứ không phải là một lời hứa nghiêm túc.
Phương pháp tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là dù vẫn quan tâm tới các vùng biển tranh chấp nhưng luôn hy vọng điều này không làm tổn hại tới quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Đây có lẽ là một sai lầm bởi Trung Quốc đang lợi dụng sự dè dặt của Mỹ để có cơ hội khẳng định quyền kiểm soát ở khu vực. Tuy nhiên, gần đây, Chính quyền cua Tổng thống Obama có xu hướng cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề này.
Lo ngai tiếp theo chính là tác động quân sự. Tên lửa đất đối không HQ-9 mà Trung Quốc mang tới đảo Phú Lâm là một một vũ khí tinh vi với phạm vi hoạt động 200km. Chúng ta đã từng chứng kiến Nga triển khai tên lửa Buk vào Ukraine và tên lửa này đã bắn rơi máy bay dân sự MH-17 của Malaysia. Những loại tên lửa này đều là loại công nghệ có thể làm thay đổi tính toán của các nước muốn khẳng định quyền bay qua khu vực.
Việc Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và Thủ tướng New Zealand John Key ngày 19/2 kêu gọi các bên kiềm chế và làm dịu căng thẳng là hợp lý. Nhưng trên thực tế, vấn đề Biển Đông đã chuyên từ tranh chấp thành khủng hoảng, do vậy, cần phải có những biện pháp giải quyết mạnh mẽ hơn nữa.
Cần các biện pháp ngoại giao cứng rắn
Một số nhà bình luận Australia đưa ra phương án giải quyết đơn giản là cộng đồng quốc tế chấp nhận sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, đây là kịch bản hết sức nguy hiểm, đánh dấu sự đảo chiều trong chính sách tái cân bằng của Mỹ sang châu Á và khiên cho các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc co cảm giác bị cô lập khi phải đối mặt với sức mạnh quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc.
Cách tiếp cận tốt hơn để giải quyết tranh chấp Biển Đông có lẽ là Mỹ và các nước trong khu vực tăng cường phối hợp để đối phó với Trung Quốc. Các nước cũng cần đưa ra những phản ứng ngoại giao chung và mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh. Không chỉ có Mỹ, một số nước khác trong khu vực cũng nên thực hiện bay tuần tra và các hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông.
Các nước cũng nên yêu cầu Trung Quốc rút các tên lửa khỏi đảo Phú Lâm và đề nghị tất cả các bên kiềm chế việc triển khai hệ thống tên lửa trên các vùng lãnh thổ đang tranh chấp trong khu vực. Nếu Bắc Kinh từ chối yêu cầu thì chính nước này đi ngược lại với những tuyên bố của họ về việc không quân sự hóa các đảo.
Bên cạnh đó, các nước nên cảnh báo và chống lại bât ky y đinh nao cua Trung Quôc nhăm tuyên bố Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ơ một phần hoặc toàn bộ Biển Đông. Tuyên bố ADIZ có thể là bước tiếp theo của Bắc Kinh trong việc khẳng định quyền kiểm soát chủ quyền của mình ở khu vực.
Cuối cùng, các nước tuyên bố có lợi ích chiến lược trong việc tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nổi bật nhất là Australia và Nhật Bản, cần phải chứng minh sự quan tâm thực sự của mình bằng cách tăng cường thực hiện các hoạt động thể hiện quyền tự do hàng hải trong khu vực này.
Như vậy, chúng ta đang đứng trước hai lựa chọn: có thể thực hiện quyền hợp pháp theo luật quốc tế, hoặc có thể mất khả năng hoạt động trong khu vực Biển Đông bằng cách mặc nhận sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Theo Hằng Phạm /Financial Review
Thế giới và Việt Nam
Đô đốc Mỹ: TQ quân sự hoá Biển Đông, muốn thống trị Đông Á Phát biểu trước Uỷ ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định 'Trung Quốc rõ ràng đang quân sự hoá Biển Đông'. Tại buổi điều trần, Đô đốc Harris khẳng định những hành động liên tiếp gần đây của Trung Quốc như đưa tên lửa đất đối không ra...