Trung Quốc sắp trở thành khách hàng khí đốt lớn nhất của Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kí bản ghi nhớ về việc xây dựng đường dẫn khí đốt “phía tây” cho Trung Quốc. Thoả thuận này sẽ dọn đường cho một bản hợp đồng mới, có thể sẽ biến Trung Quốc trở thành khác hàng khí đốt lớn nhất của Nga.
Đường dẫn khí đốt “phía tây” hay còn gọi là “Altay” có thể cung cấp khoảng 30 tỉ m3 khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc.
Đường dẫn khí đốt này sẽ bổ sung với đường “phía đông”, hiện đang chạy ngang đường ống “Power of Siberia” và cung cấp 38 tỉ m3 khí đốt hàng năm cho Trung Quốc.
“Sau khi chúng tôi khánh thành đường dẫn khí đốt “phía tây”, lưu lượng khí đốt Nga xuất khẩu cho Trung Quốc có thể vượt qua cả châu Âu”, giám đốc của tập đoàn Gazprom Aleksey Miller cho biết.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị APEC lần thứ 25
Video đang HOT
Phát biểu trước báo giới trong chuyến công du tới Bắc Kinh, Tổng thống Putin tỏ ra rất lạc quan với viễn cảnh của thoả thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc: “Chúng tôi thấu hiểu những vấn đề của nhau trong việc mở đường dẫn khí đốt phía tây. Nga và Trung Quốc cũng đồng ý với nhau về nhiều mặt của dự án và đã đạt được nền tảng ban đầu cho thoả thuận cuối cùng”.
Thoả thuận xây dựng đường dẫn khí đốt “phía tây” chỉ là 1 trong 17 thoả thuận đã được kí giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình trong lần gặp mặt ở hội nghị APEC đang diễn ra.
2 nhà lãnh đạo cũng bàn bạc về thoả thuận vận chuyển khí đốt giữa Gazprom và công ty xăng dầu CNPC của Trung Quốc, cũng như một bản ghi nhớ giữa Gazprom và một công ty năng lượng khác của Trung Quốc là CNOOC.
Hiện Gazprom và CNPC đã kí thoả thuận ban đầu nhằm để Trung Quốc mua lại 10% cổ phần trong công ty lọc dầu và cung cấp điện Vancorneft của Nga.
Ngoài ra, ở cuộc gặp mặt này, 2 người cũng thoả thuận khả năng sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán các mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là vũ khí quân sự, người đại diện của ông Putin, Dmitry Peskov cho hay.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc sắp phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo mặt trăng
Trung Quốc sẽ lần đầu tiên phóng một tàu vũ trụ lên quỹ đạo mặt trăng rồi trở về trái đất để chuẩn bị cho sứ mệnh thu thập các mẫu đất từ bề mặt "Chị Hằng", bước đi mới nhất trong chương trình vũ trụ đầy tham vọng của Trung Quốc.
Xe tự hành Thỏ Ngọc của Trung Quốc di chuyển trên bề mặt mặt trăng hồi năm 2013.
Cục khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc (SASTIND) cho biết trong một tuyên bố ngày 10/8 rằng con tàu sẽ được phóng trước cuối năm nay và sẽ tới mặt trăng trước khi trở về trái đất.
Nhiệm vụ đó đòi hỏi con tàu chịu được nhiệt độ cao, vốn xảy ra khi nó quay trở lại bầu khí quyển của trái đất. Con tàu sẽ thử nghiệm công nghệ vốn sẽ được sử dụng cho sứ mệnh Hằng Nga-5 đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm thu thập các mẫu đất trên bề mặt mặt trăng.
Bắc Kinh xem chương trình vũ trụ trị giá nhiều triệu USD là minh chứng cho vị thế đang lên trên toàn cầu và sự am hiểu về công nghệ của Trung Quốc. SASTIND cho biết tàu vũ trụ mới đã được chuyển tới trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, tây bắc Trung Quốc.
Hồi năm ngoái, Trung Quốc đã đưa thiết bị tự hành mang tên Thỏ Ngọc lên bề mặt mặt trăng trong khuôn khổ sứ mệnh Hằng Nga-3.
Bắc Kinh tuyên bố sứ mệnh "hoàn toàn thành công", nhưng Thỏ Ngọc đã mắc phải các sự cố kỹ thuật và các nguồn tin hồi tháng 5 cho biết xe tự hành đang dần dần "yếu đi".
Sứ mệnh Hằng Nga-5, dự kiến diễn ra vào năm 2017, sẽ tinh vi hơn và bao gồm các thách thức về kỹ thuật, trong đó có việc cất cánh từ bề mặt trăng, gặp gỡ và kết nối trong quỹ đạo mặt trăng và trở về trái đất với tốc độ cao.
Dự án cũng bao gồm các kế hoạch về một trạm không gian lâu dài vào năm 2020 và cuối cùng là người đưa người lên mặt trăng.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Hợp tác quân sự, một lá bài trong chính sách "xoay trục" của Nga Việc Nga "ngả" về châu Á đã nằm trong tiên liệu của nhiều người nhưng Moscow có thành công hay không vẫn là một câu hỏi lớn. Không phải chỉ đến khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra và mối quan hệ giữa Nga và phương Tây bị rơi vào tình trạng "lạnh nhạt", Moscow mới tìm sang châu Á như là chiếc...