Trung Quốc sao chép thành công tên lửa phòng không RAM Mỹ?
Hệ thống phòng không tầm ngắn HQ-10 mà Trung Quốc nghiên cứu rõ ràng rất giống với hệ thống RIM-116 RAM của Mỹ.
Hệ thống phòng không tầm ngắn HQ-10 mà Trung Quốc nghiên cứu rõ ràng rất giống với hệ thống RIM-116 RAM của Mỹ.
Trang mạng Strategypage cho rằng, mẫu tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-10 mà Trung Quốc đang trang bị cho các tàu chiến thế hệ mới của nước này có nét tương đồng lớn với hệ thống phòng không RIM-116 RAM của Mỹ.
RAM bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 1992, do Mỹ và Đức liên kết nghiên cứu từ những năm 1970.
RIM-116 RAM là hệ thống phòng không tầm thấp được thiết kế chủ yếu để phòng thủ điểm, chống tên lửa diệt hạm bảo vệ tàu chiến. Bệ phóng Mk 144 có 21 ống phóng chứa đạn tên lửa, ngoài ra còn có biến thể SeaRAM tích hợp với hệ thống radar và quang – điện tử của tổ hợp Phalanx Mk-15 Block 1B với 11 ống phóng.
Bệ phóng HQ-10 (trên) và RIM-116 RAM (dưới).
Video đang HOT
Đạn tên lửa của RAM được chế tạo dựa trên thân tên lửa không đối không AIM-9, dùng đầu tự dẫn của tên lửa vác vai FIM-92 Stinger. Tên lửa đạt tầm bắn 9km, có 3 chế độ dẫn đường gồm: dẫn vô tuyến bị động/đầu tự dẫn hồng ngoại; dùng đầu tự dẫn hồng ngoại hoặc dẫn vô tuyến/tự dẫn hồng ngoại.
Về phần HQ-10, nó có kết cấu bệ phóng tương tự RAM, mặc dù cụm ống phóng phát triển về bề ngang nhiều hơn nếu so với RAM. Theo một số nguồn tin, HQ-10 cũng có 2 biến thể gồm: một loại có 21 ống phóng và một có 18 ống phóng. Cơ chế dẫn đường ngoài đầu tự dẫn hồng ngoại được bổ sung thêm radar sóng cực ngắn.
Có báo cáo cho rằng, HQ-10 có thể đánh chặn mục tiêu quân sự đối phương ở độ cao cách mặt biển 1,5-1m, nó có thể khóa mục tiêu trong vòng 10 giây, tốc độ phản ứng nhanh của HQ-10 đối với tên lửa ở độ cao thấp mà hệ thống phòng không không thể đánh chặn rất nhanh. Loại tên lửa này có thể được dùng để bảo vệ lực lượng mặt đất và biên đội tàu, có thể đánh chặn hiệu quả máy bay không người lái các loại và tên lửa hành trình.
Bằng Hữu
Theo Vietbao
Ly khai Ukraine được trang bị các hệ thống phòng không tối tân nhất của Nga
Chính quyền Kiev cáo buộc, họ vừa phát hiện lực lượng ly khai miền Đông triển khai hệ thống phòng không Pantsir do Nga sản xuất tại thị trấn biên giới Novoazovsk thuộc tỉnh Donetsk. Đây là hệ thống phòng không mới nhất của Nga mà ngay cả quân đội Ukraine cũng chưa được sở hữu.
Hệ thống phòng không Pantsir-S1 trên khung gầm xe tải KAMAZ. Ảnh minh họa.
Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (NSDC) Andriy Lysenko đã tuyên bố như vậy trong một cuộc họp báo hôm qua (10.11).
Theo ông Andriy Lysenko, vị trí đặt hệ thống phòng không Pantsir bị phát hiện cách trạm kiểm soát của lực lượng ly khai tại cửa ngõ thị trấn biên giới Novoazovsk của tỉnh Donetsk chỉ khoảng 500m.
Pantsir là một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tối tân mới của Nga,có thể tiêu diệt các mục tiêu trong tầm ngắn và tầm trung. Tổ hợp này có thể được đặt trên khung gầm xe bánh xích hoặc bánh lốp, hoặc đặt trên các bệ, trụ cố định và có kíp chiến đầu gồm 2 đến 3 người. Tổ hợp phòng không này gồm các khẩu pháo phòng không tự động và các tên lửa đất đối không, cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến.
Hiện tại, đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí. Đồng thời vị này mạnh mẽ khẳng định, hệ thống phòng không này không phải của Các Lực lượng vũ trang Ukraine vì đây là hệ thống phòng không mới nhất của Nga mà ngay cả quân đội Ukraine cũng chưa được sở hữu.
No Block Quote
Trước đó, cũng trong cuộc họp báo tại Kiev, ông Andriy Lysenko mạnh mẽ cáo buộc rằng: "Nga đang tiếp tục gửi quân tiếp viện cũng như vũ khí, đạn dược cho quân ly khai. Có nguy cơ cao, Nga đang (ngầm hỗ trợ quân ly khai) chuẩn bị cho các hành động khiêu khích. Chẳng hạn, quân ly khai có thể tiến hành các vụ tấn công, pháo kích rồi quy kết trách nhiệm cho quân đội Ukraine. Như vậy, Nga sẽ có cớ để đưa quân vào Ukraine"
Ngày 9.11, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ra tuyên bố, các quan sát viên của họ đã chứng kiến một đoàn gồm 40 xe tải chở vũ khí hạng nặng cũng như các tàu chở dầu tại các khu vực do ly khai miền Đông Ukraine kiểm soát ở Donetsk, gần Makeevka.
Tiếp đó, hôm 10.9, OSCE lại tiếp tục khẳng định, các quan sát viên của họ vừa phát hiện 2 đoàn xe quân sự bí ẩn, bao gồm 17 xe tải Zil và 17 xe tải KAMAZ màu xanh lá cây, không gắn phù hiệu gần Donetsk, khu vực chiến sự ác liệt nhất Đông Ukraine. Các xe tải nói trên chở nhiều hệ thống pháo và bệ phóng tên lửa.
Phía Kiev cho rằng, Nga vội vàng gửi cứu viện bao gồm trọng pháo và vũ khí hạng nặng cho quân ly khai liên tục trong những ngày qua sau khi chính quyền Kiev công bố tiêu diệt 200 chiến binh ly khai tại trận chiến khốc liệt ở sân bay Donetsk.
Tình trạng thù địch giữa chính phủ Kiev và quân ly khai thân Nga tại Donetsk và Lugansk đã leo thang chóng mặt trong những ngày gần đây, ngay sau khi lực lượng ly khai tổ chức xong các cuộc bầu cử ngày 2.11.
Chính quyền Kiev, Mỹ và Liên minh châu Âu liên tục cáo buộc Nga kích động các cuộc xung đột ở Đông Ukraine bằng việc gửi vũ khí, trang thiết bị quân sự, thậm chí, điều cả binh sĩ tới hỗ trợ lực lượng ly khai trong khu vực. Tuy nhiên, Moscow nhiều lần mạnh mẽ bác bỏ các cáo buộc trên.
Theo Dân Việt
'Hệ thống phòng không của SNG hiệu quả, đáng tin cậy' Hệ thống phòng không thống nhất của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) rất hiệu quả và đáng tin cậy. Đó là tuyên bố của Tư lệnh phòng không Nga Aleksander Golovko, chỉ huy trưởng đợt huấn luyện quy mô về hệ thống trên với sự tham gia của 7 nước thành viên. Một chiếc máy bay A-50. Theo thông báo...