Trung Quốc sắp đưa hai tàu khảo sát hiện đại ra Biển Đông
Trung Quốc vừa hoàn thiện đóng mới hai tàu khảo sát địa chất biển hiện đại nhất, nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm khoáng sản và dầu khí trên các vùng biển, bao gồm Biển Đông.
Tàu khảo sát biển Địa chất số 8 của Trung Quốc tự đóng. Ảnh: Xinhua
Trung Quốc ngày 28/2 tổ chức lễ hạ thủy hai tàu khảo sát địa chất biển cỡ lớn mang số hiệu “Địa chất biển 8″ và “Địa chất biển 9″ tại nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải, theo Xinhua.
Tàu Địa chất biển 8 dài 88 m, rộng 20,4 m, tải trọng 6.785 tấn, tốc độ tối đa 27 km/h, có thể hoạt động liên tục trong phạm vi 29.000 km.
Tàu Địa chất biển 9 dài 87 m, rộng 17 m, tải trọng 4.350 tấn, tốc độ tối đa 27 km/h, phạm vi hoạt động không cần tiếp liệu đạt 18.000 km.
Video đang HOT
Hai tàu được trang bị nhiều thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động khảo sát địa chất tại mọi khu vực biển trên thế giới.
Theo cục trưởng cục Địa chất Trung Quốc Lý Kim Phát, hai tàu mới hạ thủy do Bắc Kinh tự nghiên cứu chế tạo, hiện là những tàu khảo sát hiện đại nhất của nước này.
Trung Quốc sẽ hoàn thiện việc lắp đặt trang bị và chạy thử nghiệm hai tàu này nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm phát hiện nguồn tài nguyên dầu khí, băng cháy, khoáng sản khác tại các vùng biển, bao gồm Biển Đông.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đóng tàu khảo sát Địa chất biển 10, theo kế hoạch sẽ hạ thủy vào cuối tháng 5.
Quốc Trung
Theo VNE
Tàu Trung Quốc khai thác trái phép tuyến du lịch tới Hoàng Sa
Trung Quốc hôm qua đưa vào sử dụng tàu du lịch mới để vận hành khai thác trái phép tour du lịch tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tàu du lịch "Công chúa Trường Lạc" của Trung Quốc. Ảnh: People's Daily
Tàu du lịch "Công chúa Trường Lạc" hôm qua chính thức khởi hành chuyến phi pháp đầu tiên từ Tam Á tới quần đảo Hoàng Sa.
Tàu thuộc sở hữu của Công ty cổ phần vận tải eo biển Hải Nam với số tiền đầu tư 230 triệu nhân dân tệ, theo People's Daily. Đây là tàu du lịch hạng sang do Công ty đóng tàu Quảng Châu chế tạo.
Tàu dài 129 m, rộng 20 m, cao hơn 7 m, trọng tải 12.336 tấn, có khả năng chở 499 người, gần 2.200 tấn hàng hóa, với vận tốc 16,5 hải lý. Tàu có 82 phòng khách, có nhà ăn, phòng hát, phòng trà, siêu thị, phòng đọc sách.
Con tàu sẽ đảm nhận khai thác tuyến du lịch sinh thái biển phi pháp kéo dài 4 ngày ba đêm tới nhóm đảo Lưỡi Liềm, thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc thành lập trái phép cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Mọi việc làm của các nước khác ở hai quần đảo này mà chưa có sự cho phép của Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Quốc Trung
Theo VNE
Việt Nam phản đối quy chế nghỉ đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông Hà Nội khẳng định quy chế mới về nghỉ đánh bắt cá trên biển của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn Bộ Nông nghiệp Trung Quốc vừa ra thông báo chính thức điều chỉnh và áp dụng...