Trung Quốc sẽ có tên lửa hành trình chính xác nhất thế giới?
Một viện nghiên cứu có trụ sở tại Washington, Mỹ mới đây đã có bản báo cáo khẳng định Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các loại tên lửa hành trình chính xác nhất thế giới, có khả năng bắn trúng các mục tiêu tại Nhật, cũng như các căn cứ quân sự Mỹ.
Một vụ phóng tên lửa CJ-10 của Trung Quốc
Thông tin trên được Viện dự án 2049 công bố trong bản báo cáo có tiêu đề “Năng lực tấn công và do thám ngày một phát triển của Trung Quốc”. Bản báo cáo cũng được Viện đối ngoại Nhật Bản (JIIA) đăng tải. Theo đó, tác giả Ian Easton cho biết, sau nhiều năm nỗ lực, Trung Quốc đã mua được một lượng đáng kể các hệ thống tên lửa hành trình.
Trong đó, phải kể đến các hệ thống tên lửa hành trình tấn công trên bộ phóng từ mặt đất Changjian-10 hay Trường Kiếm (CJ-10) của sư đoàn pháo binh số hai của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Yingji-62 phóng đi từ mặt đất và tàu chiến của hải quân PLA, và các tên lửa Yingji-63 và CJ-20 của không quân PLA.
Với số lượng có thể lên tới 500 tên lửa được triển khai trên 40 – 55 phương tiện phóng di động trên bộ, với các bệ phóng 3 ống của sư đoàn pháo binh số hai, các tên lửa chiến lược CJ-10 của Trung Quốc sẽ là mối quan ngại đặc biệt cho các nhà hoạch định phòng thủ Mỹ và Nhật, bản báo cáo khẳng định. Bởi với tầm bắn 1500 km, những tên lửa này về lý thuyến có thể đặt toàn bộ các hòn đảo chính của Nhật trong tầm ngắm.
Bản báo cáo còn cho biết thêm rằng, hải quân PLA còn sở hữu 100 máy bay ném bom JH-7 và 30 máy bay ném bom H-6M. Những máy bay này đều được trang bị tên lửa hành trình chống hạm, vốn cũng có thể bắn trúng mục tiêu trong cự ly hơn 1500km. Bên cạnh đó, không quân Trung Quốc cũng có một lượng nhỏ máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K, có khả năng tấn công đảo Guam của Mỹ.
Video đang HOT
Các tên lửa hiện đại này có ý nghĩa chiến thuật và chiến lược lớn, bản báo cáo khẳng định, bởi các tên lửa hành trình về mặt công nghệ sẽ khó bị đánh chặn hơn các tên lửa đạn đạo, do chúng có thể được bắn đi từ bất kỳ góc nào và bay ở độ cao thấp.
Trung Quốc cũng có lợi thế về địa lý đối với Mỹ nếu xảy ra một cuộc xung đột quân sự với Nhật hay Đài Loan. Các tên lửa tầm xa của Trung Quốc có thể bắn hạ các tàu chiến và căn cứ không quân Mỹ trước khi các tàu chiến và máy bay này có thể áp sát khu vực trên.
“Ban đầu, tên lửa đạn đạo duy nhất trong kho vũ khí của PLA có thể vươn tới Nhật Bản là tên lửa tầm trung Đông Phong 21C (DF-21C)”, bản báo cáo viết. Nhưng theo các quan chức tình báo Đài Loan, PLA cũng đã bắt đầu triển khai DF-16, một loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới phục vụ các nhiệm vụ “chống can thiệp”.
Bản báo cáo cũng khẳng định, Bộ quốc phòng Mỹ nhận xét rằng PLA đang phát triển các tên lửa đạn đạo tầm trung với tầm bắn 5000 km. Điều đó có nghĩa là họ có thể đe dọa Guam, Marianas, Palau, Bắc Úc, Alaska và các căn cứ Mỹ tại Trung Đông.
Nếu chương trình này của Trung Quốc thành công, thậm chí đảo Hawaii và bờ biển phía Tây của Mỹ cũng có thể bị đe dọa bởi các tên lửa đạn đạo liên lục địa vào đầu hoặc giữa những năm 2020.
Theo Dantri
Trung Quốc lại thử tên lửa đạn đạo mới vươn tới tận Mỹ
Giới chức quân sự cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành vụ thử thứ hai tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của nước này, tên lửa có khả năng nhắm tới các mục tiêu ở Mỹ bằng đầu đạn hạt nhân.
DF-41 của Trung Quốc
Tờ Washington Free Bacon dẫn lời giới chức quân sự cho hay, vụ thử tên lửa mới Dong Feng (Đông Phong)-41, hay DF-41, diễn ra vào thứ sáu tuần trước từ trung tâm phóng tên lửa Wuzhai, ở tỉnh Sơn Tây.
Đây là vụ thử thứ hai của tên lửa liên lục địa, di động mới của Trung Quốc, tên lửa được giới chức tình báo Mỹ đánh giá là có thể nhắm bắn một lúc tới 10 mục tiêu khác nhau.
Trước vụ thử hôm thứ sáu, Trung Quốc đã tiến hành thử DF-41 lần đầu vào ngày 24/7/2012.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc không bình luận gì về thông tin vụ thử.
Thông tin về vụ thử tên lửa được đưa ra đúng vào thời điểm căng thẳng Trung-Mỹ tăng cao sau vụ tàu Cowpens, một tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường của Mỹ, và tàu đổ bộ của hải quân Trung Quốc suýt đâm nhau trên Biển Đông vào ngày 5/12.
DF-41, có tầm xa khoảng 6.835-7.456 dặm và được cho là có khả năng mang nhiều đầu đạn. Tên lửa được xem là "vũ khí tấn công đầu tiên" hay vũ khí có khả năng tấn công hạt nhân bất ngờ để phá hủy kho vũ khí của kẻ thù và giới hạn khả năng phản công của đối phương.
Rick Fisher, một chuyên gia quân sự Trung Quốc và học giả cấp cao tại Trung tâm đánh giá và chiến lược quốc tế, cho biết thông tin về vụ thử DF-41 trùng với thời điểm các trang web của những người theo dõi quân sự Trung Quốc hé lộ hệ thống phóng-vận chuyển 18 bánh cho DF-41.
Và theo Fisher, có vẻ như hệ thống phóng-vận chuyển này đang dần được hoàn thiện để đưa vào phục vụ. Ông cũng cho rằng nếu tên lửa mới DF-41 được triển khai trong tương lai, thì số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc sẽ tăng lên rất lớn, có thể gây nguy hiểm cho Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã bắt đầu triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm được gọi là JL-2 và có thể triển khai thêm JL-2A, có tới 3 đầu đạn.
Trong bài về Hệ thống vũ khí chiến lược tạp chí quân sự Jane's đăng tải năm 2012, tờ báo này cho biết Trung Quốc đang phát triển DF-41 và sau đó là CSS-X-10 nhằm thay thế cho hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 và DF-5A, dễ bị nhắm bắn.
Mark Stokes, cựu quan chức Lầu Năm Goc và chuyên gia về các hệ thống hạt nhân chiến lược của Trung Quốc, cho biết tên lửa DF-41 đã được đề cập đến trong các bài viết của quân đội Trung Quốc và có vẻ như có động cơ tên lửa nhiên liệu rắn lớn hơn so với phiên bản tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31.
Các vụ thử động cơ DF-41 đã bị phát hiện trong suốt nhiều năm qua.
Giới phân tích tình báo quân sự Mỹ cũng nghi ngờ DF-41 được dựa trên tên lửa đạn đạo liên lục địa di động SS-27 của Nga và DF-41 sẽ kết hợp cả công nghệ dẫn đường cho tên lửa của Nga.
Theo Dantri
Tên lửa Trung Quốc đe dọa các căn cứ Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương Trung Quốc đang lên kế hoạch thiết kế một loạt tên lửa hành trình hiện đại, có thể đe dọa tất cả các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Tên lửa CJ-10 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh hồi năm 2009. Quân đội Trung Quốc trước đó đã biên chế tên lửa hành trình CJ-10. Hans...