Trung Quốc sắp công bố dự thảo luật an ninh Hong Kong
Bắc Kinh rất có thể tiết lộ dự thảo luật an ninh Hong Kong hôm nay, sau khi cuộc họp của ủy ban thường vụ Trung Quốc kết thúc.
SCMP dẫn lời nhiều nguồn tin cho hay thời gian tham vấn dư luận về dự thảo luật sẽ được thông báo, sau khi cuộc họp ba ngày của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (NPCSC) kết thúc vào sáng nay.
Trước đó, nhiều quan chức đặc khu cho rằng không cần tiến hành tham vấn dư luận về dự thảo luật an ninh mới. Lãnh đạo cơ quan Tư pháp Hong Kong Teresa Cheng tháng trước nói rằng nghị quyết của Bắc Kinh và điều 18 Luật Cơ bản cũng không yêu cầu quá trình này.
Tuy nhiên, giới luật sư cho rằng “thật ngạc nghiên và đáng lo ngại” nếu không tiến hành tham vấn ý kiến của cư dân đặc khu, bởi luật an ninh mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và tự do cá nhân của họ.
Cảnh sát Hong Kong đối phó biểu tình phản đối dự luật an ninh hồi cuối tháng 5. Ảnh: Reuters.
Dự thảo được cho sẽ giải thích chi tiết hơn về bốn điều cấm trong dự luật, gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với lực lượng nước ngoài, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, đồng thời đưa ra các hình thức xử phạt.
Theo nghị quyết của Bắc Kinh tháng trước, Ủy ban Thường vụ được ủy quyền xây dựng luật an ninh để ban hành và thực thi tại Hong Kong trong thời gian tới. Chưa có thông tin chính thức về thời điểm áp luật an ninh, nhưng nhiều nguồn tin trước đó chỉ ra nhiều khả năng là trước cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hong Kong, sẽ diễn ra vào ngày 6/9.
Dự thảo mới cũng bổ sung hành vi “cấu kết” với tổ chức, lực lượng nước ngoài vào danh sách hành vi bị hình sự hóa. Bổ sung này đã được tiết lộ khi bắt đầu cuộc họp của NPCSC tuần này, làm dấy lên nhiều lo ngại từ phía các chuyên gia pháp lý. Họ sợ rằng hành vi ủng hộ các chính quyền nước ngoài áp lệnh trừng phạt Trung Quốc và nhận tiền từ các tổ chức bên ngoài có thể bị trừng phạt.
Video đang HOT
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), tức quốc hội Trung Quốc, hôm 28/5 bỏ phiếu thông qua “Nghị quyết về Thiết lập, Cải thiện Hệ thống Pháp luật và Cơ chế thực thi cho Đặc khu hành chính Hong Kong để Bảo đảm An ninh”. Nghị quyết này là tiền đề để Ủy ban Thường vụ NPC xây dựng luật an ninh cho đặc khu Hong Kong. Động thái của Bắc Kinh lập tức vấp phải làn sóng chỉ trích quốc tế, khi cho rằng nó làm xói mòn quyền tự trị tương đối cao của Hong Kong.
Cách Trung Quốc có thể thi hành luật an ninh Hong Kong
Luật an ninh sẽ mở đường để Trung Quốc đưa tình báo viên tới Hong Kong, hoạt động theo mô hình tương tự cảnh sát mật thời thuộc địa Anh.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), tức quốc hội Trung Quốc, hôm 28/5 bỏ phiếu thông qua "Nghị quyết về Thiết lập, Cải thiện Hệ thống Pháp luật và Cơ chế thực thi cho Đặc khu hành chính Hong Kong để Bảo đảm An ninh". Nghị quyết này là tiền đề để Ủy ban Thường vụ NPC xây dựng luật an ninh cho đặc khu Hong Kong.
Luật an ninh có thể được Ủy ban Thường vụ NPC ban hành trong vài tuần tới mà không cần thông qua Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Các điều khoản trong luật an ninh mới chưa được công bố, nhưng nó sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu.
Luật cũng có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở trong thành phố khi cần thiết. Điều này khiến nhiều người đặt dấu hỏi về thẩm quyền và trách nhiệm của lực lượng an ninh Trung Quốc đại lục tại Hong Kong, cũng như liệu chính quyền thành phố có được giám sát họ hay không.
Cảnh sát Hong Kong đối phó biểu tình phản đối dự luật an ninh hồi cuối tháng 5. Ảnh: SCMP.
Nhiều quan chức, cựu quan chức thân đại lục ở Hong Kong cho rằng để thực thi luật an ninh tại đặc khu, Bắc Kinh có thể triển khai cơ sở và lực lượng an ninh, tình báo với chức năng tương tự Sở Mật thám, đơn vị chuyên thu thập tin tình báo do chính quyền thuộc địa Anh lập ra khi còn cai quản Hong Kong.
Sở Mật thám là đơn vị an ninh mật được Anh thành lập tại các thuộc địa, chuyên theo dõi những cá nhân, tổ chức và hoạt động được coi là mối đe dọa tiềm tàng đến an ninh và lợi ích của mẫu quốc. Sở Mật thám Hong Kong bị giải thể năm 1995, hai năm trước khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc.
Cựu trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh, hiện là phó chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, là người đầu tiên đề cập đến việc hồi sinh mô hình này ở đặc khu.
"Singapore có Cục An ninh Nội địa (tiền thân là Sở Mật thám), chúng tôi thì không. Mỹ cũng có nhiều cơ quan hành pháp chuyên đối phó những mối đe dọa an ninh quốc gia, chúng tôi thì không. Không bất ngờ khi chúng tôi cần có một cơ quan tương tự nhằm lấp khoảng trống pháp lý trong vấn đề an ninh quốc gia", ông Lương nói.
Một số cựu quan chức đặc khu cũng có nhận định tương tự, trong đó có Lau Siu-kai, cựu quan chức cấp cao Hong Kong cố vấn cho Bắc Kinh và Elsie Leung Oi-sie, cựu lãnh đạo cơ quan tư pháp Hong Kong.
Sở Mật thám tại Hong Kong có nguồn gốc từ thập niên 1920, khi chính quyền thuộc địa Anh thành lập đơn vị đặc biệt thuộc Cục Tình báo Hình sự (CIB) của Lực lượng Cảnh sát Hong Kong.
Đơn vị được đổi tên thành Sở Mật thám vào năm 1933, trong đó chức năng chính vẫn là "giám sát chính trị phòng ngừa" để trấn áp các hoạt động chống chính quyền thuộc địa, theo nghiên cứu của giáo sư Fu Hualing và Richard Cullen tại Đại học Hong Kong (HKU).
Thành phần chính của Sở Mật thám là các sĩ quan người Anh, có nhiệm vụ thu thập tin tình báo và chống phá những cuộc biểu tình, đình công do đảng Cộng sản tổ chức. Do thám và giám sát là mục tiêu chủ chốt, trong đó nhiều thành viên đảng Cộng sản và những người có quan điểm thân đại lục đều bị gắn thiết bị theo dõi trong nhà, chuyên gia khoa học chính trị Steve Tsang tại Hong Kong cho hay.
Báo cáo thường niên năm 1976 của cảnh sát Hong Kong liệt kê một số nhiệm vụ của Sở Mật thám như "phát hiện, ngăn chặn các hành động bạo loạn và phá hoại, cũng như thu thập, đối chiếu, đánh giá và phổ biến tin tình báo".
Cơ quan này cũng tham gia kiểm soát hộ chiếu và xuất nhập cảnh. Đến thập niên 1980, các đặc vụ còn điều tra lý lịch hàng loạt quan chức cấp cao Hong Kong nhằm xác định họ có tham gia các phong trào sinh viên hay từng hoạt động trong những nhóm cánh tả hay không.
"Người đứng đầu Sở Mật thám có quyền lực rất lớn. Chức vụ này thường do một phó sở trưởng cảnh sát Hong Kong đảm nhiệm, người đó sẽ báo cáo trực tiếp với sở trưởng cảnh sát và toàn quyền Hong Kong. Sở Mật thám cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tình báo Anh", nguồn tin giấu tên am hiểu hoạt động của cơ quan này cho hay.
Ray Yep Kin-man, chuyên gia chính trị tại HKU, cho biết lãnh đạo Sở Mật thám cũng là thành viên ủy ban tình báo cấp cao của thành phố, trong đó có mặt chỉ huy lực lượng đồn trú của Anh và người đứng đầu cơ quan an ninh Hong Kong. "Cơ quan An ninh Anh MI5 nắm rõ thông tin về mọi hoạt động của Sở Mật thám", ông cho hay.
Biểu tình cánh tả tại Hong Kong hồi năm 1967. Ảnh: SCMP.
Sở Mật thám hoạt động đến năm 1995 và được chính quyền thuộc địa Hong Kong tái cơ cấu, sáp nhập vào lực lượng an ninh với chức năng rất giới hạn, chủ yếu tập trung vào chống khủng bố.
Quyết định giải tán bộ phận này được đưa ra do chính quyền thuộc địa lo ngại nhiều thông tin nhạy cảm sẽ rơi vào tay Bắc Kinh sau khi Hong Kong được trao trả. Nước Anh cũng lo ngại các sĩ quan người Anh từng tham gia đàn áp phong trào biểu tình sẽ bị xét xử.
Nhiều nghị sĩ Hong Kong cho rằng sẽ rất khó giám sát lực lượng tình báo được đại lục cử tới nếu luật an ninh được thông qua, nhất là khi họ có thể hoạt động bí mật như Sở Mật thám dưới thời thuộc địa.
Phó chủ tịch Ủy ban Luật Cơ bản Hong Kong Maria Tam Wai-chu cho rằng lực lượng này có thể tham gia "các nỗ lực phối hợp" với cảnh sát đặc khu. "Cảnh sát bên ngoài Hong Kong sẽ cần xin phép chính quyền đặc khu nếu muốn tổ chức các cuộc điều tra, họ không thể tùy ý hành động", bà cho hay.
Dù vậy, nhiều học giả Hong Kong vẫn hoài nghi về tính minh bạch và trách nhiệm của lực lượng tình báo Trung Quốc. "Đại lục hiếm khi định nghĩa rõ ràng về quyền lực của các cơ quan hành pháp", cựu giảng viên luật tại HKU Johannes Chan Man-mun nêu quan điểm.
Joshua Wong muốn tranh cử Thủ lĩnh biểu tình "ô dù" Joshua Wong nói có kế hoạch tranh cử vào cơ quan lập pháp Hong Kong vào tháng 9. Wong dự định tham gia tranh cử cho phe ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hong Kong, sẽ diễn ra vào ngày 6/9. "Nếu nhiều người bỏ phiếu cho chúng tôi... điều có...