Trung Quốc rúng động vì bom
Vụ nổ bên ngoài trụ sở Tỉnh ủy Sơn Tây – Trung Quốc xảy ra ngay sau khi một nhóm thanh tra đến đây kiểm tra tình hình tài chính, ngân sách.
Ô tô bị hư hỏng, vỡ kính trong vụ nổ Ảnh: AP
Sáng 6/11, một loạt thiết bị nổ phát nổ bên ngoài trụ sở Tỉnh ủy Sơn Tây đặt tại TP Thái Nguyên khiến ít nhất 1 người chết, 8 người bị thương. Cảnh sát đã bắt giữ 1 nghi can nhưng hiện chưa rõ động cơ gây nổ.
Bảy vụ nổ liên tiếp bắt đầu lúc 7h40 (giờ địa phương) khiến không ít người cho đó là tấn công khủng bố. Theo Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), các thiết bị nổ được giấu trong luống hoa bên đường. Vòng bi kim loại và bảng mạch được tìm thấy tại hiện trường vụ nổ. Truyền thông cho rằng đây là cách làm tăng tỉ lệ sát thương. Một số nhân chứng cho biết xung quanh hiện trường có rất nhiều mảnh thép, nghi ngờ là mảnh vỡ của một quả bom tự tạo. Tân Hoa Xã nhận định nhiều khả năng vụ việc đã được tính toán kỹ và sử dụng các thiết bị nổ tự chế.
Khói bốc lên sau 7 vụ nổ bên ngoài trụ sở Tỉnh ủy Sơn Tây – Trung Quốc Ảnh: TÂN HOA XÃ
Hơn 20 ô tô đậu cách hiện trường 100 m bị hư hỏng, cửa sổ của những xe buýt đi ngang lúc bom nổ cũng bị vỡ kính. Các tuyến phố xung quanh tòa nhà trên nhanh chóng bị phong tỏa cho đến 10h30 cùng ngày. Những người chứng kiến kể họ nghe thấy “7 tiếng nổ lớn” và khói mù mịt. Một người dân họ Hàn tường thuật với trang tin Sohu rằng ông tưởng lốp xe của ai đó phát nổ, đến khi nghe tiếng nổ thứ hai, khói bụi mù mịt thì ông đâm lo. Những bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội Weibo cho thấy nhiều xe chữa cháy đang tập trung trên một con đường bị phong tỏa trong khi rất đông người dân tụ tập gần đó để theo dõi sự việc. “Công an đã có mặt tại hiện trường và đang nỗ lực điều tra” – thông báo của cảnh sát nêu ngắn gọn.
Vụ nổ bên ngoài văn phòng Tỉnh ủy Sơn Tây xảy ra chỉ vài ngày trước hội nghị Trung ương 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 vào cuối tuần này, trong đó sẽ bàn thảo một số cải cách quan trọng. Cũng trong tuần qua, một nhóm thanh tra từ Bắc Kinh đến TP Thái Nguyên để kiểm tra tình hình tài chính, ngân sách của tỉnh Sơn Tây.
Vụ nổ mới nhất xảy ra chỉ hơn một tuần sau khi một chiếc xe lao vào Quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh rồi bốc cháy, làm 3 kẻ tấn công và 2 du khách thiệt mạng cùng gần 40 người bị thương. Liên quan đến vụ tông xe ở Thiên An Môn, hãng tin NHK cho biết Mỹ sẽ tiến hành xem xét vụ việc này bất chấp việc các nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố đây là cuộc tấn công khủng bố do một nhóm ly khai người Duy Ngô Nhĩ thực hiện.
Quân nhân Trung Quốc sở hữu trái phép 8.000 căn hộ Trong một cuộc điều tra tham nhũng, quân đội Trung Quốc phát hiện nhiều quân nhân “sở hữu trái phép” hơn 8.000 căn hộ và 25.000 phương tiện đi lại. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã hôm 5/11 cho biết không ai bị buộc tội và phải nhận hình phạt. Nhiều đơn vị trong quân đội Trung Quốc đã cam kết trả lại căn hộ và loại ngũ những quân nhân vi phạm cũng như hứa hẹn sẽ quản lý chặt chẽ hơn. Đây không phải là lần đầu tiên bê bối của quân đội Trung Quốc bị phanh phui trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Hồi tháng 4, quân đội nước này bắt đầu thay đổi quy chế cấp biển số xe con và xe tải để ngăn chặn các tài xế lợi dụng “mác” quân đội vượt đèn đỏ, chạy ngông và xài xăng miễn phí.
Video đang HOT
Theo Xahoi
10 "ông trùm" khủng bố nguy hiểm nhất thế giới (P1)
Những kẻ dưới đây từng xuất hiện trong các danh sách từng được biên soạn trước đó của CNN và các tờ báo danh tiếng khác.
Ayman al-Zawahiri
1. Ayman al-Zawahiri
Mặc dù không cần nhắc tới những cuộc tấn công mục tiêu giả của "trung tâm Al-Qaeda" trong khu vực miền núi biên giới giữa Afghanistan và Pakistan, lãnh đạo của nhóm vẫn còn tiếng nói và tích cực trong việc cố gắng khai thác các nơi khác để khẳng định danh tiếng của al Qaeda.
Sau cái chết của "ông trùm" Osama bin Laden vào năm 2011, al-Zawahiri đã tìm cách tận dụng lợi thế tình trạng bất ổn lan rộng ra khắp thế giới Ả Rập và nhận ra rằng các nhóm như al Qaeda ở bán đảo Ả Rập (AQAP) và al Qaeda ở Maghreb Hồi giáo có thể thực hiện các cuộc tấn công. Đôi khi, al-Zawahiri đấu tranh để thực hiện thẩm quyền đối với các nhóm như Nhà nước Hồi giáo ở Irag. Nhận thức rằng tiến hành một vụ như 11/9 là khả năng quá xa, al-Zawahiri đã đề nghị thay đổi các cuộc tấn công ít tham vọng và tốn kém hơn nhưng gây rối ở mức độ cao hơn vào các mục tiêu "mềm" như bắt giữ con tin.
Al-Zawahiri hiện là một bác sĩ Ai Cập, 62 tuổi. Tuy không phải là nhân vật truyền cảm hứng cho các chiến binh thánh chiến như Bin Laden nhưng y đang cố gắng đóng vai trò như một CEO của doanh nghiệp. Theo tờ The Economist, al-Zawahiri có thể thành công: "Từ Somalia đến Syria, nhóm al-Qaeda có thể gọi máy bay chiến đấu bất cứ lúc nào kể từ khi trùm khủng bố Osama bin Laden đã tạo ra tổ chức này 25 năm trước đây".
2. Nasir al Wuhayshi
Đối với một người được cho là khoảng 36 tuổi, lý lịch của trùm khủng bố al Wuhayshi sẽ tiếp tục kéo dài. Tuy nhiên, trợ lý thân cận một thời của ông trùm bin Laden đã chạy trốn đến Iran trong chiến dịch quân sự truy quyets khủng bố của Mỹ tại Afgahnistan sau vụ tấn công ngày 11/9 và bị bắt giam. Nhưng không lâu sau y và các phiến quân đào đường chạy trốn trong một vụ vượt ngục táo bạo vào năm 2006. Wuhayshi nhanh chóng trở thành thủ lĩnh nhóm al Qaeda ở Yemen vào năm 2007 và bắt đầu tung ra các cuộc tấn công vào an ninh Yemen cũng như khách du lịch nước ngoài. Đồng thời chỉ đạo một cuộc tấn công đầy tham vọng vào Đại sự quán Mỹ tại Yemen.
Y từng là thủ lĩnh nhóm AQAP được coi là nguy hiểm nhất trong các nhánh của al-Qaeda. Nếu Al-Zawahri (hiện là "ông trùm" của al Qaeda) thì Wahayshi đứng ở vị trí cao cấp thứ 2 trong al Qaeda để kiểm soát và mở rộng hoạt động của nhóm vượt xa Yemen. Có vẻ như vào năm 2012, y đã đưa ra lời khuyên liên kết hoạt động của nhóm al-Qaeda ở Bắc Phi.
Mặc dù nỗ lực phối hợp giữa chính phủ Yemen và Hoa Kỳ để chặt đầu AQAP, al Wuhayshi vẫn may mắn sống sốt.
3. Ibrahim al Asiri
Dù không phải là một cái tên quen thuộc nhưng Ibrahim al Asiri lại là một trong những lo lắng nhất của các cơ quan tình báo phương Tây. Al Asiri, kẻ khủng bố Ả Rập 31 tuổi là chuyên gia sản xuất bom của AQAP. Y nghĩ ra cách thiết kế quả bom "underwear" được đưa xuống một máy bay của Mỹ ra ngoài bang Detroit vào giáng sinh năm 2009 cũng như các quả bom máy in khéo léo được gửi như món hàng hóa từ Sanaa, Yemen đến Hoa Kỳ trước khi bị chặn bởi thiết bị gọi là tip-off. Những quả bom được che giấu khéo léo đễn nỗi ban đầu cảnh sát Anh không thể phát hiện.
Al Asiri cũng là kẻ đã trang bị trên người anh trai y là Abduillah một quả bom được giấu trong trực tràng để ám sát Hoàng tử Saudi Arabia Mohammed bin Nayef. Tuy nhiên vụ ám sát bất thành, Abduillah đã thiệt mạng. Y còn tạo ra chất nổ với tên gọi PETN - một loại bột màu trắng không mùi có thể không bị phát hiện bởi hầu hết các máy X-quang. Hiện Al Asiri được cho là đang ẩn nấu trong khu rừng núi rộng lớn ở miền Nam Yemen.
4. Ahmed Abdi Godane
Godane hay còn gọi là Mukhtar Abu Zubayr trở thành lãnh đạo của nhóm Somalia Al-Shabaab vào cuối năm 2008. Theo truyền thống, Al-Shabaab sẽ tập trung vào việc đem lại quy tắc Hồi giáo Somalia và như vậy thu hút hàng chục tộc người Somali từ Hoa Kỳ và Châu Âu. Nhưng Godane dường như tái tập trung nhóm để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố bên ngoài Somalia, so với các quốc gia Đông Phi này đang hỗ trọ chính phủ Somalia - đặc biệt là Uganda và Kenya - ngược lại lợi ích phương Tây ở phía đông châu Phi.
Cuộc tấn công Trung tâm mua sắm Westgate tại Nairobi vào ngày 21/9 là táo bạo nhất nhưng không phải là lần đầu tiên gây chết người thương tâm nhất bên ngoài Somalia. Vào năm 2010, Al-Shabaab thực hiện vụ đánh bom tự sát ở thủ đô Kampala, trong đó có hơn 70 người thiệt mạng. Nhưng cuộc bao vây Westgate khiến 68 người chết lại thể hiện mong muốn của Godane nhằm sắp xếp nhóm của mình chặt chẽ hơn với al Qaeda. Trong một thông điệp được ghi âm sau đó, y lưu ý vụ tấn công lần này đã diễn ra "chỉ 10 ngày sau ngày kỷ niệm 11/9". Y còn nhằm mục đích nâng tầm của Al-Shabaab trong con mắt phương Tây.
Theo Godane, Al-Shabaab trở thành đồng minh chính thức của tổ chức al Qaeda. Điều này dẫn đến bất đồng chính kiến sâu sắc mà Godane đã xử lý một cách tàn nhất là sử dụng kiểm soát của mình vào cánh tình báo Al-Shabaab. Thánh chiến mỹ Omar Hammami đã bị giết chết trong tháng 9 sau khi chỉ trích lãnh đạo Godane.
Godane hiện khoảng 36 tuổi có nguồn gốc từ Somaliland ở miền Bắc Somalia. Y thích ghi âm tin nhắn để xuất hiện trước công chúng. Sau vụ tấn công Westgate, Kenya và cơ quan tình báo phương Tây chắc chắn sẽ tăng cường nỗ lực để kết thúc triều đại của tên khủng bố khép tiếng này. Cựu thủ tướng Somali, Omar Abdirashid Ali Sharmarke đã mô tả Godane là tên thông minh nhất trong các nhà lãnh đạo của Al-Shabaab.
Chính phủ Mỹ trao giải thưởng lên tới 7 triệu USD cho ai cung cấp thông tin về vị trí ẩn náu của y.
5. Moktar Belmoktar
Belmoktar là người Algeria nhưng dựa vào sự khuếch trương ở sa mạc, y còn được biết đến với cái tên Sahel.
Một năm trước đây, y không được tính vào số những kẻ khủng bố nguy hiểm nhất thế giới. Sau đó, y tuyên bố hình thành tổ chức tinh nhuệ gọi là "Những người ký hiệu bằng máu" mà y nói sẽ là lá chắn chống lại "kẻ thù xâm lược". Thời gian ngắn sau đó, y phát động máy bay chiến đấu tấn công vào nhà máy khí Amenas ở miền Nam Algeri. Cuộc vây hãm kéo dài 3 ngày khiến gần 40 lao động nước ngoài thiệt mạng. Kể từ đó, máy bay chiến đấu của Belmoktar đã tiếp tục tấn công vào một học viện quân sự và mỏ uranium Pháp ở Niger vào tháng Năm.
Belmoktar kết hợp các cuộc thánh chiến với một doanh nghiệp sinh lợi nhờ buôn lậu và bắt cóc. Y thường được gọi là "Ngài Marlboro" bởi hành vi buôn bán thuốc lá bất hợp pháp và được cho là tích lũy được hàng triệu đô la tiền chuộc người phương Tây bị bắt cóc ở Mali.
Cơ quan tình báo cho biết y cũng đã phát triển việc liên lạc với các nhóm thánh chiến ở Libya bất ổn nhằm nắm chặt đất nước này trong bối cảnh Moammar Gadhafi bị lật đổ.
Sinh năm 1972, Belmoktar lớn lên trong nghèo đói ở miền Nam Algeria. Y đến Afghanistan vào năm 1991 khi còn là thiếu niên để chống lại chính Phủ sau đó trở về Algeria cùng máy bay chiến đấu với biệt danh mới - Belaouar" - "một mắt" do chấn thương ở chiến trường. Y gia nhập lực lượng nhóm Hồi giáo vũ trang GIA trong chiến dịch tàn bạo chống lại chế độ Algeria.
Theo Xahoi
Bạo lực bùng phát ở Iraq, 69 người chết Những vụ đánh bom nhắm vào người Hồi giáo dòng Shiite xảy ra tại thủ đô Baghdad (Iraq) hôm 21.9, khiến ít nhất 57 người chết. Hiện trường vụ đánh bom xe hơi ở thủ đô Baghdad của Iraq ngày 21.9 - Ảnh: AFP Hai vụ đánh bom xe hơi xảy ra tại một tang lễ ở khu vực tập trung nhiều người...