Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 vì sợ… Mỹ?
Trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương 981″không do yếu tố bên ngoài”, dư luận lại nghĩ khác…
Ngày 16/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn thông báo từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (CNPC) và Công ty Dịch vụ Mỏ dầu của nước này cho hay, giàn khoan 981 bắt đầu hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa từ ngày 2/5. Công việc khoan thăm dò hoàn tất vào hôm 15/7 theo dự kiến của Bắc Kinh, ông Hồng nói.
Tân Hoa xã dẫn lời ông Hồng Lỗi nói thêm rất ngang ngược rằng, các công ty trên “sẽ phân tích và đánh giá các dữ liệu địa chất thu thập được để quyết định bước đi tiếp theo”. Ông ta cũng không quên vu cáo Việt Nam quấy rối các hoạt động của giàn khoan Trung Quốc.
Tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc dịch chuyển giàn khoan là “tuân theo các kế hoạch thương mại và không liên quan đến bất cứ nhân tố bên ngoài nào”.
Tàu Trung Quốc hung hăng phun vòi rồng tấn công tàu Việt Nam ở gần khu vực giàn khoan dầu trái phép
Tuy nhiên, trên mạng xã hội và các diễn đàn Trung Quốc, nhiều người lại câu hỏi về thời điểm Trung Quốc rút giàn khoan. Bởi cách đây không lâu, Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết về Biển Đông, bao gồm nội dung yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng hàng hải liên quan, kiềm chế các hoạt động hàng hải trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển, và trở về nguyên trạng như trước ngày 1/5/2014.
Nhiều người băn khoăn việc Trung Quốc lên kế hoạch rút giàn khoan và nghị quyết của Thượng viện Mỹ chỉ là trùng hợp hay Trung Quốc phải chịu áp lực trước sức ép từ phía Mỹ.
Một người viết: “ Sao Mỹ vừa nói chúng ta phải di dời, hôm nay đã có tin “hoàn thành thuận lợi công tác thăm dò nên di chuyển giàn khoan”? Điều này dễ làm người ta suy nghĩ về mối liên quan giữa hai việc”.
Video đang HOT
Nghi vấn của dư luận Trung Quốc không phải không có cơ sở khi một sự trùng hợp khác là việc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 cũng diễn ra ngay sau Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung (9-10/7) và việc Tổng thống Mỹ Barack Obama điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về “quan hệ nước lớn”.
Đó là chưa kể tới các chuyến thăm đặc biệt của người Mỹ đến Việt Nam thời gian qua. Gần đây nhất, ngay trước sự kiện Trung Quốc rút giàn khoan, Trợ lý đặc biệt của Tổng thống Mỹ, ông Evan Medeiros đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Ông Evan Medeiros đã chuyển thông điệp của Tổng thống Hoa Kỳ Obama về việc cử ông vào Việt Nam cũng như đã trao đổi với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh về những nội dung cụ thể trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và các vấn đề ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cuối tháng 5/2014, nghị sĩ Mỹ do ông Benjamin Cardin, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á – Thái Bình Dương, thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ làm trưởng đoàn cũng có tới thăm và làm việc tại Việt Nam. Trong chuyến thăm này, ông Cardin đã khẳng định sự phản đối của Thượng viện Mỹ đối với hành động đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông.
Chưa biết mức độ tác động của hàng loạt động thái trên ra sao, nhưng chắc chắn nó cũng đã khiến Trung Quốc phải “chờn chợn” và việc kéo giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam có thể là một bước lùi tạm thời của Trung Quốc để phục vụ cho những tính toán lâu dài hơn.
Có ý kiến cho rằng, những leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đônghoàn toàn có thể thúc đẩy việc xoay trục của Mỹ diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng hơn. Đây là điều Trung Quốc không hề mong muốn, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang bị các nước láng giềng xa lánh bởi sự hung hăng trong bành trướng lãnh thổ của mình. Chính vì thế, Trung Quốc đành chọn con đường “rút lui chiến thuật” và chắc chắn không thể không tính đến chuyện Trung Quốc sẽ quay trở lại, không chỉ là với giàn khoan Hải Dương 981 mà còn với nhiều giàn khoan khác.
Theo Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, quyết định dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc phản ánh tính toán của Bắc Kinh, đó là hoàn thành các hoạt động của giàn khoan trước mùa bão và không buộc hoạt động của Hải Dương 981 với một cam kết vô hạn. Tuy nhiên giàn khoan này sẽ được tiếp tục sử dụng như một vũ khí của Trung Quốc để “tiếp tục cuộc tấn công về chính trị”, ông phân tích.
Theo ông Thayer, sau khi giàn khoan dời đi, một lúc nào đó, Trung Quốc và Việt Nam sẽ bắt đầu những thảo luận tìm cách cải thiện quan hệ song phương. Điều này có thể đồng nghĩa với khả năng Việt Nam sẽ kiềm chế không kiện Trung Quốc nữa, và cũng sẽ kiềm chế trong hợp tác với Mỹ và Nhật Bản.
“Tựu chung, động thái dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc sẽ giúp nước này biện hộ rằng tranh chấp ở Biển Đông chỉ liên quan đến hai nước và loại trừ sự tham gia của bất kỳ nước bên ngoài nào”, Thayer cho biết.
Hành động của Trung Quốc cũng được lên kế hoạch để chặn trước những nỗ lực của Mỹ và các đồng minh trong việc đưa vấn đề căng thẳng ở Biển Đông ra Diễn đàn An ninh Khu vực ARF tháng tới tại Myanmar.
Đánh giá về dài hạn, ông Thayer cho rằng, Trung Quốc không từ bỏ tham vọng kiểm soát Biển Đông trong phạm vi đường chín đoạn.
Theo Đất Việt
Tàu chiến Trung Quốc chĩa súng vào tàu Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan
Trả lời phỏng vấn AFP ngày 29.5, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết các tàu chiến Trung Quốc đã chĩa súng vào tàu Việt Nam tại khu vực Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép.
Lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ, đẩy đuổi giàn khoan trái phép Hải Dương-981, bất chấp sự bao vây hung hãn của các tàu Trung Quốc - Ảnh: Hoàng Sơn
Căng thẳng leo thang khi Trung Quốc hồi đầu tuần này đã di chuyển và neo giàn khoan Hải Dương - 981 cách vị trí cũ 23 hải lý nhưng vẫn nằm trong vùng biển của Việt Nam.
"Khi chúng tôi tiếp cận các tàu chiến Trung Quốc bảo vệ giàn khoan, họ chĩa súng nhắm vào các tàu của chúng tôi", AFP dẫn lời ông Hà Lê cho biết.
Truyền thông Nhật Bản cho rằng có ít nhất 8 tàu chiến Trung Quốc bao vây và chĩa súng máy nhắm vào một tàu chấp pháp của Việt Nam, cách giàn khoan 6 km.
Tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) cho biết có ít nhất 100 tàu Trung Quốc quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981 và máy bay Trung Quốc bay vòng quanh bên trên.
Mới đây, vào ngày 26.5, một tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Các tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm và bắn vòi ròng váo tàu chấp pháp Việt Nam tại khu vực giàn khoan.
"Các tàu Trung Quốc bắn vòi ròng mỗi ngày, bất cứ khi nào chúng tôi tiếp cận tàu Trung Quốc", ông Hà Lê cho biết.
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra vào ngày 29.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết có ít nhất 30 tàu của các lực lượng chấp Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm vào, gây hỏng hóc, AFP dẫn lại truyền thông Việt Nam.
Tổng thống Barack Obama ngày 28.5 cảnh báo Mỹ có thể sẽ điều quân đến biển Đông nếu đồng minh của mình tại đó bị ảnh hưởng bởi "sự hung hăng mất kiểm soát".
"Sự hung hăng mất kiểm soát trong khu vực, dù ở Ukraine, trên biển Đông hoặc bất kỳ nơi nào trên thế giới cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của chúng ta và có thể buộc quân đội của chúng ta can thiệp. Chúng ta không thể làm ngơ trước những gì diễn ra ngoài lằn ranh biên giới mình", ông Obama nói.
Mặc dù không nêu đích danh quốc gia nào nhưng theo AFP, ông Obama đang ám chỉ những hành động của Trung Quốc trên biển Đông gần đây mà Washington từng lên án là "khiêu khích". Philippines và Nhật Bản, hai đồng minh của Mỹ, đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Cũng trong ngày 28.5, tại buổi họp báo ở thủ đô Hà Nội, Thượng nghị sĩ Benjamin Cardin, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cho biết Mỹ phản đối hành động "gây hấn" của Trung Quốc trên biển Đông.
Theo TNO
Thượng nghị sỹ Mỹ sẽ lên tiếng về Biển Đông tại Hội nghị Shangri-La Ngày 28/5, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Thượng nghị sỹ Benjamin Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ (ảnh). Ảnh: TTXVN Sau khi nhấn mạnh ý nghĩa của chuyến thăm lần đầu tiên đến Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Đông Á-Thái Bình Dương Benjamin Cardin...