Trung Quốc sắp thử tiêm kích cạnh tranh F-35 Mỹ
Trung Quốc thông báo sẽ ra mắt tiêm kích thế hệ mới cạnh tranh với chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ vào năm 2021.
Một nhóm nghiên cứu đã được giao phát triển dự án phát triển tiêm kích mới với mục tiêu thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào năm sau, Công ty Khoa học Kỹ thuật Hàng không Trung Quốc hôm nay thông báo trên mạng xã hội WeChat.
Dự án còn có sự tham gia của các đơn vị khác, gồm Viện Nghiên cứu và Thiết kế Máy bay Thẩm Dương, Viện Nghiên cứu 29 có trụ sở tại Thành Đô, trực thuộc Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC).
Thông báo trên không nêu chi tiết về tiêm kích mới, nhưng viện nghiên cứu Thẩm Dương là nơi phát triển J-15, tiêm kích trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, và FC-31, mẫu chiến đấu cơ tàng hình thứ hai của nước này, sau J-20.
Video đang HOT
Nguyên mẫu tiêm kích tàng hình FC-31 của Trung Quốc tại triển lãm hàng không quốc tế lần thứ 10 tại thành phố Châu Hải, tỉnh Quảng Đông, tháng 11/2014. Ảnh: Xinhua.
Fu Qianshao, chuyên gia về hàng không Trung Quốc, nhận định rất có thể mẫu máy bay tàng hình mới sẽ là tiêm kích trên hạm, được phát triển dựa trên FC-31, theo Global Times.
Fu nói thêm rằng không quân Trung Quốc có thể yêu cầu một máy bay tàng hình cỡ vừa để bổ trợ cho tiêm kích tàng hình hạng nặng J-20, nhưng hải quân nước này lại đang thiếu một tiêm kích tàng hình có thể cạnh tranh với F-35B và F-35C của Mỹ.
Giới chuyên gia nhận định nếu đúng theo kịch bản đó, Trung Quốc có thể mất thêm 5 năm hoặc lâu hơn để đưa tiêm kích mới vào hoạt động sau lần thử nghiệm đầu tiên năm 2021. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng thời gian này có thể được cắt ngắn, bởi FC-31 đã được thử nghiệm về kỹ thuật trong nhiều năm qua.
Theo tuyên bố hồi tháng 12/2019, viện nghiên cứu Thẩm Dương cho biết đã cùng với Viện Công nghệ Chế tạo AVIC bắt đầu phát triển loại tiêm kích mới từ năm 2018. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về máy bay mới không được tiết lộ.
Hải quân Trung Quốc đang biên chế hai tàu sân bay và phát triển tàu sân bay thứ ba hiện đại hơn tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải, dự kiến hạ thủy và đưa vào hoạt động trong thập niên 2020. Một tiêm kích hiện đại hơn có thể giúp cải thiện khả năng chiến đấu cho tàu sân bay này.
Oanh tạc cơ Trung Quốc lượn vòng quanh Đài Loan
Hai oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc băng qua eo biển Miyako, bay theo hình bán nguyệt quanh đảo Đài Loan rồi vòng lại.
Hai oanh tạc cơ chiến lược Xian H-6 này xuất phát từ căn cứ ở Trung Quốc đại lục ngày 28/6, bay xuyên qua eo biển Miyako, nằm giữa nhóm đảo Yaeyama và quần đảo Okinawa của Nhật Bản. Chúng tiếp tục lượn vòng xuống và tiếp cận khu vực phía đông nam đảo Đài Loan rồi quay về theo đường cũ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong thông cáo hôm qua.
Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) điều một số tiêm kích theo dõi hai oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc. Cơ quan phòng vệ Đài Loan và Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về chuyến bay của oanh tạc cơ H-6.
Oanh tạc cơ chiến lược Xian H-6 của Trung Quốc cất cánh tham gia tập trận tuần tra trên vùng biển gần Nhật Bản, tháng 12/2017. Ảnh: PLA.
Đây là lần thứ 10 liên tiếp trong tháng 6 Trung Quốc điều máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan. Ít nhất một oanh tạc cơ H-6 được tiêm kích J-10 hộ tống tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phía tây nam đảo Đài Loan hôm 22/6.
Chuyến bay này cũng diễn ra sau khi hội đồng thành phố Ishigaki ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản, ngày 22/6 thông qua nghị quyết đổi tên hành chính nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc. Theo quyết định có hiệu lực từ 1/10, khu vực hành chính bao gồm nhóm đảo tranh chấp được đổi tên từ "Tonoshiro" thành "Tonoshiro Senkaku", để tránh nhầm với khu vực khác cùng tên ở trung tâm thành phố Ishigaki.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết, đe dọa hòn đảo phải "trả giá đắt" nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực với Đài Bắc, khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Nhật Bản hôm 17/6 gửi công hàm phản đối Trung Quốc triển khai 4 tàu hải cảnh hoạt động 65 ngày liên tục trên vùng biển gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần hoạt động dài nhất của tàu Trung Quốc gần nhóm đảo tranh chấp với Nhật Bản kể từ tháng 9/2012, thời điểm hai nước tranh cãi gay gắt về chủ quyền tại đây.
Đường bay oanh tạc cơ chiến lược Xian H-6 của Trung Quốc, ngày 28/6. Đồ họa: Reuters, BPQ Nhật Bản.
Sau nhiều năm, tòa án Kenya tuyên bố hợp đồng đường sắt với Trung Quốc là trái phép Ngày 19/6 vừa qua, Tòa Phúc thẩm Kenya phán quyết rằng hợp đồng đường sắt giữa Kenya và Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (CRBC) là trái phép. Dự án SGR đã đi vào hoạt động từ năm 2017. Ảnh: AFP Tòa Phúc thẩm Kenya cho biết Tập đoàn Đường sắt Kenya đã vi phạm luật quốc gia "trong quá trình quản lý...