Trung Quốc sẽ coi thường Mỹ, tiếp tục bành trướng ở Biển Đông?
Bài viết phân tích hành động cứng rắn của Mỹ có thể sẽ được đáp lại bằng hành động cứng rắn hơn và bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu tuần tra Hayato Nhật Bản tặng cho Việt Nam là tiên tiến nhấtLực lượng Phòng vệ Nhật mở rộng phạm vi hoạt động tới Biên Đông, châu PhiHạm đội Nam Hải Trung Quốc chính thức biên chế tàu khu trục Trường Sa
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 23 tháng 8 đưa tin, nhà nghiên cứu Ashley Townshend thuộc chương trình “Đồng minh 21″ của Trung tâm nghiên cứu Mỹ, Đại học Sydney vừa có bài viết trên tờ “Thời đại”.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Bài viết cho rằng, ngay cang nhiêu quan chức va nhà phân tích đang thuc giuc chính quyền Obama áp dụng hành động cứng rắn hơn đối với chiến lược “lặng lẽ làm thay đổi” Biển Đông của Bắc Kinh.
Theo bài viết, ngày càng nhiều người hy vọng Washington phê chuẩn “Hành động tự do hàng hải”. Điều này sẽ cho phép tàu chiến và máy bay Mỹ triển khai ở phạm vi 12 dặm Anh của đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp).
Những người khác đang kêu gọi Washington thông qua ủng hộ cac nươc Đông Nam A thành lập liên minh, xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông mà không có sự tham gia của Bắc Kinh, gây sức ép với Trung Quốc.
Hành động này có thể là sự đáp trả hợp lý đối với “Trường Thành đất cát” do Trung Quốc xây dựng nhanh chóng (một cách bất hợp pháp). Quả thực, đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng rất nhanh sẽ có thể hỗ trợ cho các hành động quân sự, giúp cho Bắc Kinh có thể mở rộng cái vòi của họ xuống tuyến đường vận chuyển quốc tế quan trọng Biển Đông.
Sát thủ săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ
Nhưng, theo bài báo, chính sách cứng rắn của Mỹ sẽ không làm cho Trung Quốc nhượng bộ, trên thực tế có thể gây thiệt hại cho vị thế chiến lược của Washington.
Về lý thuyết, hành động tư do hang hai do Hai quân My áp dụng se cho thấy, Washington thực sự nghiêm túc trong việc ngăn chặn Bắc Kinh lợi dụng các “đảo mới” để hạn chế hành động quân sự của nước ngoài.
Video đang HOT
Các nhà hoạch định quốc phòng Mỹ còn hy vọng, phô diễn lực lượng mạnh sẽ ngăn cản Trung Quốc tiếp tục tiến hành quân sự hóa (bất hợp pháp) những đảo này.
Theo bài viết, điều không may là, cách làm này rất có thể sẽ phản tác dụng. Bởi vì, việc làm này sẽ bị Bắc Kinh coi là một loại khiêu khích quân sự, trong khi đó, Washington lại không co y đinh áp dụng loại khiêu khích này.
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ
Trung Quốc se hầu như chắc chắn thông qua nói Mỹ phô trương thanh thế để đáp lại. Bắc Kinh sẽ có khả năng gia tăng lợi dụng cảnh cáo vô tuyến điện “để hải quân và cảnh sát biển nước ngoài rời xa các hòn đảo”, chứ không phải phục tùng yêu cầu của Mỹ.
Điều gay go hơn là, Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu điều động tàu chiến và máy bay của họ, ngăn chặc lực lượng Mỹ và các khu vực khác hành động ở “cự ly không thể chấp nhận được”.
Mỹ se phản hồi như thế nào đối với loại tình hình này? Mỹ bất kể là bỏ qua sự coi thường của Trung Quốc với thái độ yếu ớt hay phát ra thông điệp cuối cúng cứng rắn hơn và bất chấp rủi ro xảy ra xung đột để tiến hành đáp trả,
thì Washington đều sẽ phát hiện mình đứng ở trong một hoàn cảnh khó khăn, đó là đã vạch ra “ranh giới đỏ”, nhưng không thể thực hiện trong tình hình khủng hoảng leo thang.
Hành động tư do hang hai trên thế mạnh sẽ gây ra “sức ép trong nước” không thể coi nhẹ cho tầng lớp lãnh đạo cao nhất Trung Quốc.
“Cướp biển có vũ trang” ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, đối với phần lớn công dân Trung Quốc, các hòn đảo ở Biển Đông không chỉ là “lãnh thổ chủ quyền” (ăn cướp từ Việt Nam và các nước ven Biển Đông), mà còn là tượng trưng của cái gọi là “tôn nghiêm dân tộc” (ăn cướp bằng vũ lực) và cuộc chiến “kết thúc quốc nhục 100 năm”.
Bài báo cho rằng, hình ảnh tàu chiến Mỹ “quấy rối” các công trình mới của Trung Quốc sẽ dẫn tới những lời kêu gọi dân tộc chủ nghĩa phải đưa ra phản ứng kiên quyết (bành trướng xâm lược tiếp theo của Trung Quốc).
Bài viết cho rằng, trên phương diện quân sự cũng như vậy, hành động cứng rắn của Mỹ sẽ tăng cường ảnh hưởng của những người theo đường lối cứng rắn, những người này đã kêu gọi Bắc Kinh lập ra (bất hợp pháp) vùng nhân dạng phòng không ở Biển Đông.
Điều này sẽ có thể làm cho máy bay quân sự và pháo lớn triển khai vĩnh viễn ở những hòn đảo này, đồng thời triển khai tàu chiến ở tuyến đầu. Bắc Kinh có lẽ sẽ có kế hoạch quân sự hóa những đảo này (những hành động này là bất hợp pháp).
Nhưng, cho dù như vậy, hành động tự do hàng hải trên thế mạnh vẫn sẽ không cần thiết đem lại cái cớ cho Bắc Kinh áp dụng hành động.
“Cướp biển có vũ trang” ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Theo bài viết, hành động cứng rắn của Washington có khả năng sẽ chỉ hình thành một liên minh không an toàn, bộ quy tắc ứng xử của liên minh này sẽ không có nhiều hiệu lực, hoặc sẽ bị Bắc Kinh coi thường, hoặc Bắc Kinh cũng có.
Quá trình này có thể tiếp tục gây thiệt hại cho đoàn kết của ASEAN, hơn nữa vẫn sẽ không có phương thức khả thi, thiết thực để thực hiện thỏa thuận này.
Bài viết cho rằng, việc đưa ra phản ứng có hiệu quả đối với hành vi khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông là nhiệm vụ khó khăn và rất khó xử. Nhưng, chính sách làm cho Bắc Kinh trở nên mạnh bạo hơn có thể gây ra tình hình căng thẳng khu vực là cách thức phản tác dụng khi xử lý thách thức hiện nay.
Trên đây là quan điểm riêng của tác giả bài báo, báo GDVN xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.
Máy bay tuần tra săn ngầm GX-6 Trung Quốc
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Hun Sen gửi luật biên giới với Việt Nam do vua Sihamoni ký cho Sam Rainsy
Hun Sen nói rằng ông đã gửi cho Sam Rainsy một luật liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia do Quốc vương Norodom Sihamoni ký.
"Biên giới Việt Nam-Campuchia không phải chuyện nhạy cảm"Hun Sen: Sam Rainsy là thủ lĩnh của bọn trộm cắpTs Trần Công Trục: Hun Sen cần cảnh giác với thủ đoạn "sửa Hiến pháp"
Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Ngày 21/8 tờ Fresh News Asia đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã gửi thư cho Sam Rainsy, lãnh đạo phe đối lập CNRP cảnh báo các nhà lãnh đạo đảng này không được lợi dụng vấn đề biên giới để mưu đồ lợi ích chính trị. Trong thư ông Hun Sen nói rằng ông đã gửi cho Sam Rainsy một luật liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia do Quốc vương Norodom Sihamoni ký.
Hun Sen kêu gọi Sam Rainsy hướng dẫn các đồng nghiệp của ông trong CNRP về các điều ước liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia, bao gồm Hiệp ước biên giới 1985 và Hiệp ước biên giới bổ sung năm 2005. Thủ tướng Campuchia khuyên lãnh đạo phe đối lập nói với các đồng nghiệp của mình hãy dừng ngay sự can thiệp vào công việc đàm phán phân giới của chính phủ.
Bất kỳ ai tiếp tục sử dụng bản đồ giải mạo chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia, chính phủ sẽ phải có hành động ngay lập tức, Thủ tướng Hun Sen cảnh báo. Tuy nhiên người phát ngôn CNRP vẫn tuyên bố đảng này sẽ "tiếp tục theo dõi các tranh chấp biên giới Việt Nam - Campuchia".
Cùng ngày 21/8 The Cambodia Daily cho biết, Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong và Trưởng ban Biên giới Chính phủ Var Kimhong khẳng định, bản đồ mà chính phủ dùng đàm phán phân giới với Việt Nam giống hết các bản đồ mà Liên Hợp Quốc cung cấp, mặc dù 18 mảnh bản đồ Liên Hợp Quốc cho mượn là bản đồ UTM chứ không phải bản đồ bonne.
Bình luận về động thái này, ngày 21/8 Tân Hoa Xã cho rằng: Vấn đề biên giới giữa Campuchia với Việt Nam đã trở thành một chủ đề "nhạy cảm" tại Campuchia trong vài tháng qua sau khi các nhà lập pháp đối lập CNRP cáo buộc (vu cáo) chính phủ sử dụng bản đồ giả trong đàm phán phân giới với Việt Nam và tổ chức (cái gọi là) hoạt động kiểm tra thực địa ở khu vực (họ cho là) có tranh chấp.
Một số chuyến đi đã kê thúc với "đụng độ bạo lực" giữa người dân hai nước, Tân Hoa Xã lưu ý. Tờ Khmer Times ngày 21/8 cho biết, dư luận đang phải đặt câu hỏi về thái độ của Sam Rainsy và các lãnh đạo đối lập CNRP về những cáo buộc chính phủ sử dụng bản đồ giả để đàm phán phân giới với Việt Nam. Khi chính phủ Campuchia công khai đối chiếu bản đồ thì bộ máy lãnh đạo CNRP đều...đi vắng?!
Sam Rainsy rời Phnom Penh vào Thứ ba để sang Úc cùng với cấp phó của mình, Kem Sokha vận động tài trợ trong cộng đồng người Khmer ở hải ngoại đúng lúc quan trọng nhất, đối chiếu bản đồ do Liên Hợp Quốc cung cấp với bản đồ chính phủ Campuchia đã sử dụng đàm phán biên giới với Việt Nam. Ou Virak, người sáng lập tổ chức nghiên cứu Forum Future cho rằng sẽ tốt hơn nếu một trong hai ông Sam Rainsy, Kem Sokha ở lại để làm rõ vụ bản đồ.
Sor Sopunna, một cử nhân luật tốt nghiệp ở Pháp về cho rằng cả hai lãnh đạo CNRP nên ở nhà lúc này để xác minh bản đồ Liên Hợp Quốc cho mượn, bởi điều này rất quan trọng để làm sáng tỏ những nghi ngờ. Tuy nhiên dù Sam Rainsy và Kem Sokha có thừa nhận hay không, chiêu bài sử dụng bản đồ chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia đã thất bại hoàn toàn - PV.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Trung Quốc kêu gọi kiềm chế, Triều Tiên phớt lờ? Ngoại trưởng Trung Quốc hôm 21.8 đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình căng thẳng leo thang tại bán đảo Triều Tiên, nhưng trong tuyên bố ngày 22.8, Bình Nhưỡng dường như tỏ ý bỏ ngoài tai lời kêu gọi này. Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đang kiểm tra một khẩu súng trường - Ảnh: Reuters Trước diễn...