Trung Quốc sắp đưa ‘Thỏ ngọc’ bay đến ‘chị Hằng’
Tàu tự hành mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc được đặt tên là ‘ Thỏ ngọc’ sẽ được nước này phóng lên không gian vào đầu tháng 12 tới, AFP dẫn truyền thông địa phương cho hay ngày 26.11.
Tàu tự hành ‘Thỏ ngọc’ – Ảnh: AFP
Tên lửa đẩy mang theo tàu thăm dò Hằng Nga 3 gồm tàu đổ bộ và tàu tự hành “Thỏ ngọc” (tiếng Trung Quốc là Yutu) sẽ được phóng vào đầu tháng 12, theo Tân Hoa xã dẫn lời Wu Zhijian, phát ngôn viên Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
Nếu mọi thứ thành công, tàu thăm dò Hằng Nga 3 sẽ đáp xuống bề mặt mặt trăng vào giữa tháng 12 và sau đó thả “Thỏ ngọc” ra thực hiện chuyến tự hành tìm hiểu vệ tinh tự nhiên của trái đất này.
Vào đầu tháng 12, Trung Quốc cũng đã giới thiệu tàu tự hành “Thỏ ngọc” ra công chúng. AFP dẫn các nhà thiết kế con tàu cho hay, “Thỏ ngọc” có thể leo nghiêng 30 độ và di chuyển 200 mét mỗi giờ.
Nó có khả năng chịu được các điều kiện bức xạ cao, chân không và nhiệt độ quá nóng. Nhiệt độ trên bề mặt “chị Hằng” dao động trong khoảng từ âm 180 đến dương 150 độ C, Tân Hoa xã dẫn lời thiết kế trưởng của chương trình tàu thăm dò mặt trăng Wu Weiren cho biết.
Video đang HOT
Tàu sẽ được trang bị nhiều hệ thống thu thập thông tin và thăm dò địa chất, như camera chụp toàn cảnh và các thiết bị đo lường bằng radar. Theo kế hoạch, nó sẽ tuần hành trên mặt trăng trong ba tháng trước khi kết thúc nhiệm vụ của mình.
Được biết, trước sứ mệnh Hằng Nga 3, đất nước đông dân nhất hành tinh đã hai lần gửi tàu thăm dò bay đến quỹ đạo vệ tinh tự nhiên của Trái đất là Hằng Nga 1 và Hằng Nga 2.
Vào tháng 10.2007, tàu Hằng Nga 1 bay vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3A. Con tàu thăm dò mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc này đã gửi về Trái đất một số hình ảnh bề mặt “chị Hằng” trước khi kết thúc sứ mệnh với việc đâm vào mặt trăng sau 16 tháng chu du trong không gian.
Tiếp đó, vào tháng 10.2010, tàu Hằng Nga 2 rời bệ phóng tại Tây Xương để bay đến quỹ đạo mặt trăng cùng sứ mệnh vẽ bản đồ chi tiết về vệ tinh này.
Sau giai đoạn hai của chương trình thám hiểm mặt trăng với Hằng Nga 3, Trung Quốc sẽ nhắm đến nhiệm vụ khó khăn khác là gửi tàu vũ trụ có người lái bay đến đáp xuống “chị Hằng”, dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2017.
Theo TNO
Tàu nghiên cứu khí quyển sao Hỏa của NASA cất cánh
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vào hôm 18.11 đã phóng tàu thăm dò không người lái Mavenđến nghiên cứu bầu khí quyển của sao Hỏa nhằm giải thích nguyên nhân vì sao hành tinh đỏ lại mất đi sự ấm áp và nước theo thời gian.
Tàu thăm dò Maven được đặt trên tên lửa đẩy Atlas V 401 rời bệ phóng tại Căn cứ không quân Cape Canaveral ở Florida (Mỹ) - Ảnh: AFP
Theo AFP, tên lửa đẩy được sơn màu trắng Atlas V 401 mang theo tàu Maven, viết tắt của Sứ mệnh Khí quyển và Tiến hóa bất ổn của sao Hỏa, rời bệ phóng tại Căn cứ không quân Cape Canaveral ở Florida (Mỹ) đúng kế hoạch vào lúc 13 giờ 28 phút ngày 18.11 (giờ địa phương, tức 1 giờ 28 phút rạng sáng 19.11 theo giờ Việt Nam).
NASA cho biết, "tất cả mọi thứ đều tốt đẹp", và con tàu trị giá 671 triệu USD này đã bắt đầu hành trình xuyên không gian kéo dài 10 tháng để bay đến hành tinh đỏ.
Theo dự kiến, tàu Maven vào quỹ đạo sao Hỏa ngày 22.9.2014, và bắt đầu khởi động các nhiệm vụ khoa học hai tháng sau đó.
Khác với các sứ mệnh trước đây của NASA, tàu thăm dò Maven lần này không nhắm vào bề mặt khô khan của hành tinh đỏ, mà tìm hiểu những bí ẩn ở thượng tầng khí quyển chưa từng được nghiên cứu.
Tàu Maven sẽ bay quanh hành tinh đỏ ở độ cao 6.000 km và nó sẽ có năm lần hạ xuống thấp với khoảng cách chỉ 125 km so với bề mặt sao Hỏa, để có thể nghiên cứu bầu khí quyển ở những vị trí khác nhau.
Theo AFP, con tàu hình vuông nặng 2.453 kg với mỗi cạnh dài 2,5 mét này sẽ tiết lộ nguyên nhân vì sao bầu khí quyển sao Hỏa trở nên quá lạnh và mỏng để có thể hỗ trợ cho sự tồn tại của nước ở dạng lỏng.
Tàu Maven sẽ tìm hiểu nguyên nhân khiến cho sao Hỏa mất khí quyển - Ảnh: NASA
Vào đầu tháng 11 qua, một sứ mệnh khám phá sao Hỏa khác cũng được thực hiện với việc tàu Mars Orbiter Mission được Ấn Độ phóng lên vũ trụ với nhiệm vụ dò tìm sự hiện diện của khí methane để chứng minh sự tồn tại của một số dạng sống cổ.
Tàu Mars Orbiter Mission sẽ đến quỹ đạo sao Hỏa trễ hơn tàu Maven hai ngày. Hiện nó đã lên được quỹ đạo 100.000 km cách bề mặt trái đất, để chuẩn bị vào ngày 1.12 tới thoát ra được ảnh hưởng của lực hấp dẫn của trái đất để thẳng hướng hành tinh đỏ.
Được biết, Maven là một phần của chương trình đầy tham vọng, bao gồm nhiều tàu thăm dò và xe tự hành được phóng tới sao Hỏa để thu thập dữ liệu, nhằm dọn đường cho sứ mệnh đưa người bay đến hành tinh này sẽ diễn ra vào những năm 2030, NASA cho biết.
Theo TNO
Tàu thăm dò sao Hỏa của NASA sắp cất cánh Điều gì đã xảy ra đối với nước trên sao Hỏa? Tại sao bầu khí quyển của hành tinh đỏ mỏng đi theo thời gian? Con tàu thăm dò Maven của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến rời bệ phóng ngày 18.11 sẽ giải mã những bí ẩn trên. Tàu thăm dò Maven được đặt trên tên lửa...