Trung Quốc sắp chấm dứt cao trào bay thử 9 loại máy bay?
Trung Quốc đang có cao trào bay thử 9 loại máy bay trong đó có J-20, Y-20, J-15S, JH-7B, KJ-500, J-11BS, J-10B, J-16, theo đó TQ sắp có cao trào thay mới.
Máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2012 Trung Quốc
Tân Hoa xã ngày 9 tháng 8 đưa tin, gần đây, hình ảnh máy bay nguyên mẫu J-20 số hiệu 2012 và máy bay Tu-204 cải tạo được cho là máy bay thử nghiệm điện tử hàng không J-20 xuất hiện trên các trang mạng, được cho là tiêu chí hoạt động thử nghiệm của máy bay J-20 được đẩy nhanh.
Theo thống kê của dư luận quốc tế, hiện nay, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đang cho bay thử tới 9 loại máy bay. Nếu thuận lợi thì vài năm tới, lực lượng trên không Trung Quốc se chào đón làn sóng đổi trang bị mới.
J-20 và Y-20 tập trung bay thử
Theo trang mạng “Aviation Week” Mỹ, sáng ngày 26 tháng 7, máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2012 bay thử lần đầu tiên thành công ở một sân bay phía tây nam Trung Quốc, cách hoạt động bay thử lần đầu tiên của J-20 số hiệu 2011 chỉ hơn 4 tháng, máy bay nguyên mẫu sản xuất hàng loạt lượng nhỏ sẽ coi đó là chuẩn, rất có thể sẽ không còn sửa gì lớn nữa, tức là máy bay nguyên mẫu J-20 bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt lượng nhỏ, J-20 nhanh chóng bước vào giai đoạn bay thử định hình toàn diện quy mô lớn.
Tờ “Kanwa Defense Review” Canada cho rằng, từ nửa cuối năm 2013 đến nay, hoạt động bay thử của máy bay J-20 số hiệu 2001 ở Diêm Lương giảm rõ rệt, giai đoạn tiếp theo là J-20 số hiệu 2011 bay thử.
Các hình ảnh vệ tinh đã cho biết được kích thước của J-20, nó dài và rộng hơn so với máy bay chiến đấu Su-33 và Su-27. Như vậy, đây là máy bay tiêm kích đa năng cỡ lớn.
Máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2012 Trung Quốc
Ngoài J-20 số hiệu 2012, dư luận còn để ý đến máy bay chở khách Tu-204 đã được cải tạo. Một bức ảnh mờ trên trang mạng quốc tế cho thấy, một chiếc Tu-204 đánh số 769 có in chữ Viện nghiên cứu bay thử Trung Quốc trên thân máy bay, lồng chỉnh lưu trên đầu máy bay đã lắp thêm một “đầu máy bay J-20″. Do đó, dư luận cho đây là máy bay thử nghiệm điện tử hàng không của J-20.
Theo bài báo, cùng với mức độ thông tin hóa không ngừng tăng cường, tỷ trọng hệ thống điện tử hàng không của máy bay chiến đấu trong toàn bộ máy bay không ngừng tăng lên, giá thành trong máy bay thế hệ thứ tư chiếm khoảng 50% trở lên, mức độ phức tạp đã rõ ràng, hoạt động thử nghiệm của nó đòi hỏi lắp rất nhiều thiết bị thử, cần nhiều nhân viên hơn, vì vậy phương thức này được phổ biến sử dụng.
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ thông qua cải tạo một máy bay chở khách Boeing, phát triển máy bay thử nghiệm điện tử hàng không cho nó, chủ yếu dùng để thử nghiệm các bộ cảm biến như radar, thiết bị tác chiến điện tử của F-35. Trong khi đó, sự xuất hiện của máy bay thử nghiệm điện tử hàng không J-20 cho thấy, hoạt động bay thử của J-20 sẽ được đẩy nhanh.
Ngoài máy bay J-20 bắt đầu bước vào bay thử cường độ lớn, máy bay vận tải Y-20 hầu như cũng bắt đầu bước vào bay thử tập trung hơn. Gần đây, hình ảnh trên trang mạng không quân thế giới cho thấy, chiếc máy bay nguyên mẫu Y-20 thứ ba đã đổi sơn màu xám, đánh số là 783, có nghĩa là máy bay này đã bước vào bay thử định hình, điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu chế tạo Y-20.
Máy bay vận tải nguyễn mẫu Y-20 thứ ba số hiệu 783 Trung Quốc
Theo dư luận quốc tế, chiếc máy bay nguyên mẫu Y-20 thứ ba bay thử lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 12 năm 2013, còn chiếc máy bay nguyên mẫu Y-20 thứ nhất bay thử lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 1 năm 2013, chiếc thứ hai là máy bay thử nghiệm tĩnh lực.
Tờ Kanwa cho rằng, Y-20 tuy không trực tiếp tham gia chiến đấu, nhưng ý nghĩa chiến lược của nó không thua kém J-20, ngoài khả năng điều động tầm xa, nó còn có thể dùng để tiến hành cải tạo thành máy bay tiếp dầu trên không, máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn.
Tờ “Kanwa Defense Review” ngày 30 tháng 7 cho rằng, giới công nghiệp hàng không Trung Quốc chào đón cao trào bay thử năm 2014, tổng cộng có 9 loại máy bay quân sự đang bay thử.
Theo bài viết, ngoài J-20, Y-20, một loại máy bay tương đối quan trọng khác là J-16. Nghe nói, máy bay chiến đấu đa năng J-16 đã bay thử 3 năm trở lên, “có khả năng tiến hành công tác bay thử tích hợp sau khi cải tiến phần mềm vũ khí”. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ “đạp cửa”, máy bay này sẽ tiến hành tấn công trọng điểm đối với mục tiêu trên đất liền của địch.
Kanwa cho rằng, tình hình tương tự còn có J-11BS, hải, không quân đều trang bị, do sử dụng vũ khí khác nhau, có khả năng vẫn tiếp tục bay thử ở căn cứ Diêm Lương, dùng cho thử nghiệm tích hợp các vũ khí khác nhau. J-10B cũng có khả năng bay thử ở Diêm Lương.
Video đang HOT
Hình ảnh vệ tinh nhận dạng được vật 1 m rất khó phân biệt J-10A và J-10B. Theo bài viết, J-10B đã tiến hành bay thử 3 năm trở lên là điều “bình thường”, bởi vì cải tạo quá lớn, về cơ bản coi là thiết kế hoàn toàn mới.
Máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 Trung Quốc
JH-7B cũng xuất hiện ở Diêm Lương, động cơ vẫn là phiên bản sản xuất có giấy phép Spey 202 của công ty Rolls-Royce, có khả năng tăng chức năng của radar, sử dụng nhiều vật liệu composite hơn.
“JH-7B và JH-7A không sửa đổi ngoại hình khí động học quan trọng, thời gian bay thử sẽ không quá dài. Rõ ràng là không muốn JH-7A xảy ra xung đột với J-16, trong đó, J-16 đắt tiền hơn”.
Kanwa cho rằng, hiện nay J-15 còn đang bay thử có khả năng là phiên bản 2 chỗ ngồi, cho dù đã có máy bay J-15 một chỗ ngồi, nhưng cải tiến 2 chỗ ngồi hoàn toàn không nhỏ, thùng dầu trên lưng rõ ràng rút ngắn, có nghĩa là hành trình sẽ còn bị hạn chế.
Ở Nga, cho dù xuất hiện Su-33, công tác bay thử của Su-33UB vẫn tiến hành trên 3 năm, do đó có thể thấy, thời gian bay thử J-15S có thể còn cần 1 năm, “có lẽ năm 2015 có thể hoàn thành toàn bộ công tác bay thử”.
Theo bài báo, trong tháng 1 ở Diêm Lương còn xuất hiện 1 máy bay cảnh báo sớm mới tiến hành bay thử, lồng chỉnh lưu radar khác với máy bay KJ-200, nó phải là máy bay cảnh báo sớm dòng mới KJ được số hóa hơn, “có một loại được gọi là KJ-500, nhưng không được nguồn tin từ công nghiệp hàng không Trung Quốc trực tiếp xác nhận”. Tờ “Tuần san châu Á” Hồng Kông từng cho rằng, KJ-500 lấy máy bay Y-9 làm nền tảng.
Kanwa cho rằng, máy bay quân dụng mới hiện đang bay thử ở Diêm Lương hầu như gồm mọi lĩnh vực như máy bay chiến đấu thế hệ 3 , máy bay chiến đấu đa năng cải tiến thế hệ thứ 3, máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay, máy bay tiêm kích ném bom, máy bay vận tải cỡ lớn, máy bay trực thăng, máy bay cảnh báo sớm mới. Xuất hiện rất nhiều máy bay bay thử như vậy đã phản ánh Trung Quốc đã đầu tư lớn cho công nghiệp hàng không quân sự.
Máy bay chiến đấu J-16 Trung Quốc
Liên tiếp đột phá không phải ngẫu nhiên
Theo bài báo, nghiên cứu chế tạo máy bay là một công trình hệ thống to lớn, từ thiết kế đến bay thử lần đầu tiên, từ bay thử lần đầu tiên đến bay thử định hình, rồi đến thiết kế định hình, mỗi khâu đều rất quan trọng.
Trong đó, bay thử định hình chủ yếu dùng để đánh giá toàn diện máy bay mới phải chăng đạt được chỉ tiêu công nghệ thiết kế, kiểm tra tính năng bay của máy bay và tính khả thi điều chỉnh các biện pháp khi bay thử, phát hiện và giải quyết các loại vấn đề bộc lộ khi bay thử, nhằm quyết định nó phải chăng được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Tác dụng của điều này đối với định hình máy bay không thua kém bản thân thiết kế máy bay. Ở mức độ nào đó, máy bay không chỉ là thứ được nhà thiết kế thiết kế ra, mà còn được phát triển nhờ hoạt động bay thử của phi công. Do máy bay hiện đại ngày càng phức tạp, thứ cần thử nghiệm ngày càng nhiều, rủi ro lớn, tiêu tốn nhiều thời gian.
Vì vậy, bắt đầu từ máy bay thế hệ thứ ba, các nước đã phổ biến áp dụng mô hình nhiều máy bay cùng bay thử, các máy bay khác nhau bay thử các khoa mục khác nhau, thậm chí dựa trên nền tảng máy bay vận tải cải tạo riêng máy bay thử nghiệm diện tử hàng không để giảm chu kỳ bay thử.
Cho dù như vậy, các nước tiến hành bay thử máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 hoàn toàn không thuận lợi. Máy bay chiến đấu F-22A của Mỹ nếu tính từ máy bay thử nghiệm YF-22 bay thử lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1990, thì đến năm 2005 đã hoạt động được 15 năm, máy bay F-35 bay thử liên tục gặp vấn đề; còn máy bay chiến đấu T-50 Nga hiện có 5 chiếc máy bay nguyên mẫu đồng thời bay thử, đã bay thử 3 năm trở lên.
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc
Hoạt động bay thử máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của Mỹ, Nga rõ ràng cho thấy, loại máy bay này phải phức tạp hơn bất cứ loại máy bay nào trước đây. Do đó, máy bay J-20, Y-20 không chỉ có một chiếc bay thử là điều rất bình thường, chắc chắn trong tương lai còn có nhiều máy bay hơn bước vào giai đoạn bay thử.
Có phân tích cho rằng, nhìn vào hoạt động bay thử tập trung của rất nhiều máy bay mới hiện nay, nếu tiến triển thuận lợi, lực lượng trên không của Trung Quốc trong mấy năm tới sẽ tiếp tục chào đón làn sóng đổi trang bị mới.
Sự đột phá liên tiếp của công nghiệp hàng không Trung Quốc không phải là điều ngẫu nhiên, một mặt là sức ép từ cac cương quôc, mặt khác là kết quả tất yếu của đầu tư liên tiếp trong nhiều năm, kiên trì theo đuổi trình độ tiên tiến quốc tế. Nhưng, so với Mỹ và Nga, công nghệ hàng không Trung Quốc vẫn ở vị thế của kẻ theo đuổi, không đẩy nhanh tốc độ thì không thể sanh kip chư chưa noi đên vượt qua.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc mua Su-35: Mũi tên trúng nhiều đích
TQ liên tục bay thử hai MBCĐ thế hệ 5 J-20 và J-31, lại đang phát triển hai MBCĐ thế hệ 4 J-10B và J16, tại sao vẫn phải mua Su-35?
Trung Quốc đã liên tục bay thử nghiệm thành công hai chiến cơ thế hệ 5 J-20 và J-31, lại đang nghiên cứu chế tạo hai loại chiến đấu cơ thế hệ 4 xuất sắc J-10B và J16, tại sao vẫn còn mua Su-35? Vậy mục đích chính để Bắc Kinh phải tìm mọi cách để mua Su-35 rốt cuộc là gì?
Hệ thống điện tử hàng không của Trung Quốc không thể mạnh hơn Su-35
Radar quét mảng pha điện tử chủ động (Active Electronically Scanned Array radar-AESA) "Irbis-E" được trang bị trên chiến cơ Su-35S luôn là niềm tự hào số 1 của Nga.
Radar mảng pha chủ động IRBIS-E (AESA), cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km. Đặc biệt nó có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.
Tuy nhiên, chuyên gia Trung Quốc cho rằng, loại radar này có thể thăm dò ở cự ly lên đến 400km, nhưng con số này chỉ dành cho những máy bay ném bom lớn, kiểu cũ, còn đối với những chiến cơ bình thường thì chỉ ở mức 150-200km, đối với chiến cơ thế hệ 3,5 và 4 thì chỉ trong vòng 100km.
Trên thực tế "Irbis-E" vẫn là radar quét mảng pha điện tử bị động (PESA- Passive Electronically Scanned Array radar), nên trình độ kỹ thuật vẫn lạc hậu, chỉ có ưu điểm là thăm dò ở khoảng cách cực xa (nhưng không rõ ràng). Đã thế, "mắt thần nhìn xa" này lại có đặc điểm là không quan sát được tầm gần, trong khi J-10B của Trung Quốc đã được trang AESA rất tiên tiến.
Su-35 được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) OLS-35, là một hệ thống tiêu chuẩn được đặt trên hầu hết tất cả các máy bay chiến đấu của Nga. Hệ thống này có thể cùng lúc theo dõi 4 tín hiệu hồng ngoại ở các băng tần khác nhau, cự ly thăm dò là 90km (mục tiêu phía sau) và 50km (mục tiêu phía trước).
Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, cự li hiệu quả của thiết bị đo đạc laser trên Su-35 là 20km với mục tiêu trên không và 30km với mục tiêu mặt đất. Tính năng của hệ thống này trên cũng "mới chỉ tiệm cận" hệ thống mà Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo, vì thế không nhất thiết phải mua.
Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ Nga và phương Tây lại không nghĩ là như vậy. Họ cho rằng, các radar mảng pha chủ động do Trung Quốc sản xuất chất chỉ được mẽ bề ngoài còn chất lượng rất kém, đây chính là một trong những nguyên nhân làm J-10B vẫn chưa được trang bị chính thức mặc dù đã bay thử 5 năm liền.
Trung Quốc nhắm tới động cơ phản lực vector 117S cực kỳ tiên tiến
Su-35 thực ra không phải là tiêm kích thế hệ 4 đúng nghĩa, nhưng động cơ của nó đích thị là loại động cơ phản lực vector tiên tiến thế hệ thứ 4. Vậy loại động cơ này có những ưu điểm gì?
Su-35 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt 117S (AL-41F-1S) mới nhất của công ty Saturn, thuộc thế hệ AL-41F (được thiết kế trên khung động cơ AL-31F) nhưng lực đẩy lên tới 14.500kg (hơn thế hệ AL-31F khoảng 2000kg), tốc độ lớn nhất đạt 2.25 mach.
Động cơ AL-41F-1S thuộc dòng 117S được cải tiến chuyên sâu, là động cơ vector lực đẩy hàng đầu thế giới, áp dụng kĩ thuật tuốc bin thấp áp kết hợp tuốc bin cao áp, đồng thời còn sử dụng hệ thống kiểm soát kỹ thuật số tinh vi SDU-D. Những kĩ thuật mới này giúp lực đẩy tổng thể của động cơ tăng lên 16%.
Thông thường, động cơ là một trong những bộ phận tổn hại nhất của chiến đấu cơ, tần suất bảo dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng tác chiến tổng thể. Nhưng tuổi thọ của động cơ 117S lên đến 4000 giờ, cao gấp đôi so với động cơ cùng loại. Khoảng thời gian bảo dưỡng cách nhau 1000 giờ, dài gấp đôi sản phẩm tương tự, điều này đã góp phần nâng cao cực đại khả năng hoạt động và chiến đấu của Su-35.
Theo dự đoán, đến năm 2020 khả năng chiến đấu của tiêm kích thế hệ 4 Trung Quốc mới hoàn thiện, trong 6 năm tới, chỉ dựa vào J-10, J-11 để chống lại F-22 của không quân Mỹ quả là rất khó khăn, vậy nên Trung Quốc buộc phải tạm thời bổ sung một loại chiến đấu cơ hiện đại hơn. Nhưng năng lực sản xuất máy bay chiến đấu trong nước không thể đáp ứng nhu cầu của không quân Trung Quốc.
Giới truyền thông cho biết, sản lượng hàng năm của J-10, J-11B không đến 48 chiếc, cộng thêm nhu cầu sản xuất J-15, J-16, nên số lượng máy bay mới tự chế tạo ít ỏi, cần phải nhập thêm chiến cơ của Nga. Hơn nữa sở hữu động cơ phản lực vector hiện đại của Nga là tín hiệu tốt cho máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Trung Quốc.
Nhờ có động cơ 117S của Su-35, J-20 có thể trở thành tiêm kích thế hệ 4 thực sự, có thể bay hành trình với tốc độ siêu âm đúng như tiêu chí của nó. Trung Quốc cũng muốn hấp thụ được công nghệ của động cơ vector Su-35, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chế tạo động cơ phản lực WS-15, giúp tiêm kích J-20 sớm được đưa vào trang bị cho không quân Trung Quốc.
Khả năng tấn công tên lửa độc đáo, có thể mang vũ khí hạt nhân
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc Trung Quốc phải mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga là khả năng tấn công ngược rất mạnh trong không chiến mà chưa một loại máy bay Trung Quốc nào có được. Điều này được Đại tá Ngô Quốc Huy - Phó giáo sư Học viện quốc phòng, phi công cao cấp của không quân Trung Quốc chỉ ra.
Theo ông Ngô, nguyên nhân quan trọng nhất để Trung Quốc mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga là, trong điều kiện không chiến hiện đại, các máy bay tàng hình phát triển, dẫn đến việc phát hiện ra nhau là rất khó khăn nên tác chiến trên không chủ yếu diễn ra theo hình thái cận chiến, mà Su-35 vừa có khả năng tấn công tên lửa rất mạnh vừa có tốc độ cực cao và tính năng bay cực kỳ ưu việt.
Theo ông Ngô Quốc Huy phân tích, trong không chiến, đặc biệt là hỗn chiến từ trước đến nay, chủ yếu là các tên lửa tìm nhiệt tấn công từ phía sau và pháo trên máy bay, rồi mới đến các loại tên lửa tiên tiến hiện nay. Trong không chiến hiện đại máy bay nào có khả năng phóng tên lửa tấn công ngược về phía sau thì sẽ chiếm ưu thế cực lớn trong không chiến.
Máy bay có khả năng tấn công ngược về phía sau chủ yếu do hệ thống radar quan sát phía sau tiên tiến. Khi tấn công mục tiêu phía sau, tên lửa phải có hệ thống lực đẩy vector và độ quá tải lớn, năng lực cơ động rất mạnh để có thể chuyển hướng và tăng tốc.
Đồng thời thiết bị quan sát ở mũ phi công phải có góc quan sát lớn, tên lửa phải được thả rơi theo phương thẳng đứng, điều này sẽ làm tên lửa có tính cơ động rất mạnh.
Các loại máy bay chiến đấu từ thế hệ thứ 4 trở lên cơ bản đều có khả năng tấn công phía sau, nhưng khả năng này ở Su-35 là rất mạnh, ví dụ như tên lửa R-73M2, R-74ME... đều có khả năng hạ sát các đối thủ bám theo máy bay, các phiên bản tiên tiến của AIM-9X của Mỹ cũng đều có khả năng này.
Cuối cùng, ông Ngô Quốc Huy nhấn mạnh, việc Trung Quốc mua máy bay chiến đấu Su-35 chính là xuất phát từ tính năng tấn công toàn diện của nó. Cùng với vận tốc cực nhanh và tính linh hoạt cao, Su-35 có khả năng đương đầu với cả các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.
Ông Ngô cũng hé lộ một vấn đề là hiện Bắc Kinh cũng đang chế tạo những phiên bản tên lửa không đối không hiện đại, với đầy đủ tính năng tấn công tổng hợp. Vì vậy, có thể rút ra kết luận là Trung Quốc mua Su-35 và các loại vũ khí của nó còn có mục đích để tham khảo và học hỏi công nghệ tên lửa chiến thuật không đối không.
Ngoài ra, ngày 15-5 vừa qua, Thượng tướng Viktor Esin, nguyên Tham mưu trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cũng đã đưa ra cảnh báo là rất có thể Trung Quốc có thể sẽ chế tạo phương tiện mới mang vũ khí hạt nhân chiến thuật dựa trên cơ sở máy bay chiến đấu Su-35 mà họ sẽ mua của Nga.
Mua Su-35 để thắt chặt quan hệ hữu nghị Nga-Trung
Trong nhiều năm qua, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Bắc Kinh - Moscow là một trong những nội dung then chốt trong hợp tác chiến lược của Trung Quốc. Đây là mối quan hệ hai bên cùng có lợi nhưng cũng thể hiện sự gắn bó mật thiết và lâu dài trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Trong những năm 90 của thế kỷ trước, nước Nga khi gặp phải "cú sốc kinh tế" sau khi Liên bang Xô viết tan rã, đã bán vũ khí cho quân đội Trung Quốc để thu ngoại tệ, đồng thời đảm bảo cho cơ sở công nghiệp quân sự Nga tiếp tục được duy trì, Bắc Kinh cũng có được công nghệ và vũ khí tinh vi cần thiết. Từ đó đến nay, năng lực quân sự của Trung Quốc liên tục được nâng cao.
Những năm gần đây, Bắc Kinh chủ yếu hợp tác kỹ thuật và mua động cơ máy bay, tên lửa chiến thuật nhưng hiếm khi kí kết với Moscow những đơn hàng vũ khí lớn. Nền kinh tế Nga cũng phục hồi nhanh chóng, dự trữ rất nhiều ngoại hối, và có khả năng thu hút các dự án quy mô lớn như kế hoạch mua tàu đổ bộ lớp "Mistral" của Pháp.
Có thể thấy rằng, tiền không phải là nguyên nhân chính. Qua giao dịch vũ khí này Trung Quốc vừa có thể tiếp xúc với công nghệ mới, quan trọng hơn là có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác chiến lược Trung-Nga, bởi vì việc Bắc Kinh mua được Su-35 sẽ là hình mẫu tiêu biểu đối với các nước hiện đang trang bị các loại vũ khí Nga.
Điều này sẽ giúp Su-35 có thể nhanh chóng mở được cánh cửa xuất khẩu trên thị trường thế giới, tạo được "ân huệ" với người Nga, đồng thời cũng làm tăng trọng lượng lời nói của Trung Quốc trong thương lượng hợp tác giữa 2 bên về các lĩnh vực khác, ví dụ hợp tác về dầu mỏ và khí đốt.
Vì vậy, mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Nga là một mũi tên trúng nhiều đích mà Trung Quốc nhắm tới, một mặt tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân, mặt khác học hỏi được nhiều công nghệ vũ khí mới từ máy bay chiến đấu Nga. Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng lợi ích giữa 2 bên và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Trung-Nga.
Mặc dù Su-35 của Nga là chiến đấu cơ thế hệ 4 nhưng một số tính cơ bản đã đạt đến tầm công nghệ của chiến cơ thế hệ thứ 5. Su-35 là loại máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng, có thể bay ở độ cao 19 km với tốc độ 2.500 km/h. Chiến đấu cơ này có tầm hoạt động 3.400 km và bán kính chiến đấu 1.400 km. Nó được trang bị 12 điểm treo vũ khí và lượng bom đạn mang theo tối đa là 8 tấn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tác chiến đa nhiệm trên không, mặt đất và chống hạm.
Về tính năng cơ động thì Su-35 không có đối thủ. Động cơ khỏe và linh hoạt cùng với thiết kế 3 cánh nổi tiếng là cánh nhỏ phía trước, cánh chính và cánh đuôi bằng phía sau khiến cho Su-35 có thể thực hiện được những động tác có độ khó rất cao, thể hiện một tính năng kỹ thuật bay siêu đẳng, với các động tác như: Lật nghiêng và bay cuộn tròn theo phương ngang, bay theo hình xoắn trôn ốc, bay theo kiểu "Rắn hổ mang Pugachev"...
Ngoài hệ thống tên lửa không đối không chủ lực, Su-35S cũng được trang bị tất cả các loại vũ khí tối tân nhất của Nga, như tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar, bom điều khiển chính xác và bom không điều khiển. Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 khẩu pháo 30mm.
Về hệ thống radar điều khiển hỏa lực, Su-35 sử dụng radar mảng pha chủ động IRBIS-E (AESA), cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km. Đặc biệt nó có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.
Theo Đất Việt
Tương lai mờ mịt kế hoạch xuất khẩu J-10 Trung Quốc Tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Canada là Kanwa Defence Review đã có bài phân tích cho thấy, máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc còn rất lâu nữa mới có thể xuất khẩu được. Truyền thông quốc tế nhận định, nhiệm vụ thay thế các loại máy bay chiến đấu đã già lão của Trung Quốc chủ yếu thuộc về...