Trung Quốc sáng chế máy bay không người lái điều khiển bằng ý nghĩ
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa công bố một hệ thống cho phép người dùng điều khiển máy bay không người lái (UAV) bằng suy nghĩ của họ.
Một người đàn ông đang điều khiển máy bay không người lái bằng suy nghĩ. (Ảnh cắt từ video).
Cách thức hoạt động của hệ thống, được gọi là Flybuddy2, được mô tả chi tiết trong một đoạn video trên YouTube do các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Chiết Giang đăng tải. Theo đó, tất cả những gì cần chuẩn bị là một tai nghe tiêu chuẩn EEG (máy đo điện não đồ) có kết nối Bluetooth với máy tính xách tay, cộng thêm mộtmáy bay không người lái 4 cánh quạt Parrot AR kết nối với máy tính.
“Máy tính có thể nhận được các tín hiệu EEG thông qua Bluetooth và chuyển đổi chúng thành các lệnh cụ thể để điều khiển UAV AR thông qua Wi-Fi”, một nhà nghiên cứu giải thích.
Video đang HOT
Theo đó, để máy bay không người lái có thể cất cánh hoặc hạ cánh, người sử dụng sẽ cần phải cực tập trung “nghĩ về bên trái”. “Nghĩ về bên trái nhẹ nhàng” nếu muốn máy bay di chuyển theo chiều kim đồng hồ và “nghĩ về bên phải” nếu muốn nó tiến về phía trước.Còn muốn nhấc lên hạ xuống UAV trong không thì chỉ cần nghĩ “đẩy lên” hoặc gìm chặt nó.
Ngoài việc di chuyển, người dùng cũng có thể “nghĩ” để điều khiển UAV chụp ảnh, nhìn vật thể ở cự ly gần hơn hoặc chiến đấu chống lại một UAV khác.
Công nghệ điều khiển UAV bằng suy nghĩ được thiết kế cho người tàn tật với mục đích giúp họ tương tác với thế giới xung quanh tốt hơn. Tuy nhiên, người ta hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện ứng dụng nó cho các mục đích quân sự và dân sự khác.
Các nhà nghiên cứu dự định sẽ giới thiệu phát minh này tại một hội thảo quốc tế về điện toán toàn cầu do Hiệp hội Máy móc máy tính (ACM) tổ chức tại Pittsburg vào tuần tới.
PHƯƠNG ĐĂNG
Theo Infonet
Cuộc chiến bằng sáng chế
Motorola là hãng mới nhất vừa góp mặt trong danh sách các đại gia công nghệ đáo tụng đình cùng Apple về bằng sáng chế.
Ngày 18.8, Bloomberg đưa tin hãng điện thoại di động (ĐTDĐ) Motorola Mobility, hiện nằm trong tay tập đoàn Google, đã nộp hồ sơ kiện tập đoàn Apple vi phạm bằng sáng chế. Theo đó, nhiều tính năng trong một số thiết bị của Apple, có cả tính năng điều khiển bằng giọng nói Siri, vi phạm bản quyền công nghệ của Motorola.
Hãng này đã nộp hồ sơ lên Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ cáo buộc các sản phẩm của Apple "xào lại" 7 tính năng do Motorola sáng chế. Vì thế, Motorola đề nghị Mỹ cấm nhập khẩu đối với iPhone và iPad cùng máy tính Mac, đang được sản xuất tại châu Á. Hãng tin Bloomberg dẫn thông cáo của Motorola tuyên bố: "Apple đã không sẵn lòng tiến hành mua lại giấy phép sử dụng".
Thực tế, từ năm 2010, hai bên đã đàm phán về vấn đề bản quyền công nghệ nhưng không thành công vì Apple cho rằng Motorola đã đưa ra những yêu cầu không chấp nhận được. Đến nay, chưa thể khẳng định bên nào sẽ giành ưu thế trong vụ kiện lần này nhưng rõ ràng Apple đang rơi vào tình trạng "lưỡng đầu thọ địch". Hiện tại, Apple vẫn đang "ăn thua" với Samsung nơi pháp đình cũng vì liên quan đến bản quyền công nghệ. Tòa án tại California, Mỹ, vẫn đang phân xử việc Apple cho rằng Samsung đã sao chép kiểu dáng, thiết kế, bao bì và giao diện sản phẩm do "táo cắn dở" tạo ra.
Mẫu iPhone của Apple bị cho là có nhiều tính năng sao chép công nghệ của hãng khác - Ảnh: Tech2.in.com
Theo tạp chí PCWorld phiên bản quốc tế, Apple đang đòi Samsung bồi thường 2,75 tỉ USD. Ngược lại, Samsung cũng kiện Apple vi phạm bản quyền của hãng này trong các ứng dụng về thư điện tử, duyệt hình ảnh và nghe nhạc. Theo chuyên trang công nghệ The Verge, đại gia Hàn Quốc yêu cầu đối thủ Mỹ phải chi trả 421,8 tỉ USD cho các vi phạm sáng chế trên. Hồi năm ngoái, Samsung cũng đệ đơn lên một tòa án ở Úc để kiện Apple đã vi phạm bằng sáng chế về kết nối không dây do hãng này sáng chế. Hai bên còn có hàng loạt tranh chấp pháp lý khác liên quan đến bản quyền công nghệ tại nhiều nước trên thế giới.
Trong khi đó, Microsoft thì có vẻ biết cách thương thuyết hơn để "moi tiền" từ các đối thủ về bằng sáng chế. Microsoft cho rằng các nhà sản xuất smartphone sử dụng hệ điều hành Android đã vi phạm một số sáng chế của hãng này. Sau khi thương thuyết, HTC chấp nhận trả cho Microsoft 5 USD trên mỗi chiếc smartphone sử dụng hệ điều hành Android mà đại gia Đài Loan bán ra, theo trang Business Insider.
Tương tự, Samsung cũng đã phải thỏa thuận chi tiền cho Microsoft trên mỗi chiếc smartphone Android để tránh bị kiện tụng về bản quyền công nghệ. Tuy nhiên, số tiền mà Samsung bỏ ra không được hãng này tiết lộ.
Theo Vietbao
Vringo "gom" 500 bằng sáng chế của Nokia Nokia đang tìm mọi cách để cải thiện tình hình tài chính sau một quý kinh doanh không thành công - Ảnh: Reuters Vringo, một công ty công nghệ chuyên phát triển và nhượng quyền sử dụng bằng sáng chế (patent) trong lĩnh vực di động, ngày 9.8 tuyên bố sẽ mua lại 500 bằng sáng chế từ đại gia sản xuất điện...