Trung Quốc sáp nhập hàng loạt doanh nghiệp nhà nước
Trung Quốc sẽ tiến hành sáp nhập hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước và chỉ duy trì số lượng ở mức 40 doanh nghiệp. Đây được xem là nỗ lực của Trung Quốc nhằm tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động kém hiệu quả.
Trụ sở của tập đoàn viễn thông nhà nước Trung Quốc China Unicom ở thủ đô Bắc Kinh – Ảnh: Reuters
Kế hoạch tái cơ cấu có vai trò rất quan trọng trong chính sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của khu vực nhà nước, Reuters đưa tin hôm 27.4.
Hiện tại, chính quyền trung ương Bắc Kinh đang sở hữu 112 tập đoàn, trong đó có 227 công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến. Tổng mức vốn hóa của các công ty này là hơn 10 nghìn tỉ nhân dân tệ, tương đương 1,6 nghìn tỉ USD. Thương mại sẽ là lĩnh vực đầu tiên tiến hành sáp nhập, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp cạnh tranh, một nguồn tin giấu tên cho Reuters biết.
Video đang HOT
Việc sáp nhập sẽ giúp Trung Quốc có thể tập trung được nhiều nguồn lực vào các doanh nghiệp lớn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh quốc tế. Gần đây, Trung Quốc đã sáp nhập 2 tập đoàn sản xuất xe lửa lớn nhất nước này là CSR Corp Ltd và China CNR Corp Ltd.
China Mobile, một trong những tập đoàn viễn thông có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới – Ảnh: Reuters
Vụ sáp nhập đã tạo ra một tập đoàn trị giá 26 tỉ USD, đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ quốc tế như tập đoàn công nghiệp khổng lồ Siemens AG của Đức và Bombardier Inc của Canada, theo Reuters.
Hiện tại, Bắc Kinh đang cố gắng để tìm ra một chính sách phù hợp nhằm trợ lực cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi tăng trưởng kinh tế trong quý 1/2015 của Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Putin: 'Sáp nhập Crimea là sửa lại sai lầm lịch sử'
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố không hề hối tiếc về việc sáp nhập Crimea với Moscow, cho rằng đó là hành động sửa lại sự bất công lịch sử.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
"Tôi nghĩ chúng tôi đã làm điều đúng đắn và tôi không có gì phải hối tiếc cả", hãng thông tấn AFP dẫn lời ông Putin nói về quyết định sáp nhập bán đảo Crimea với Nga trong một cuộc phỏng vấn, trích từ bộ phim tài liệu phát sóng ngày hôm qua. "Để bảo vệ lợi ích của mình, chúng ta phải đi đến tận cùng", ông cho biết thêm.
Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh động cơ giành lại Crimea không phải vì bán đảo này có vị trí chiến lược quan trọng trên vùng Biển Đen mà đó "chỉ là hành động sửa lại sai lầm trong lịch sử" khi mà vào năm 1954, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev chuyển giao Crimea từ Nga cho Ukraine.
Ông đồng thời khẳng định vai trò và hành động của Nga đối với Ukraine không vi phạm luật pháp quốc tế, bất chấp các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt lên Moscow. Theo ông Putin, biện pháp trừng phạt chỉ nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển của Nga với tư cách một cường quốc toàn cầu.
Bán đảo Crimea, nối với đất liền bằng một tuyến đường hẹp, cũng là nơi đặt căn cứ của Hạm đội Biển Đen thuộc lực lượng Hải quân Nga.
Crimea được sáp nhập vào Nga từ tháng ba năm ngoái sau khi tổng thống Ukraine Victor Yanukvych bị lật đổ. Tình trạng bất ổn sau đó lan sang khu vực nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine. Tại đây, giao tranh giữa quân chính phủ và phe ly khai vẫn diễn biến phức tạp, đến nay khiến ít nhất 6.000 người thiệt mạng
Vũ Hoàng
Theo VNE
Thủ tướng Nga: Chịu trừng phạt để sáp nhập Crimea là xứng đáng Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua cho biết việc sáp nhập bán đảo Crimea khiến Moscow phải chịu nhiều lệnh trừng phạt gây tổn hại đến nền kinh tế, nhưng điều này là xứng đáng. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Reuters. Kinh tế Nga đã thiệt hại 26,8 tỷ USD do giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt mà Liên...