Trung Quốc sẽ có tàu sân bay mạnh hơn Ấn Độ và Nhật Bản?
Mới đây, một bài báo của một tạp chí quân sự của Canada cho biết, trong tương lai Trung Quốc sẽ có một loại tàu sân bay mới, hiện đại hơn so với tàu sân bay của những nước như Ấn Độ hay Nhật Bản.
Theo tạp chí Kanwa Defense Review, một ấn phẩm về quân sự của Canada, nếu Trung Quốc có thể tiến hành thành công chương trình tàu sân bay Type 001A, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ có tàu sân bay mạnh hơn các tàu mà Ấn Độ và Nhật Bản đang có.
Tàu Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc vào thời điểm hiện tại.
Sau khi so sánh tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc hiện nay, với tàu INS Vikramaditya của Ấn Độ, Kanwa kết luận rằng hải quân Trung Quốc hiện vẫn chưa vượt trội hơn so với Hải quân nhiều nước trong châu lục.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, về mặt hỗ trợ phòng thủ trên không cho tàu sân bay, tàu chiến Type 052D của Trung Quốc tỏ ra hiệu quả hơn so với các tàu chiến của Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ đã mua hệ thống tên lửa đối không từ Israel để trang bị cho các chiến hạm của mình, do đó khả năng chiến đấu trên biển giữa hai nước là ngang nhau.
Video đang HOT
Tuy các chuyên gia Trung Quốc tin rằng phi cơ tiêm kích trên biển J-15 mạnh hơn các máy bay MiG-29 của Ấn Độ, Kanwa cho biết máy bay của Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Trong khi MiG-29 đã được sử dụng trong nhiều chiến dịch trên không, J-15 sẽ chưa thể sẵn sàng đưa vào hoạt động trước năm 2020. Thêm vào đó, vẫn chưa có thông tin nào cho thấy Trung Quốc có thể điều động J-31 (một trong những mẫu máy bay tàng hình mới của nước này) từ tàu sân bay hay chưa.
Chiếc J-15 hiện đang được thử nghiệm chiến đấu trên tàu Liêu Ninh, bao gồm khả năng bắn tên lửa tầm trung không đối không PL-12, tên lửa tầm ngắn PL-8B và tên lửa chống hạm Ỵ-83. Có những báo cáo không chính thức cho thấy Trung Quốc cũng đang thử nghiệm những phiên bản J-15 phục vụ tác chiến điện tử và tiếp nhiên liệu.
Cũng theo Kanwa, con số 35 máy bay J-15 mà nhiều chuyên gia Trung Quốc khẳng định nước này sẽ sản xuất được trong năm 2015 là một số liệu có phần lạc quan thái quá.
Do cả tàu Liêu Ninh và Vikramaditya không sử dụng máy phóng máy bay, loại máy bay cảnh báo sớm duy nhất có thể đáp trên các tàu sân bay này là trực thăng Ka-31 của Nga. Ngay cả khi Ấn Độ thuyết phục thành công để Mỹ bán máy bay E-2D, loại máy bay này chỉ có thể cất cánh từ một căn cứ trên đất liền.
Tuy nhiên, một giám đốc của Xưởng đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải, được cho là nơi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được đóng nội địa, khẳng định rằng tàu sân bay Type 001A sẽ tốt hơn cả tàu Vikramaditya và tàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản.
Theo Infonet
Tàu sân bay Trung Quốc không có lợi thế trước Ấn Độ
Nếu Trung Quốc thành công trong chương trình tàu sân bay loại 001A của mình, Trung Quốc sẽ có các tàu sân bay tốt hơn của Ấn Độ nhưng bây giờ thì Liêu Ninh vẫn không có lợi thế hơn INS Vikramaditya.
Kanwa Defense Review, một tạp chí tiếng Trung có trụ sở tại Canada cho rằng khi so sánh tàu sân bay Liêu Ninh với tàu sân bay INS Vikramaditya, tàu Liêu Ninh không có bất kỳ lợi thế nào trong chiến đấu thực sự.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng tàu khu trục lớp 052D của Hải quân Trung quốc hộ tống cho Liêu Ninh có năng lực phòng không tốt hơn so với các tàu khu trục hộ tống cho tàu sân bay Ấn Độ. Tuy nhiên, Kanwa nhắc nhở rằng Ấn Độ cũng đã mua tên lửa phòng không tiên tiến của Israel cho tàu khu trục của họ.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ.
Các chuyên gia Trung Quốc tin rằng máy bay chiến đấu J-15 trên tàu Liêu Ninh là tốt hơn so với Mig-29 trên tàu Vikramaditya nhưng Kanwa cho rằng J-15 vẫn còn đang trong quá trình phát triển trong khi Mig-29 đã được sử dụng trong các hoạt động trên không khác nhau.
Trung Quốc cũng thừa nhận rằng J-15 sẽ không hoàn toàn sẵn sàng trước năm 2020. Hơn nữa, vẫn chưa rõ ràng là liệu J-31, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thứ 2 của Trung Quốc, có khả năng hoạt động trên tàu sân bay hay không.
J-15 hiện vẫn đang trong quá trình thử nghiệm vũ khí trên tàu Liêu Ninh với các cuộc thử nghiệm bắn tên lửa đối không tầm trung PL-12 và tên lửa tầm ngắn PL-8B cũng như tên lửa chống hạm YJ-83.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Một báo cáo chưa được xác nhận cũng cho thấy Trung Quốc đang thử nghiệm hệ thống tác chiến điện tử và tiếp nhiên liệu trên không cho J-15. Bản cáo cũng lạc quan cho rằng Trung Quốc sẽ sản xuất tổng cộng 35 chiếc J-15 vào năm 2015.
Cả Liêu Ninh và Vikramaditya đều không có máy phóng máy bay, lựa chọn duy nhất cho cả hai tàu cho một máy bay cảnh báo sớm là trực thăng Ka-31 của Nga. Trong trường hợp Ấn Độ mua được máy bay cảnh báo sớm E-2D từ Hoa Kỳ, nó cũng chỉ có thể cất cánh từ trên bộ. Do vậy, nếu tàu sân bay tương lai của Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng đường băng kiểu dốc, họ sẽ không có năng lực khác tàu Liêu Ninh.
Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải, nơi được cho là sẽ đóng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, tuyên bố rằng tàu sân bay loại 001A sẽ tốt hơn cả INS Vikramaditya và tàu chở trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản.
Theo Người Đưa Tin
"Trung Quốc đang chế tàu sân bay hạt nhân tương đương kích cỡ TSB Mỹ" Andrew S Erickson cho rằng CV-18 và CV -19 mang nhiều đặc điểm giống các tàu sân bay lớp Nimitz và lớp Ford. Andrew S Erickson - một chuyên gia quân sự, giáo sư liên kết của Khoa nghiên cứu chiến lược, Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ trong một bài viết gần đây đăng trên tạp chí Lợi ích quốc gia...