Trung Quốc sẽ cải cách sâu rộng
Dự kiến, tháng sau, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tập trung thảo luận những lĩnh vực sẽ phải cải cách mạnh mẽ, gồm: thủ tục hành chính, các ngành công nghiệp độc quyền, đất đai, hệ thống thuế và tài chính, quản lý tài sản nhà nước, chính sách mở cửa và cải cách.
Nông dân Trung Quốc có thể sẽ được quyền bán đất nông nghiệp, hưởng đền bù thu hồi đất theo giá thị trường. Ảnh: Bloomberg.
Hôm qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 12/11, nhằm đưa ra “những cải cách sâu sắc, toàn diện”.
Được đưa ra sau phiên họp (do Tổng Bí thư Tập Cận Bình chủ trì ngày 29/10), thông báo này khẳng định: “Những sai trái trong hệ thống và cơ chế phải bị loại bỏ”. Đợt cải cách sắp tới nhằm cải thiện hệ thống kinh tế thị trường, thay đổi một số chức năng của chính phủ, cải cách tổ chức của doanh nghiệp, với cốt lõi là “xử lý thỏa đáng quan hệ giữa chính phủ và thị trường”.
Chính phủ chỉ quản lý bằng công cụ
Theo bản kế hoạch cải cách do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (cơ quan tư vấn chính sách cho chính quyền trung ương Trung Quốc) soạn thảo và sẽ được thảo luận tại Hội nghị, quyền lực của chính phủ trong việc phê duyệt các dự án công nghiệp sẽ giảm đáng kể, chính phủ sẽ sử dụng các công cụ thuế và tài chính để giám sát thị trường ở tầm vĩ mô. Cải cách theo hướng này đang được triển khai từng bước, từ khi Trung Quốc có thế hệ lãnh đạo mới.
Từ tháng 6, Trung Quốc hai lần giảm quyền trong phê duyệt dự án. Khoảng 310 loại phí do chính quyền địa phương lập nên đã bị xóa bỏ. Bản kế hoạch được coi là một phần của “sáng kiến kinh tế tham vọng nhất” của Trung Quốc từ khi thành lập nước và có thể coi là nền tảng cho con đường cải cách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.
Trong lĩnh vực công nghiệp độc quyền, nhà nước sẽ dỡ bỏ kiểm soát đối với việc nhập khẩu dầu khí. Ngành công nghiệp viễn thông sẽ được tái tổ chức nhằm khuyến khích cạnh tranh. Đầu tư vào ngành đường sắt sẽ được đa dạng hóa, ngành điện và hệ thống giá điện sẽ được cải cách. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng, viễn thông và ngân hàng sẽ được mở cửa thêm để khuyến khích cạnh tranh trong nước.
Vấn đề thu nhập của chính quyền địa phương phụ thuộc tiền bán đất chính là nguyên nhân gây ra nhiều tranh chấp giữa chính quyền và người dân. Bản kế hoạch đề xuất cho phép đất sở hữu tập thể và đất sở hữu nhà nước được gia nhập thị trường đất phi nông nghiệp.
Video đang HOT
Theo đó, nông dân có quyền sở hữu tập thể trong việc bán đất và được đền bù thỏa đáng dựa trên tiêu chuẩn thị trường. Chính quyền địa phương sẽ không còn được mua đất của dân với giá rất thấp rồi bán lại cho các công ty xây dựng hoặc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với giá cao hơn nhiều. Cải cách trong lĩnh vực này được đề xuất tiến hành trong 3 giai đoạn: 2013-2014, 2015-2017 và 2018-2020.
Khuyến khích dân kiện quan lạm quyền
Về cải cách hệ thống tài chính, Trung Quốc hy vọng biến nhân dân tệ thành ngoại tệ mạnh trong 10 năm, được một số nước dùng làm đồng tiền dự trữ ngoại hối. Bản kế hoạch đề xuất hạ thấp ngưỡng gia nhập thị trường tài chính và nới lỏng việc kiểm soát lãi suất và tỷ giá hối đoái. Tài sản nhà nước và các khoản thu tài chính có thể bù đắp cho nhau.
Bản kế hoạch cũng nêu một số định hướng, giải pháp phát triển giáo dục, xã hội…, như chính phủ sẽ không còn bổ nhiệm giám đốc, hiệu trưởng các trường đại học, người dân sẽ được khuyến khích kiện những quan chức lạm dụng chức quyền…
Bản kế hoạch đề xuất lập khoản tiền dưỡng liêm (nuôi dưỡng sự liêm khiết của quan chức). Theo đó, quan chức nào không vi phạm pháp luật, không vi phạm quy định thì sẽ được nhận khoản tiền này khi về hưu. Ngoài ra, biện pháp công khai tài sản cá nhân của quan chức sẽ được đẩy mạnh, có thể bắt đầu từ những quan chức mới đắc cử hoặc lãnh đạo các công ty thuộc sở hữu nhà nước.
Khoảng 16% số hộ ở Trung Quốc, tương đương 64,3 triệu dân, đã bị thu hồi đất hoặc bị dỡ nhà trong quá trình đô thị hóa. Trong số người bị thu hồi đất được khảo sát, chưa đến 80% nói họ đã được đền bù, và chỉ 4% nói họ được giúp đỡ tìm việc. Đối với những người bị dỡ nhà, khoảng 94% nhận được đền bù, nhưng chưa đến 2% được giúp đỡ tìm việc.
Theo Dantri
Bạc Hy Lai chống án và dọa công bố tài liệu mật
Ngày 27/9, tờ "Minh Báo" của Hồng Kông đưa tin: thân nhân của Bạc Hy Lai chính thức xác nhận việc ông ta chống án và "không loại trừ việc ông sẽ công bố một số "tài liệu đen" liên quan một số quan chức cấp cao tại phiên tòa phúc thẩm".
Điều này làm dấy lên những lời đồn đoán về những cái tên có thể bị Bạc Hy Lai nêu ra tại tòa khi quyết định "lật tung chăn", với ý định "không còn gì để mất".
Bạc Hy Lai bị còng tay sau khi bị tuyên án .
Cấp trên nào bao che Bạc Hy Lai?
Tờ Minh Báo nhắc lại lời tự biện hộ của Bạc Hy Lai trước tòa được công bố sau phiên xử, trong đó có đoạn khi nói về mối quan hệ với Chủ tịch tập đoàn Thực Đức Từ Minh: "Những người có quan hệ mật thiết với tôi kiểu như ông ta, tôi có thể kể ra cả trăm cái tên" và đã ngầm ám chỉ mình có trong tay những "tài liệu đen" về các quan chức cấp cao.
Minh Báo còn viết, trước khi khai mạc phiên tòa, gia đình họ Bạc đã nhắn nhe: Nếu bị xử quá nặng sẽ không loại bỏ việc công bố "những tài liệu khủng", được hiểu là Bạc đang nắm giữ những "tài liệu đen" về nhiều quan chức cao cấp.
Trong phiên xử sơ thẩm, Bạc Hy Lai đã nói ông ta làm theo "Chỉ thị 6 điểm" của cấp trên nên mới bịa ra chuyện "Vương Lập Quân bị trầm cảm nghiêm trọng" để áp dụng biện pháp "nghỉ hưu chữa bệnh". Cấp trên ấy được cho là Chu Vĩnh Khang.
Giáo sư Đàm Thiên Lượng, một nhà phân tích thời sự nhận xét: Lời khai khi đó của Bạc Hy Lai thể hiện nỗ lực muốn kéo Chu Vĩnh Khang vào cuộc. Nay ông ta chống án, rất có khả năng người bị "kéo xuống nước" là Chu Vĩnh Khang. Nhà báo Kim Chung, chủ biên Tạp chí "Mở cửa" cho rằng, vòng vây quanh Chu Vĩnh Khang đang ngày càng thu hẹp, đầu tiên là loại bỏ thân tín, thuộc hạ, mục tiêu đã rất rõ. Còn tờ Minh Báo phán đoán, cái tên mà Bạc Hy Lai đưa ra khi đã ở vào thế cùng với ý định "cùng chết" không phải Chu Vĩnh Khang mà là người khác kia, to hơn nhiều...
Một điều khác lạ là trong khi báo chí hải ngoại đều đưa tin Bạc Hy Lai chống án thì báo chí trong nước không hề đưa tin xác nhận hay phủ nhận. Tuy nhiên trang web của Tân Hoa xã hôm 26/9 đã đăng lại bài báo của "Nhật báo Pháp chế" nhan đề "Thử phân tích vấn đề định tội lượng hình vụ án Bạc Hy Lai" với hàm ý chuẩn bị dư luận để bác bỏ đơn kháng án của Bạc Hy Lai.
Tờ Trung Quốc nhật báo, bản tiếng Anh là China Daily đăng bình luận: "Sự phán quyết đối với Bạc Hy Lai thể hiện: Không có phần tử tham nhũng nào có thể lẩn tránh được cuộc chiến đấu này".
Bạc Hy Lai mất cơ hội chống án tại tòa
Việc Bạc Hy Lai chống án không lạ, nhưng khả năng thành công rất nhỏ. Cơ hội tòa án thay đổi phán quyết là vô cùng nhỏ Giáo sư luật Hạ Vệ Phương của Đại học Bắc Kinh
Trước phiên tòa tuyên án hôm 22/9, dư luận đồn đoán Bạc Hy Lai sẽ tuyên bố chống án ngay tại tòa, nhưng thực tế đã không xảy ra. Tờ Minh Báo đưa ra phân tích: Theo lời kể của những người được dự thính, sau khi nghe quan tòa tuyên đọc mức án chung thân, Bạc Hy Lai đùng đùng nổi giận, gào lớn: "Phán quyết không công bằng! Sai trái nghiêm trọng! Đã không công khai, cũng không công bằng!".
Hai cảnh sát phiên tòa lập tức còng tay ông ta lại. Qua hình ảnh được trích phát trên truyền hình sau đó, người ta có thể thấy khi đó Bạc Hy Lai tỏ ra rất kích động. Khi ông ta bị hai cảnh sát giữ tay, bóp vai, kẹp chân, cưỡng bức đưa đi, rõ ràng là muốn nói thêm.
Thông thường, sau khi tuyên án, bao giờ chánh án cũng sẽ hỏi: "Bị cáo có chống án không?". Nhưng do chánh án chưa đọc dứt câu, Bạc Hy Lai đã gào lên nên ông ta bị còng tay, kẹp nách lôi đi ngay nên không thể tuyên bố chống án tại tòa được.
Ngày 23/9, chỉ một ngày sau khi Tòa án trung cấp Tế Nam tuyên phạt cựu Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh mức án chung thân, tịch thu gia sản; các hãng thông tin nước ngoài như Reuter's, AFP và báo chí Hongkong (tờ Văn Hối) đều đưa tin Bạc Hy Lai đã ủy quyền cho luật sư liên hệ với Tòa án cao cấp tỉnh Sơn Đông, tuyên bố chống án, không chấp nhận phán quyết của tòa.
Cơ hội chống án thành công rất nhỏ
Theo quy định của Luật tố tụng hình sự Trung Quốc, Tòa án cao cấp tỉnh Sơn Đông sẽ chuyển đơn chống án cho Tòa án trung cấp Tế Nam, trong vòng 3 ngày Tòa án Tế Nam phải chuyển hồ sơ, chứng cứ vụ án lên Tòa án Sơn Đông.
Phiên tòa phúc thẩm đồng thời là chung thẩm sẽ diễn ra trong vòng 2 tháng sau đó và bị cáo sẽ không được chống án nữa. Dư luận cho rằng: khả năng Bạc Hy Lai chống án thành công rất nhỏ. Giáo sư luật Hạ Vệ Phương của Đại học Bắc Kinh nói, Bạc Hy Lai phải nộp đơn kháng cáo trước ngày 8/10, Tòa án Sơn Đông cần phải xem xét và xét xử trong vòng 2 tháng, "nhưng có thể không xử công khai mà chỉ trên giấy tờ".
Trước đây, năm 2008, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư, Thị trưởng Thượng Hải Trần Lương Vũ bị kết án 18 năm tù vì tội tham nhũng, ông ta đã quyết định không chống án. Năm 1998, Cựu Ủy viên BCT, Thị trưởng Bắc Kinh bị phạt 16 năm tù vì tội tham nhũng đã kháng cáo, nhưng bị bác bỏ, giữ nguyên mức án.
Theo Thu Thủy
Tàu sân bay Trung Quốc hoàn thành một loạt thử nghiệm Tờ China Daily của Trung Quốc ngày 22/9 đưa tin, tàu sân bay đầu tiên của nước này đã trở về vào hôm thứ bảy vừa qua, sau hành trình kéo dài 3 tháng, để thực hiện một loạt thử nghiệm quan trọng. Máy bay Trung Quốc xuất kích trên tàu sân bay Liêu Ninh. China Daily dẫn báo quân đội Liberation Army...