Trung Quốc rút khỏi vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ với Philippines
Trung Quốc đang đi một bước rất bất thường khi từ chối tham gia vào quy trình trọng tài của Liên Hiệp Quốc về cuộc xung đột lãnh thổ với Philippines , một trong năm nước thách thức tuyên bố quyền sở hữu của Trung Quôc với biển Đông nhiều dầu mỏ.
Tranh chấp pháp lý nhấn mạnh cách tiếp cận địa chính trị cứng rắn mà Trung Quốc đang áp dụng tại khu vực Thái Bình Dương. Đó là cách tiếp cận gây hấn đối với các nước láng giềng trên một khu vực rộng 2.000 dặm gồm cả biển Hoa Đông, bao phủ một khu vực mà gần đây được Trung Quốc tuyên bố là “Vùng nhận dạng phòng không” – nguyên do thổi bùng căng thẳng với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc đã gửi tàu sân bay duy nhất của nước này đến vùng biển tranh chấp ngoài khơi bờ biển của Philippines lần đầu tiên vào tuần trước, trong một động thái được Manila coi là gia tăng căng thẳng. Quân đội Trung Quốc cho biết tàu sân bay Liêu Ninh sẽ tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực, cùng với hai tàu khu trục và hai tàu chiến.
Video đang HOT
Việc đối phó với mây mù bao phủ từ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đã trở thành vấn đề nổi trội đối với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, hiện đang có chuyến thăm khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Biden đã đến Hàn Quốc vào thứ năm sau cuộc gặp song phương cấp cao tại Trung Quốc và Nhật Bản, vốn đang bị chi phối bởi các vấn đề của khu vực phòng thủ trên không.
Philippines sẽ đệ trình vụ kiện chính thức của mình cho các tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc, vốn đã đồng ý xử vụ án ở The Hague, vào tháng Ba. Một bản xem trước về lập luận của họ đã được phác thảo trong tuần này tại Washington bởi Paul Reichler, một luật sự hàng đầu tại Foley Hoag LLP được Manila thuê để xử lý vụ kiện. Ông cho biết việc từ chối tham gia quá trình tòa án của Trung Quốc, một động thái được tiết lộ cho Philippines bằng các thư ngoại giao trong tháng hai, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một quốc gia từ chối tham gia vào một tòa án trọng tài giữa các quốc gia theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Theo Công ước, các thẩm phán quốc tế vẫn được yêu cầu đưa ra quyết định trong vụ kiện, bất chấp việc không hợp tác của Trung Quốc. mặc dù Reichler thừa nhận sẽ không có cách nào để thực thi các phán quyết.
Nhưng ông nói thêm: “Sẽ phải trả giá cho việc xây dựng thương hiệu như một kẻ ngoài vòng pháp luật quốc tế – một nhà nước mà không tuân thủ luật lệ”. Trung Quốc đã từ chối một cơ hội để phát biểu trong vụ kiện.
Tranh chấp liên quan đến tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là “đường chín đoạn”, trong đó yêu sách quyền tài phán trên toàn bộ khu vực biển Đông giàu tài nghuyên khoáng sản, chồng chéo với các phân đoạn lớn của vùng lãnh thổ mà Philippines cũng như Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan, đã tuyên bố chủ quyền.
Một phần nào đó, Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán để tự cho phép họ khai thác những vùng biển đánh cá hấp dẫn và trữ lượng dầu khí tiềm năng, kéo dài hơn 800 dặm từ bờ biển lục địa của mình. Nó cũng lấn vào trong 30 dặm của bờ biển Philippines.
Theo Công ước, các quốc gia có quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vòng 200 dặm từ bờ biển của họ. Tranh chấp trên biển Đông không phải là không giống như trên quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý – được gọi là quần đảo Điếu Ngư ở Trung Quốc – vốn chi phối chuyến thăm của Biden tới Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc trong tuần này.
Mặc dù tòa án đặc biệt được thành lập để đối phó với vụ kiện không thể phán quyết về chủ quyền các hòn đảo tranh chấp mà cả Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố, nhưng nó có thể cung cấp các quyết định về bản chất của kết cấu đá, có tác động đối với bất kỳ yêu sách lãnh thổ nào theo Công ước. Một số vùng lãnh thổ tranh chấp là hầu như không thể nhìn thấy khi thủy triều lên, trong khi những vùng khác bị ngập hoàn toàn, ngay cả khi thủy triều xuống.
Trong một nỗ lực để tăng cường tuyên bố của mình, Trung Quốc đã xây dựng các cột trụ bệ tông trên một số kết cấu dưới nước, hoàn thành với sân bóng rổ và bãi đáp trực thăng. “Một quốc gia không thể biến đổi một kết cấu dưới nước thành một hòn đảo bằng cách xây dựng trên đỉnh của nó”. Reichler cho biết tại một hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức.
Theo quy trình đơn giản, ban giám khảo sẽ được yêu cầu để xác định khi nào một tảng đá có thể được định nghĩa là một hòn đảo. Nếu một tảng đá nhô lên từ biển không thể duy trì sự sống con người hoặc các hoạt động kinh tế, thì quyền liên quan trong vùng biển xung quanh, theo nguyên tắc, sẽ giảm đáng kể, bất kể nhà nước nào tuyên bố quyền sở hữu. Reichler cũng cho thấy một chuỗi hình ảnh của một hòn đảo, khi thủy triều lên, bao gồm những tảng đá chỉ nhô ra khỏi mặt nước. “Nó chỉ vừa đủ lớn để cắm cờ Philippines”, ông nói.
Theo Một thế giới