Trung Quốc sắp phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo mặt trăng
Trung Quốc sẽ lần đầu tiên phóng một tàu vũ trụ lên quỹ đạo mặt trăng rồi trở về trái đất để chuẩn bị cho sứ mệnh thu thập các mẫu đất từ bề mặt “Chị Hằng”, bước đi mới nhất trong chương trình vũ trụ đầy tham vọng của Trung Quốc.
Xe tự hành Thỏ Ngọc của Trung Quốc di chuyển trên bề mặt mặt trăng hồi năm 2013.
Cục khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc (SASTIND) cho biết trong một tuyên bố ngày 10/8 rằng con tàu sẽ được phóng trước cuối năm nay và sẽ tới mặt trăng trước khi trở về trái đất.
Nhiệm vụ đó đòi hỏi con tàu chịu được nhiệt độ cao, vốn xảy ra khi nó quay trở lại bầu khí quyển của trái đất. Con tàu sẽ thử nghiệm công nghệ vốn sẽ được sử dụng cho sứ mệnh Hằng Nga-5 đầy tham vọng của Trung Quốc nhằm thu thập các mẫu đất trên bề mặt mặt trăng.
Bắc Kinh xem chương trình vũ trụ trị giá nhiều triệu USD là minh chứng cho vị thế đang lên trên toàn cầu và sự am hiểu về công nghệ của Trung Quốc. SASTIND cho biết tàu vũ trụ mới đã được chuyển tới trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, tây bắc Trung Quốc.
Video đang HOT
Hồi năm ngoái, Trung Quốc đã đưa thiết bị tự hành mang tên Thỏ Ngọc lên bề mặt mặt trăng trong khuôn khổ sứ mệnh Hằng Nga-3.
Bắc Kinh tuyên bố sứ mệnh “hoàn toàn thành công”, nhưng Thỏ Ngọc đã mắc phải các sự cố kỹ thuật và các nguồn tin hồi tháng 5 cho biết xe tự hành đang dần dần “yếu đi”.
Sứ mệnh Hằng Nga-5, dự kiến diễn ra vào năm 2017, sẽ tinh vi hơn và bao gồm các thách thức về kỹ thuật, trong đó có việc cất cánh từ bề mặt trăng, gặp gỡ và kết nối trong quỹ đạo mặt trăng và trở về trái đất với tốc độ cao.
Dự án cũng bao gồm các kế hoạch về một trạm không gian lâu dài vào năm 2020 và cuối cùng là người đưa người lên mặt trăng.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Tàu đổ bộ mặt trăng Trung Quốc gửi ảnh về trái đất
Robot đầu tiên hạ cánh xuống mặt trăng trong gần 40 năm qua, cỗ máy tự hành Thỏ Ngọc của Trung Quốc, đã bắt đầu gửi ảnh về trái đất, với một số tấm chụp cả tàu hạ cánh xuống mặt trăng.
Hình ảnh Thỏ Ngọc được tàu đổ bộ chụp.
Thỏ Ngọc đã được tàu đổ bộ mặt trăng "thả" xuống bề mặt "chị Hằng" trên một bình địa núi lửa được gọi là Sinus Iridum vào 4h35 ngày thứ bảy , giờ Bắc Kinh (20h35 GMT.
Cỗ máy tự hành đã di chuyển đến địa điểm cách đó vài phút, và đây là chuyến đi ngắn lịch sử đầu tiên từng được ghi bằng tàu đổ bộ.
Tối ngày chủ nhật, hai cỗ máy bắt đầu chụp ảnh nhau. Có thể thấy rõ cờ của Trung Quốc trên Thỏ Ngọc.
Ma Xingrui, chỉ huy trưởng chương trình mặt trăng Trung Quốc tuyên bố sứ mệnh "thành công tốt đẹp".
Hình ảnh tàu đổ bộ do Thỏ Ngọc chụp.
Cú hạ cánh mềm đầu tiên xuống mặt trăng kể từ năm 1976 này là bước tiến mới nhất của Trung Quốc trong chương trình vũ trụ đầy tham vọng của họ. Tàu đổ bộ dự kiến sẽ hoạt động trên mặt trăng 1 năm trong khi cỗ máy tự hành dự kiến sẽ làm việc khoảng 3 tháng.
Sứ mệnh Hằng Nga-3 đã "đáp" xuống mặt trăng sau khoảng 12 ngày cất cánh từ trái đất trên tên lửa đẩy Trường Chinh 3B của Trung Quốc.
Sứ mệnh được xem là biểu tượng cho vị trí đang lên trên toàn cầu của Trung Quốc và thành tựu công nghệ của nước này. Nó cũng chứng tỏ thành công của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi biến nước này từ một nước nghèo đói trở thành một cường quốc số 2 thế giới. Bắc Kinh dự kiến sẽ thành lập trạm vũ trụ vĩnh viễn trong không gian vào năm 2020 và sau đó sẽ đưa người lên mặt trăng.
Theo Dantri
Tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh thành công xuống mặt trăng Tàu vũ trụ của Trung Quốc ngày 14/12 đã thực hiện thành công cú hạ cánh mềm xuống mặt trăng lần đầu tiên kể từ năm 1976, trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Liên Xô cũ làm điều được điều này, đánh dấu bước tiến lớn trong chương trình vũ trụ đầy tham vọng. Xe tự hành...