Trung Quốc sắp hết “săn hổ lớn”
Phán quyết đối với ông Chu Vĩnh Khang “báo hiệu tạm dừng chiến dịch chống tham nhũng để chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19 vào năm 2017″.
Mức án chung thân tuyên cho cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang được xem là chiến thắng của chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng. Ngoài ra, diễn biến này còn giúp ông Tập loại bỏ một đối thủ chính trị, củng cố thêm quyền lực.
Tự hại mình?
Chu Vĩnh Khang là quan chức cao cấp nhất bị ra tòa kể từ sau vụ xử tội phản quốc năm 1981 đối với bà Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông và các thành viên khác của bè lũ 4 tên – những kẻ từng truy bức thành phần đối nghịch chính trị trong thời gian có cuộc Cách mạng Văn hóa từ năm 1966-1976.
Xuất hiện với mái tóc bạc trắng, ông Chu bị tòa án ở TP Thiên Tân tuyên án tù chung thân hôm 11-6 về các tội nhận hối lộ, lạm quyền và tiết lộ bí mật quốc gia. Theo đó, ông Chu hoặc trực tiếp hoặc qua trung gian nhận 130 triệu nhân dân tệ (khoảng 21 triệu USD) và dùng ảnh hưởng của mình để cho phép những người khác hưởng lợi khoảng 2,1 tỉ nhân dân tệ, gây thiệt hại 1,4 tỉ nhân dân tệ cho ngân quỹ nhà nước.
Trong khi đó, bà vợ Giả Hiểu Diệp và Chu Bân – con trai của ông với vợ trước – nhận hối lộ tiền và tài sản trị giá 129 triệu nhân dân tệ. Tân Hoa Xã không cho biết họ có bị khởi tố hay không. Có khả năng ông Chu đã thú tội để đổi lấy khoan hồng cho họ. Theo báo The New York Times, vợ Chu Bân là công dân Mỹ.
Một số nhà phân tích cho rằng ông Chu tựa như tự hại mình do biết quá nhiều, thâu tóm quá nhiều quyền lực. Nhà sử học Chương Lập Phàm (Bắc Kinh) nhận định: “Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt với một người có quan hệ sâu rộng. Nếu những bí mật lộ ra thì toàn bộ hệ thống sẽ rung chuyển. Điều này cho thấy giới hạn của chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập tiến hành”. Theo trang tin Bloomberg, cho đến năm 2012 (trước khi nghỉ hưu), ông Chu nắm trong tay toàn bộ bộ máy an ninh của Trung Quốc bao gồm cảnh sát, công tố và tòa án.
Ông Chu Vĩnh Khang cúi đầu tại phiên tòa
Video đang HOT
Đỉnh cao của “đả hổ diệt ruồi”
Kết cục của “ông trùm an ninh” một thời đã đánh dấu đỉnh cao của chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, vốn triệt hạ hơn 100.000 quan tham các cấp. Ông Chương nói rằng phán quyết đối với ông Chu là một sự thỏa hiệp, báo hiệu tạm dừng chiến dịch chống tham nhũng để chuẩn bị cho đại hội đảng toàn quốc lần thứ 19 vào năm 2017. Học giả Chương nói thêm nếu ông Chu bị xét xử công khai, có thể còn có nhiều chuyện khó lường hơn.
Nhiều khả năng ông Tập không muốn để ông Chu có cơ hội làm lộ bí mật của các quan chức cấp cao khác, điều sẽ khiến hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc xấu thêm giữa lúc chiến dịch chống tham nhũng đã tấn công vào tầng lớp quyền lực cao nhất. “Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy chiến dịch “săn hổ lớn” của ông Tập gần đến hồi kết” – ông Chương nhận định.
Willy Lam, nhà nghiên cứu lịch sử – chính trị Trung Quốc ở Trường ĐH Hồng Kông, nhận xét vụ việc liên quan đến các nhân vật cao cấp trong ngành công nghiệp dầu khí, bộ máy an ninh và nhiều vụ bê bối tham nhũng. “Nhà chức trách muốn tránh công khai những vụ việc này. Chủ tịch Tập Cận Bình đã thắng trận và ông không muốn đi quá xa” – ông Lam nói.
Trong khi đó, giáo sư Clayton Dube thuộc Viện Mỹ – Trung tại Los Angeles (Mỹ) cho rằng dù đã cởi mở hơn trước nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn thích công bố kết quả hơn là công khai quá trình ra quyết định.
Bí ẩn “nhà hiền triết Tân Cương”
Ông Tào Vĩnh Chính có mối quan hệ thân thiết với Chu Vĩnh Khang. (Ảnh: Want China Times)
Vụ xét xử ông Chu Vĩnh Khang đã phơi bày mối liên hệ giữa các quan chức cấp cao Trung Quốc với một nhân vật pháp sư có biệt danh “nhà hiền triết Tân Cương” – ông Tào Vĩnh Chính. Ông Tào sinh tại tỉnh Sơn Đông vào năm 1959. Theo tạp chí Tài Tân, trong thập niên 1990, ông “nổi tiếng vì có những năng lực phi thường” như khả năng dự đoán tương lai của ai đó và chữa được các căn bệnh nan y. Hồi năm 1993, ông này được cho là đã dự báo thành công về việc Bắc Kinh tổ chức Olympic 2008. Tân Hoa Xã dẫn phán quyết của tòa án khẳng định tội làm lộ bí mật nhà nước của ông Chu là do đã gửi các giấy tờ nhạy cảm cho Tào Vĩnh Chính, một nhân vật không có thẩm quyền. Điều này trực tiếp vi phạm Luật Bí mật nhà nước. Cáo trạng nêu rõ việc “cố tình tiết lộ bí mật nhà nước” cho ông Tào “là đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa gây hậu quả quá lớn”. Ông Tào bị bắt năm 2014 lúc đang cố chạy trốn sang Đài Loan.
Theo Huệ Bình
Người Lao động
Chu Vĩnh Khang bị con trai 'đấu tố'
Chu Vĩnh Khang đã bị bắt cùng vợ kế là Giả Hiểu Diệp vào cuối năm ngoái. Sau khi chính quyền Trung Quốc quyết định mở điều tra nhân vật từng nằm trong Bộ chính trị Trung Quốc và từng giữ chức Bộ trưởng Công an thì con trai Chu Bân cũng bị bắt để điều tra. Và Chu Bân giờ đang "tích cực hợp tác" với cơ quan điều tra để chống lại cha mình.
Chu Vĩnh Khang và Chu Bân
Hổ con cắn hổ cha
Ngày 30.7, báo New York Times cho biết trong chiến dịch đánh Chu Vĩnh Khang, chính quyền coi Chu Bân là quân cờ quan trọng phải khai thác trước. Báo Trung Quốc cho biết Chu Bân tỏ ra tích cực hợp tác với cơ quan điều tra và đã cung cấp nhiều bằng chứng chống lại cha ruột Chu Vĩnh Khang.
Chính những bằng chứng đó đã củng cố việc chính quyền Trung Quốc quyết định công khai việc điều tra "hổ lớn" Chu Vĩnh Khang.
Lưu Ngân Toàn, giáo sư nghiên cứu sử ở Bắc Kinh nói: "Thời gian qua, mọi việc làm phi pháp của Chu Bân đều nhờ lợi dụng ô dù của Chu Vĩnh Khang. Bản thân Chu Vĩnh Khang quá bận rộn với việc rượu chè và phụ nữ thì khó có thời gian xem xét hoạt động kinh doanh của con trai. Có nhiều điều sai trái mà Chu Bân làm thì Chu Vĩnh Khang cũng không hay biết".
Nhưng giờ khi Chu Bân thấy nguy hiểm thì không cách nào gỡ tội tốt hơn là "hợp tác với cơ quan điều tra" để chống lại cha.
Tiểu hổ Chu Bân
Khi Chu Vĩnh Khang bị đánh thì báo chí Trung Quốc vốn có truyền thống đặt biệt danh cho các nhân vật ngã ngựa (từ thời Cách mạng văn hóa) đã gọi Chu Vĩnh Khang là "Đại hổ". Con trai Chu Bân nhờ thế được ăn theo với biệt danh "tiểu hổ".
Trang tài chính của Sina cho biết Chu Bân bị viện kiểm sát Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc phát lệnh bắt giữ liên quan đến việc hoạt động kinh doanh phi pháp. Báo chí Trung Quốc cho biết Chu Bân sinh năm 1972 từng được đi du học Mỹ và vê nước năm 2002.
Sau khi về nước, Chu Bân lao vào làm ăn kinh doanh và dựa thế cha để trở thành một doanh nhân thành đạt. Báo Trung Quốc nói tiểu hổ Chu Bân xây dựng cả một đế chế kinh doanh câu kết với chính trị ở thành phố Vô Tích, Giang Tô, mở rộng địa bàn ra cả Bắc Kinh, Thượng Hải và nước ngoài.
Lĩnh vực kinh doanh của Chu Bân gồm cả bất động sản, dầu khí và đầu tư. Báo chí Trung Quốc cho biết đế chế kinh doanh của Chu Bân có tổng tải sản cả tỷ USD. Giáo sư luật tại Bắc Kinh Triệu Viên Minh cho biết: "Chu Bân rất năng động trong môi trường tài chính và làm nhiều điều phi pháp dưới ô dù của cha mình. Khi Chu Vĩnh Khang ngã ngựa thì các hoạt động phi pháp bị phơi bày ngay".
Khi Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang bị đánh, báo chí Trung Quốc cho rằng hai nhân vật này câu kết với nhau. Chu Bân cũng biết cách tận dụng mối quan hệ giữa cha với ông Bạc để kiếm 3,2 tỷ USD trong các khoản đầu tư vào Trùng Khánh, địa bàn của Bạc.
Chẳng hạn trong một dự án đầu tư xây dựng 6,5 tỷ USD ở Trùng Khánh, Chu Bân bỏ túi riêng 1,6 tỷ USD. Ngoài ra, Chu Bân còn bị cáo buộc nhận nhiều tiền hối lộ để mua quan bán chức, bắt thả người...
Theo Một Thế Giới
Hé lộ thầy bói trong vụ Chu Vĩnh Khang làm lộ bí mật quốc gia Vụ xử tham nhũng đối với cựu trùm an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang làm hé lộ một thầy bói với biệt danh "nhà hiền triết Tân Cương", quan hệ rộng với các quan chức cấp cao. Tào Vĩnh Chính, một thầy bói tập khí công có mối quan hệ với Chu Vĩnh Khang. Chu Vĩnh Khang, 72 tuổi, cựu ủy viên...