Trung Quốc sẵn sàng hợp tác cùng ASEAN khôi phục sau đại dịch COVID-19
Trung Quốc ngày 16/9 tuyên bố sẵn sàng tăng cường hợp tác với các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi sau đại dịch COVID-19, trong đó có việc đào tạo 1.000 nhân viên kỹ thuật, chính sách, chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho các nước thành viên ASEAN.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại Diễn đàn Trung Quốc – ASEAN về vấn đề sức khỏe, Phó Giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc (NHC), ông Cao Xuetao cho biết Trung Quốc muốn đẩy nhanh ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác y tế với các nước ASEAN và tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống COVID-19 nhằm thúc đẩy sự phục hồi của khu vực sau đại dịch.
Trong khi đó, nhiều dự án hợp tác thiết thực trong lĩnh vực sức khỏe bà mẹ và trẻ em, y học cổ truyền và sức khỏe nghề nghiệp cũng nằm trong chương trình nghị sự. Trong 3 năm tới, Trung Quốc có kế hoạch đào tạo 1.000 nhân viên chính sách y tế và chuyên môn kỹ thuật cho các nước thành viên ASEAN.
Theo ông Cao Xuetao, hợp tác y tế là một trong những điểm nhấn quan trọng trong hợp tác Trung Quốc – ASEAN. Cả hai đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các nền tảng hợp tác y tế, chung tay chống COVID-19 và quảng bá các loại dược phẩm truyền thống. Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hợp tác với các nước ASEAN để tận dụng tốt hơn các cơ chế và nền tảng hợp tác khu vực.
Ông Cao Xuetao cho rằng cần thúc đẩy hợp tác giữa hai bên để đối phó với những vấn đề về sức khỏe cộng đồng, trong đó nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ giữa Kế hoạch sức khỏe Trung Quốc đến năm 2030 và Chương trình nghị sự về Phát triển y tế ASEAN sau năm 2015. Để đối phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, các quốc gia tiến hành đầu tư nhiều hơn và tối ưu hóa các cơ chế ứng phó.
Khi đại dịch COVID-19 hoành hành khắp thế giới vào năm 2021, lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã cùng hợp tác xây dựng “lá chắn y tế” cho khu vực. Trung Quốc đã cam kết hỗ trợ 150 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho các nước ASEAN, đồng thời hỗ trợ 5 triệu USD cho Quỹ ứng phó COVID-19 của ASEAN. Trung Quốc cũng sẽ đẩy mạnh sản xuất vaccine chung và chuyển giao công nghệ, bên cạnh hợp tác nghiên cứu và phát triển các loại thuốc thiết yếu, để giúp ASEAN tăng cường khả năng tự cường.
Video đang HOT
COVID-19 tại ASEAN hết 12/1: Ca mắc mới ở Philippines cao nhất khối; Indonesia tiêm mũi tăng cường
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 12/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 61.932 ca mắc COVID-19 và 385 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 15.447.290 ca, trong đó 309.073 người tử vong.
Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Quezon, Philippines, ngày 10/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trong ngày 12/1, Philippines có số ca mắc mới cao nhất ASEAN với 32.246 ca. Ca mắc mới ngày 12/1 ở Phillipines chỉ kém mức cao kỷ lục 33.169 ca mắc mới vào ngày 10/1. Tổng số ca mắc ở Philippines từ đầu đại dịch COVID-19 là 3.058.634.
Trong tuần trước, số ca mắc mới ở Philippines cao chưa từng có. Đa số là mắc biến thể Omicron. Theo Bộ Y tế Philippines, 43% số giường bệnh của khoa hồi sức tích cực trên cả nước hiện đã không còn chỗ trống.
Việt Nam có số ca mắc cao thứ hai trong ngày 12/1 với 16.135 ca. Thái Lan đứng thứ ba ASEAN với 7.681ca mắc mới. Tới nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 2.292.290 ca mắc.
Malaysia có 3.175 ca mắc mới trong ngày 12/1. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.792.035 ca mắc COVID-19.
Tiếp đó là Lào (916 ca); Singapore ( 846 ca); Indonesia (646 ca); Myanmar (235 ca); Brunei (38 ca) và Campuchia (14 ca).
Về số ca tử vong, 7 quốc gia ASEAN ghi nhận ca tử vong mới: Việt Nam (177 ca), Philippines (144 ca), Malaysia (27 ca) Thái Lan (22 ca), Lào (7 ca), Indonesia (6 ca) và Myanmar (2 ca).
Số ca mắc mới tại Lào vẫn ở mức cao
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại nhà ga tàu hỏa ở Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 916 ca mới và 7 ca tử vong do COVID-19. Theo bộ trên, thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là địa phương có nhiều ca nhiễm nhất với 309 ca. Như vậy, tính tới nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào là 121.436 ca, với 464 người tử vong.
Trong khi đó, dù đã mở cửa cho khách quốc tế đến du lịch tại các Vùng Xanh được quy định từ ngày 1/1 năm nay, song đến nay, số lượng du khách đến Lào vẫn ở mức rất thấp, không được như kỳ vọng. Tính tới ngày 12/1, mới chỉ có duy nhất một đoàn 23 người từ Hàn Quốc đến Lào theo chương trình trên.
Đứng trước tình hình này, Bộ Ngoại giao Lào vừa kiến nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia Lào về phòng chống COVID - 19 bãi bỏ một số biện pháp phòng chống COVID-19 và các quy định trong cấp thị thực nhập cảnh. Theo đó để tạo điều kiện thuận lợi, Bộ Ngoại giao Lào đề xuất mở trở lại sân bay quốc tế Wattay ở thủ đô Viêng Chăn và cửa khẩu Hữu nghị sang tỉnh Nong Khai, Đông Bắc Thái Lan; đề nghị nối lại việc cấp thị thực du lịch tại các đại sứ quán, lãnh sự quán và cơ quan lãnh sự của Lào ở nước ngoài và khôi phục hệ thống cấp thị thực điện tử.
Indonesia triển khai tiêm đại trà mũi vaccine tăng cường
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 12/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 12/1, Indonesia đã triển khai chương trình tiêm đại trà mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19, trong bối cảnh quốc gia có dân số lớn thứ 4 trên thế giới này ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao nhất trong gần 3 tháng qua do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh.
Trong khuôn khổ chương trình được thực hiện tại các trung tâm y tế địa phương trên cả nước, những công dân cao tuổi và các trường hợp suy giảm miễn dịch sẽ được ưu tiên tiêm trước.
Trước đó, Tổng thống Joko Widodo ngày 11/1 tuyên bố Indonesia sẽ tiêm miễn phí mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 cho tất cả những người đủ điều kiện. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp các loại vaccine của các hãng Pfizer, Moderna (Mỹ), AstraZeneca (Anh-Thụy Điển), Sinovac và vaccine Zifivax (của Trung Quốc) trong chương trình tiêm tăng cường này.
Chương trình trên được triển khai trong bối cảnh gia tăng quan ngại về sự lây lan biến thể Omicron tại Indonesia - quốc gia đã ghi nhận hơn 4 triệu ca mắc COVID-19 và phải ứng phó với làn sóng lây nhiễm biến thể Delta hồi tháng 7/2021.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia ngày 12/1. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan dự báo số ca nhiễm biến thể Omicron ở nước này sẽ đạt đỉnh vào đầu tháng 2 tới. Dự báo trên được đưa ra dựa trên quan sát kinh nghiệm của các quốc gia khác, trong đó làn sóng lây nhiễm mới do biến thể Omicron thường lên đến đỉnh điểm trong khoảng 40 ngày, nhanh hơn biến thể Delta. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân nhiễm Omicron dự kiến sẽ gặp các triệu chứng nhẹ, vì vậy Chính phủ Indonesia đã chuẩn bị một chiến lược khác với chiến lược được sử dụng để xử lý các trường hợp nhiễm biến thể Delta. Indonesia đã sẵn sàng hơn để đối mặt với mọi làn sóng COVID-19 tiềm tàng mà biến thể Omicron có thể gây ra.
Với việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, năng lực xét nghiệm và truy vết cao được cải thiện, hệ thống y tế của Indonesia đã được chuẩn bị tốt hơn nhiều về thuốc men, giường bệnh, nhân viên y tế, oxy và các khu cách ly tập trung. Tuy nhiên, Chính phủ Indonesia sẽ không thể đạt được thành công trong việc kiểm soát biến thể Omicron nếu không có sự hợp tác của tất cả các bên, đặc biệt là trong việc tuân thủ các quy trình y tế.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 476.788 trường hợp mắc COVID-19 và 7.168 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu xấp xỉ 250 triệu ca, trong đó trên 5 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Surabaya, Đông Java, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN Theo số liệu...