Trung Quốc rút 2 tàu khỏi đảo tranh chấp với Philippines
Trung Quốc đã giảm căng thẳng với Philippines trên Biển Đông khi cho rút hai tàu khỏi đảo tranh chấp giữa hai nước, người phát ngôn sứ quán Trung Quốc tại Philippines hôm qua cho hay.
Tàu ngư chính 310, tàu ngư chính hiện đại nhất của Trung Quốc.
Hai tàu của Trung Quốc, tàu “Ngư chính 310″ và hải giám số 084 đã rời khu vực đảo mà nước này gọi là Hoàng Nham trong khi phía Philippines gọi là Scarborough vào hôm chủ nhật vừa qua, người phát ngôn Zhang cho hay. “Hiện chỉ còn một tàu hải giám ở vùng biển đảo Hoàng Nham để thực thi pháp luật”.
Căng thẳng trên biển giữa tàu Trung Quốc và Philippines trên Hoàng Nham/Scarborough đã kéo dài suốt hai tuần qua và bắt đầu bùng phát từ hôm 8/4 sau khi Phipippines phát hiện 8 tàu cá của Trung Quốc đang tiến hành đánh bắt hải sản tại khu vực bãi đá ngầm này.
Video đang HOT
Vụ việc này sau đó đã dẫn tới cuộc đối đầu giữa một tàu tuần duyên của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines và 2 tàu hải giám của Trung Quốc. Sáng 18/4, Trung Quốc đã cử tàu ngư chính hiện đại nhất của nước này “Ngư chính 310″ đến tuần tra tại Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao với Philippines tiếp tục bị đẩy lên nấc thang mới.
Scarborough là một bãi đá cạn hình móng ngựa không có người ở, nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 124 hải lý.
Theo Dân Trí
Trung Quốc phản đối kế hoạch mua đảo của Tokyo
Trung Quốc hôm nay đã lên tiếng phản đối kế hoạch của thị trưởng Tokyo, dùng công quỹ để mua các đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Bắc Kinh gọi kế hoạch là bất hợp pháp và tái khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo
Quần đảo, được Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, từ lâu đã là trung tâm cho những bất đầu lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Trong chuyến thăm tới Washington vào ngày hôm qua, thị trưởng 79 tuổi của Tokyo Shintaro Ishihara đã công bố kế hoạch mua các hòn đảo không có người ở tại biển Hoa Đông từ những người chủ sở hữu tư nhân. Ngày hôm nay chính quyền thành phố cũng xác nhận kế hoạch.
Trong tuyên bố dẫn lời ông Ishihara, chính quyền Tokyo cho biết các đảo "đặc biệt quan trọng" đối với Nhật Bản và sẽ mang lại tiềm năng lớn để phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nghề đánh bắt cá.
Trong khi đó người phát ngôn của chính phủ Nhật cho biết ông không biết về kế hoạch và từ chối bình luận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân ra tuyên bố cho biết quần đảo là của Trung Quốc, tái khẳng định quan điểm của chính phủ nước này. "Bất kỳ hành động đơn phương nào của Nhật Bản đối với Điếu Ngư và các đảo lân cận cũng là bất hợp pháp và không có giá trị, không thể thay đổi được sự thực Trung Quốc sở hữu chúng", ông Lưu cho biết.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Tokyo đã rơi xuống một trong những điểm thấp nhất vào cuối năm 2010, sau khi Nhật bắt một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp. Mối quan hệ kể từ đó cũng được cải thiện.
Năm 2008, Bắc Kinh và Tokyo đã đồng ý trên nguyên tắc cùng phát triển các dàn khoan khí đốt gần các đảo, nhưng tiến triển rất chậm và Nhật cáo buộc Trung Quốc khoan khí gas vi phạm thỏa thuận.
Hãng thông tấn Kyodo dẫn lời ông Ishihama cho biết ông đang đàm phán với những người chủ sở hữu đảo và hợp đồng có thể hoàn tất vào cuối năm nay.
Ông Ishihara, người được bầu làm thị trưởng nhiệm kỳ 4 vào năm ngoái, không xa lạ gì với những phát ngôn gây tranh cãi. Năm ngoái, ông đã buộc phải xin lỗi sau khi ám chỉ rằng thảm họa động đất/sóng thần 11/3 là "trừng phạt của ông trời" cho "sự cố chấp" dân Nhật.
Theo Dân Trí
Tokyo muốn mua lại các đảo tranh chấp với Trung Quốc Thị trưởng Tokyo hôm qua cho biết người đóng thuế ở thủ đô Nhật sẽ mua một chuỗi đảo nhỏ không có người ở, chuỗi đảo là trung tâm tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, từ những người chủ tư nhân của Nhật. Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara nổi tiếng với những bình luận cứng rắn. Thị trưởng Shintaro Ishihara cho biết...