Trung Quốc rúng động vụ minh oan án tử hình 21 năm trước
Một nam thanh niên Trung Quốc bị tử hình cách đây 21 năm vì tội hiếp dâm và giết người đã được Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc ngày 2/12 tuyên bố hoàn toàn vô tội.
Nie Shubin được tuyên bố vô tội. Ảnh: People’s Daily
Theo phán quyết của Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc, Nie Shubin bị kết tội hãm hiếp và sát hại một phụ nữ ở thành phố Thạch Gia Trang thuộc tỉnh Hà Bắc cách đây 21 năm là không chính xác và không đủ bằng chứng. Vì vậy, việc anh này bị tử hình vào năm 1995 là oan.
Nie Shubin đã bị xử bắn vào ngày 27/4/1995 sau khi tòa án tỉnh Hà Bắc xử y án sơ thẩm do một tòa án cấp dưới tuyên trước đó. Tuy nhiên, sau hai lần xem xét lại vụ án bắt đầu từ hồi tháng 6 vừa qua, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc khẳng định các bằng chứng được sử dụng để kết tội Nie Shubin trước đây là “không rõ ràng và thiếu thuyết phục”. Tòa án cấp cao nhất của Trung Quốc khẳng định phần lớn các bằng chứng được sử dụng để chống lại Nie là mang tính phỏng đoán và ngay cả lời nhận tội của Nie cũng có rất nhiều điểm nghi vấn.
Dư luận Trung Quốc bắt đầu chú ý đến vụ án này từ năm 2005 sau khi một người đàn ông có tên là Wang Shujin đã thú nhận chính y gây ra vụ hãm hiếp và giết người trên.
Đây không phải là lần đầu tiên, Trung Quốc rúng động về vụ minh oan án tử hình. Vào năm 2014, một thanh niên 18 tuổi có tên là Hugjiltu, sống tại Khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc, cũng được tuyên vô tội sau khi bị kết tội hãm hiếp và giết người. Tòa phúc thẩm tại Khu tự trị Nội Mông khẳng định rằng việc anh này bị tử hình vào năm 1996 là oan sai.
Video đang HOT
Theo Tin Tức
Ba cựu cán bộ Công an bị bắt giam oan sai 38 năm trước mong được giải oan sớm
Mới đây, Viện KSND và Cơ quan CSĐT Công an thành phố Cần Thơ làm việc về vụ bắt giam oan sai 3 cán bộ công an 38 năm trước. Oan sai rõ nhưng vì xảy ra đã lâu, để giải oan, các cơ quan chức năng ở Cần Thơ đang phải xin hướng dẫn của cấp trên.
Ba cựu cán bộ công an nay đã già, mỗi người một phương đều nghèo khó. Ông Đinh Trung Tấn sinh năm 1939, ở xã Liêu Tú (Trần Đề, Sóc Trăng); ông Nguyễn Văn Dồi sinh năm 1951, ở phường 4 (Vị Thanh, Hậu Giang); ông Triệu Hoàng Sơn sinh năm 1950, ở xã Vĩnh Mỹ B (Hòa Bình, Bạc Liêu).
Vụ bắt giam oan sai
Đây là vụ án rúng động tỉnh Hậu Giang cũ. Đêm 29/4/1978, thượng úy Phó trưởng Công an thành phố Cần Thơ, ông Hai Thông, bị bắn chết khi đang chạy xe máy trên đường phố. Hồi đó, thành phố Cần Thơ là cấp huyện của tỉnh Hậu Giang cũ (gồm tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ hiện nay).
Mấy ngày sau, đêm 1/5/1978, ông Đinh Trung Tấn cũng là thượng úy, Đội trưởng của Công an thành phố Cần Thơ, bị bắt tại nhà vì tình nghi chủ mưu vụ ám sát. Ông Tấn tham gia cách mạng từ năm 1960, có nhiều thành tích trong chiến đấu, khi bị bắt đã gây hoang mang dư luận địa phương.
Ông Tấn (trái) và ông Dồi ôm đơn kêu oan ở Cần Thơ
Còn ông Dồi và Sơn bị bắt vì nghi là đồng phạm. Ông Dồi lúc ấy vừa rời chức vụ Phường đội trưởng một phường của thành phố Cần Thơ, được điều lên công tác ở Phòng Thể dục Thể thao Công an thành phố. Ông Sơn tham gia ngành an ninh từ năm 1968, trải nhiều chức vụ với nhiều tành tích, lúc bị bắt là thiếu úy ở Đội trinh sát Bảo vệ Chính trị của Công an thành phố Cần Thơ.
Người ký lệnh bắt ba ông là Trưởng công an thành phố Nguyễn Tấn Lộc. Sau đó, điều tra không kết luận được các ông phạm tội, các ông đều có chứng cứ ngoại phạm. Các cấp từ tỉnh Hậu Giang cũ đến Bộ Nội vụ (Bộ Công an bây giờ), cử cán bộ xuống xem xét, cũng kết luận các ông không liên quan vụ giết ông Hai Thông. Nên các ông được thả.
Ông Tấn bị giam 6 tháng 20 ngày, ông Sơn 18 tháng, ông Dồi 19 tháng 15 ngày. Thời gian giam mỗi người khác nhau do bắt tùy tiện không qua viện kiểm sát nên thả cũng tùy tiện, khi cấp trên đã kết luận các ông không phạm tội nhưng vẫn chưa được thả. Người ký "quyết định trả lại tự do" cho các ông là đại tá Nguyễn Ngọc Như, Phó trưởng ty Công an tỉnh Hậu Giang cũ, nay nghỉ hưu ở phường Ngã Bảy (thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh báo cáo các ông không có tội, bị bắt oan "nên tôi ký quyết định trả tự do".
Mong giải oan trước khi chết
Sau hơn tháng được trả tự do, đòi phục hồi quyền lợi không có kết quả, ở trọ đói khát, lại sợ bị trả thù nên ông Tấn về quê sống nhờ anh em. Gia đình ông có 5 anh em, trong đó 2 người là liệt sỹ, 3 người là thương binh. Sau này, mẹ của ông được phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ở quê, ông lấy vợ có 4 con, làm ăn vất vả.
Gần đây, nhờ đồng đội cũ giúp đỡ, ông được trợ cấp thương binh hạng 4/4, hưởng thêm trợ cấp người có công với nước. Ông đã được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, trở thành nông dân sản xuất giỏi được UBND tỉnh Sóc Trăng tặng bằng khen. Ông Tấn còn có 8 năm làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Liêu Tú.
Ông Dồi ra tù về quê là xã Nhơn Nghĩa (Phong Điền, Cần Thơ), một vùng căn cứ kháng chiến cũ, không chịu nổi dư luận chê trách nên lang thang làm thuê.
Còn ông Sơn, ra tù, về quê với xấp giấy chứng nhận Huân chương Quyết thắng, Danh hiệu Dũng sỹ Quyết thắng và giấy khen trong chiến tranh nhưng không xua được tiếng xấu "bị tù". "Tôi không dám ngửng mặt nhìn ai", ông nhớ lại.
Ông Sơn ở vườn nhà
Yêu cầu giải oan của các ông càng khẩn thiết khi tuổi đã cao, sức yếu. Ông Tấn bày tỏ nguyện vọng chung của ba người: "Bây giờ tuổi đời chúng tôi đã cao, mong Đảng và Nhà nước quan tâm giải quyết để trước khi chết được giải oan".
Theo Nông Nghiệp
Công bố kết luận chính thức vụ án oan sai của ông Trần Văn Thêm Chiều 9/8, Tòa án Nhân dân Tối cao đã có cuộc họp liên ngành và công bố kết luận chính thức vụ án hi hữu kéo dài suốt gần nửa thế kỷ của ông Trần Văn Thêm, ở xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Theo đó, vụ án của ông Trần Văn Thêm bị truy tố tội giết người, cướp...