Trung Quốc sẽ có nhiều tàu ngầm hơn Mỹ trong 10 năm tới
Hải quân Trung Quốc dự kiến sở hữu 76 tàu ngầm vào năm 2030, nhiều hơn Mỹ 10 chiếc, theo dự đoán của giới chuyên gia quân sự.
Hải quân Mỹ đang sở hữu 68 tàu ngầm, nhiều hơn Trung Quốc (66 chiếc) và Nga (64 chiếc). Tuy nhiên, bảng xếp hạng này có thể có sự thay đổi lớn trong 10 năm tới, chuyên gia quân sự H.I Sutton nhận định trong bài viết hôm 13/12.
“Dựa trên kế hoạch và dự báo hiện nay, Mỹ và Trung Quốc sẽ đổi vị trí vào năm 2030″, Sutton viết. “Hải quân Trung Quốc (PLAN) khi đó có thể sở hữu nhiều hơn Mỹ khoảng 10 tàu ngầm”.
Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch đóng mới ba tàu ngầm lớp Virginia mỗi năm, số tàu ngầm của Mỹ từ 70 chiếc năm 2022 lên 92 chiếc năm 2051. Tuy nhiên, trước khi đạt được dấu mốc này, Mỹ sẽ trải qua giai đoạn sụt giảm số lượng tàu ngầm do nhiều tàu cũ bị loại biên.
“2025-2030 là giai đoạn Mỹ sở hữu ít tàu ngầm nhất, đây cũng là thời điểm Trung Quốc gặt hái thành công sau khi đầu tư vào các cơ sở mới”, Sutton cho biết.
Video đang HOT
Tàu ngầm USS Florida tại vịnh Souda, Hy Lạp, tháng 9/2019. Ảnh: US Navy .
Hải quân Mỹ dự kiến loại bỏ hoàn toàn tàu ngầm mang tên lửa hành trình khỏi biên chế, khi bốn chiếc thuộc lớp Ohio sẽ dừng hoạt động vào tháng 7/2026. Các chiến hạm này sẽ được thay thế bằng tàu ngầm lớp Virginia biến thể Block-V, vốn mang nhiều tên lửa hành trình hơn các phiên bản đang vận hành.
Hải quân Mỹ cũng sẽ biên chế nhiều phương tiện dưới nước không người lái (UUV) cỡ lớn thực hiện một số nhiệm vụ thay cho tàu ngầm. Lực lượng này dự kiến nhận 4 UUV Orca năm 2025.
Dự báo PLAN sở hữu 76 tàu ngầm năm 2030 được rút từ báo cáo Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc của chính phủ Mỹ, được công bố hôm 18/3. Trung Quốc đang đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng chế tạo tàu ngầm, trong đó có mở rộng nhà máy Bột Hải, nơi nước này đóng tàu ngầm hạt nhân.
Các lớp tàu ngầm tấn công và tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc dự kiến sớm ra mắt khi nhiều dấu hiệu của chúng đã xuất hiện. Nhiều tàu ngầm của Trung Quốc là loại diesel – điện với kích thước nhỏ hơn và tầm hoạt động ngắn hơn chiến hạm sử dụng năng lượng hạt nhân của Mỹ.
“Tuy nhiên, điều này khiến chúng phù hợp hơn với một số nhiệm vụ như hoạt động ở vùng nước nông ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Công nghệ này còn giúp các tàu ngầm rẻ và dễ chế tạo hơn. Các chiến hạm mới nhất thuộc lớp Type-039A được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP)”, Sutton nhận định. AIP giúp kéo dài thời gian và tầm hoạt động, đồng thời giảm tiếng ồn của tàu ngầm.
Năng lực tác chiến của hạm đội tàu ngầm không chỉ dựa vào số lượng mà còn chất lượng của chiến hạm, vũ khí và thủy thủ đoàn. “Hải quân Mỹ được coi là vượt xa PLAN”, Sutton nhận định. “Tuy nhiên, số lượng mang đến chất lượng riêng. Lực lượng Mỹ phải trải rộng hơn nhiều so với Trrung Quốc và phải đối phó với hạm đội tàu ngầm của hải quân Nga đang hoạt động ngày càng quyết liệt”.
Theo Sutton, Triều Tiên đang là nước sở hữu nhiều tàu ngầm nhất thế giới với 71 chiếc, song năng lực của các chiến hạm này khó so sánh được với hải quân ba nước Mỹ, Trung Quốc, Nga.
Tiêm kích MiG-29 "sấp mặt" - Màn khai mạc tệ hại ở Pháp
Ra "biển lớn" để trình diễn ở Triển lãm hàng không Paris Air Show tại sân bay Le Bourget, Pháp, tiêm kích MiG-29 đã "sấp mặt" khi đâm xuống đất một cách không thể đau đớn hơn.
Vào cái ngày 08/06/1989 "đen đủi" ấy, trước anh mắt trầm trồ của hàng ngàn khách thăm quan và chuyên gia quân sự, chuyên gia hàng không, một chiếc tiêm kích MiG-29 của Liên Xô đã gặp tai nạn và đâm xuống bãi cỏ tại sân bay Le Bourget, nơi đang diễn ra Triển lãm Hàng không Paris Air Show 1989.
Phi công Liên Xô, người đã khiến đám đông trợn tròn mắt chứng kiến một chuỗi các động tác cơ động tuyệt hảo, trước khi máy bay mất điều khiển, đã phải nhảy dù khẩn cấp chỉ vài giây trước khi chiếc tiêm kích MiG-29 cắm đầu xuống đất.
Thông qua các đoạn video ghi lại cho thấy dù mới chỉ mở một phần, nhưng phi công tiêm kích Nga Anatoly Kvotchur, 37 tuổi, vẫn an toàn một cách kỳ diệu.
Khoảnh khắc chiếc tiêm kích MiG-29 đâm đầu xuống đất tại Paris Air Show 1989
Người phát ngôn của Triển lãm, ông Patrick Guerin cho biết dường như chiếc tiêm kích MiG-29 đã gặp vấn đề với động cơ.
Ông nói bộ phận tăng lực của động cơ trái đã bị sự cố khi máy bay đang thực hiện động tác ngoặt gấp tốc độ thấp tại độ cao chỉ khoảng 1.000 feet (304m).
Vụ tai nạn này bổng trở thành màn khởi động đáng nhớ tại Triển lãm hàng không Paris Air Show lần thứ 38, một sự kiện lớn diễn ra 2 năm một lần với sự tham dự của hơn 140.000 đại diện ngành công nghiệp hàng không tới từ 34 quốc gia.
Tiêm kích MiG-29 lần đầu tiên được giới thiệu công khai với phương Tây khi Liên Xô đưa dòng chiến đấu cơ tối tân này tới Phần Lan bay trình diễn vào ngày 02/07/1986. Trước vụ tai nạn ở Paris năm 1989, 2 chiếc tiêm kích MiG-29 Liên Xô cũng bay trình diễn tại Triển lãm Farnborough ở Anh hồi tháng 9 năm 1988.
Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan: "Quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng" Mỹ đang lên kế hoạch bán hệ thống liên lạc chiến trường cho Đài Loan, đánh dấu lần bán vũ khí thứ 6 của Washington cho hòn đảo này trong năm nay. Động thái được truyền thông Đài Loan đánh giá là đã "thành thông lệ". Quân đội Trung Quốc tập trận. Ảnh: PLA Daily Thời báo Hoàn cầu hôm 8/12 dẫn lời...