Trung Quốc sắp đưa tàu khảo sát khổng lồ ra Biển Đông
Trung Quốc sẽ đưa vào sử dụng tàu khảo sát biển Hải Dương 771 ngay trong năm này và triển khai tới Biển Đông thăm dò tài nguyên khoáng sản.
Theo mạng công trình biển Trung Quốc (chinaoffshore), ngày 6/8, công ty đóng tàu tỉnh Giang Tây đã hạ thủy tàu khảo sát biển Hải Dương 771. Tàu này sau khi đưa vào sử dụng sẽ được triển khai tới Biển Đông để thực hiện các hoạt động thăm dò tài nguyên dầu khí và khoáng sản.
Truyền thông Trung Quốc tiết lộ, tàu Hải Dương 771 được chế tạo theo đơn đặt hàng của Công ty phục vụ mỏ dầu Trung Quốc (COSL). Dự kiến sẽ được bàn giao và đưa vào sử dụng ngay trong năm nay. Nhiệm vụ của Hải Dương 771 là tiếp tế và hỗ trợ hoạt động khảo sát tại khu vực Biển Đông cho tàu khảo sát loại lớn Hải Dương 720 và Hải Dương 721.
Video đang HOT
Tàu thăm dò 771 được chế tạo bằng thép hỗn hợp, có nhiều chức năng tiên tiến trong khảo sát tài nguyên khoáng sản đáy biển. Tàu được trang bị hệ thống định vị động lực theo dõi tự động, có thể tiến hành khảo sát và tiếp tế vật tư trong điều kiện biển khắc nghiệt
Tàu có chiều dài 64,96 mét, rộng 16 mét, chiều cao 7,5 m, hành trình liên tục 9.000 hải lý, tốc độ 13 hải lý/giờ.
Trung Quốc trong thời gian gần đây liên tục chế tạo các tàu khảo sát biển và giàn khoan mới nhằm đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác tài nguyên dầu khí tại Biển Đông. Trước đó hồi đầu tháng 7, Trung Quốc bắt đầu triển khai chế tạo giàn khoan nước sâu Hải Dương 982.
Việc liên tiếp chế tạo nhiều phương tiện tàu thăm dò biển, giàn khoan dầu cỡ lớn khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại hành vi leo thang căng thẳng Biển Đông của Trung Quốc.
Hải Nam
Theo_Kiến Thức
Nhật xua đuổi tàu khảo sát Đài Loan ở Biển Hoa Đông
Sáng 22/7, máy bay và tàu tuần tra của Nhật Bản đã cảnh cáo và xua đuổi một tàu khảo sát biển Đài Loan đang hoạt động gần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo hãng thông tấn Kyodo, vào khoảng 5 giờ 55 phút (giờ Trung Quốc) ngày 22/7, máy bay tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản đã phát hiện tàu khảo sát biển "Ocean Research 2" của Đài Loan đang tác nghiệp tại khu vực biển cách tây nam đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 60 hải lý. Chiếc tàu khảo sát này kéo một vật thể như dây cáp để thực hiện các hoạt động khảo sát.
Tàu khảo sát biển Ocean Research của Đài Loan.
Đơn vị Cảnh sát biển số 11 của Nhật Bản tại Naha cho rằng tàu khảo sát Đài Loan đã vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Ngay lập tức sau đó, máy bay và tàu tuần tra Nhật Bản đã tiến hành xua đuổi tàu khảo sát Đài Loan ra khỏi EEZ và cảnh báo rằng "không được tự tiện triển khai các hoạt động khảo sát tại vùng biển này".
Phía tàu Đài Loan cũng đáp lại rằng "Đài Loan đang hoạt động trong vùng EEZ của Đài Loan". Nhưng rồi sau đó cũng ra khỏi khu vực do bị tàu Nhật Bản xua đuổi.
Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vùng biển lân cận. Đài Loan gọi Senkaku/Điếu Ngư là "Điếu Ngư Đài".
Trịnh Hải Nam
Theo_Kiến Thức
Thung lũng tại Nepal cao thêm 80 cm sau động đất Độ cao của thung lũng Kathmandu ở Nepal so với mặt nước biển tăng thêm 80 cm sau trận động đất kinh hoàng hôm 25/4. Thung lũng Kathmandu ở Nepal. Ảnh minh họa: Adrmidia Việc bề mặt của mảng kiến tạo Ấn Độ dịch chuyển về phía mảng Tây Tạng khiến thung lũng Kathmandu của Nepal nâng cao hơn 80 cm, Xinhua dẫn...