Trung Quốc rộng cửa cho công ty tư tham gia ngành quốc phòng
Trung Quốc sẽ cho phép các công ty tư nhân tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực phát triển và sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự, theo quan chức cấp cao ngành công nghiệp quốc phòng nước này.
Trung Quốc sẽ mở rộng lĩnh vực sản xuất quốc phòng cho các công ty tư nhân – Ảnh: Reuters
Phát biểu tại một triển lãm công nghệ quốc phòng tại Bắc Kinh, ông Hứa Đạt Triết, giám đốc Cơ quan nhà nước về khoa học, kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng (cơ quan quản lý ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc) cho biết sẽ giảm bớt các quy định, ban hành thêm chính sách cho phép các công ty tư nhân tham gia nhiều hơn vào ngành công nghiệp quân sự, theoChina Daily ngày 20.7.
Trung Quốc đã dần mở cửa thị trường quốc phòng cho các công ty tư nhân từ năm 2005. Các công ty này có thể ký hợp đồng với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sau khi được chính phủ cấp phép.
Còn theo lời một phó giám đốc của cơ quan trên, các công ty tư nhân sẽ được mời tham gia vào quá trình tái cấu trúc các công ty quốc phòng nhà nước, và gần 1.000 công ty tư nhân đã được cấp phép phát triển và sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự. Các doanh nghiệp này giành được khoảng 40% hợp đồng quốc phòng tại Trung Quốc.
Video đang HOT
Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu chính phủ và PLA tăng cường mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng. Đây là một trong 3 nhiệm vụ mà Trung Quốc cam kết hoàn thành nhằm cải cách hệ thống quốc phòng và quân đội.
Hồi tháng 11 năm ngoái, tổng tham mưu PLA đã công bố 108 hạng mục quân sự liên quan đến công nghệ huấn luyện tân tiến và trang bị khác, khuyến khích các công ty tư nhân tham gia vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất thiết bị quốc phòng.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Đằng sau nỗ lực gửi quân ra nước ngoài của Thủ tướng Abe
Trên con đường biến việc mở rộng vai trò của quân đội Nhật Bản thành hiện thực, ông Shinzo Abe đã có những bước đi thận trọng và chính xác, The Wall Street Journal nhận xét.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) đã thành công bước đầu trong việc cho phép quân Nhật mở rộng phạm vi chiến đấu ra nước ngoài - Ảnh: AFP
Thực tế vào năm 2012, chính quyền của cựu Thủ tướng Naoto Kan và sau đó là Yoshihiko Noda cũng đã ủng hộ việc bình thường hóa vai trò của quân đội Nhật trong việc hoạch định chính sách, cải thiện ngành công nghiệp quốc phòng, phát triển một lực lượng liên quân năng động và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của khu vực, theo The Wall Street Journal.
Điều này cho thấy nếu ông Abe thành công trong việc ký thành luật cho phép quân đội Nhật ra nước ngoài chiến đấu, tức làm được điều các "tiền bối" chưa hoàn thành, uy tín của ông sẽ tăng lên đáng kể.
The Wall Street Journal nhận xét rằng ông Abe đã có những con tính khôn ngoan hơn, dựa vào tình hình thực tế để đưa ra những điều chỉnh được chấp nhận nhiều hơn so với ông Kan và ông Noda.
Theo đó, sở dĩ ông Abe bị các đảng đối lập trong nước chỉ trích rằng đã cố thúc đẩy một "dự luật chiến tranh", vì ông đã im lặng thay vì giải thích. Sự im lặng này theo The Wall Street Journal chẳng qua vì ông Abe vẫn phải cẩn trọng trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, đặc biệt khi ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp tới.
Trong khi đó, ông đã thuyết phục những thành viên Hạ viện về việc thông qua dự luật bằng cách làm bật lên nỗi bức xúc từ những hành động hung hăng của Trung Quốc về mặt quân sự trong khu vực, kể cả những lời lẽ không tốt của Tân Hoa xã về chủ nghĩa hòa bình của Nhật.
Ông Abe khôn khéo lồng ghép ý định đưa quân ra nước ngoài bằng những cam kết phối hợp chặt chẽ hơn với các đồng minh như Mỹ, Philippines hay Hàn Quốc. Như vậy, việc đưa quân ra nước ngoài là một sự phòng vệ chủ động, không phải cố tình gây căng thẳng hay chuẩn bị cho chiến tranh...
Dù vậy, nhiều người dân Nhật Bản biểu tình phản đối dự luật này. Theo ghi nhận của hãng tin Al Jazeera, hàng ngàn người Nhật đã xuống đường giăng biểu ngữ có nội dung "Abe từ chức", "Không chiến tranh, không chết chóc"...
Một cuộc thăm dò công bố hôm 17.7 của báo Asahi Shimbun cho thấy 56% số người được hỏi phản đối các dự án luật, so với 26% ủng hộ.
Trong chuyến thăm Washington hồi tháng 4, ông Abe đã thống nhất với Mỹ về việc nâng cao các thỏa thuận trong hiệp ước an ninh của hai nước. Theo đó, Thủ tướng Abe đã có lời hứa với các nhà lập pháp Mỹ trong việc đưa dự luật cho phép gửi quân ra nước ngoài "trong mùa hè này", theo The Wall Street Journal.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tổng thống Putin thất vọng vì Nga khó hiện đại hóa quân đội Tổng thống Nga thất vọng vì mục tiêu hiện đại hóa quân sự của nước này khó đạt được như kỳ vọng của người đứng đầu điện Kremlin, Business Insider ngày 18.7 cho hay. Khí tài quân sự Nga tại một triển lãm quốc phòng - Ảnh: Reuters Tổng thống Putin đầu năm nay tuyên bố một chiến lược hiện đại hóa quân...