Trung Quốc rất sợ Mỹ triển khai tên lửa đánh chặn ở Hàn Quốc
Mỹ đang khảo sat thực địa, tìm địa điểm để triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc, điều này bị Trung Quốc phản đối kịch liệt.
Tên lửa đánh chặn SM-3 của Mỹ
Tờ “Nhật báo phố Wall” Mỹ ngày 27 tháng 5 dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Mỹ đang chuẩn bị triển khai một hệ thống phòng thủ khhu vực trên cao đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.
Mỹ luôn muốn đưa Hàn Quốc vào hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ lãnh đạo. Theo bài báo, gần đây, Mỹ đã triển khai một đợt “tấn công” mới để đạt mục tiêu này.
Nguồn tin tiết lộ, Mỹ đã tiến hành khảo sát thực địa ở lãnh thổ Hàn Quốc, tìm địa chỉ tiềm năng cho triển khai THAAD. Nhưng, Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức.
Hệ thống phòng thủ khu vực trên cao đoạn cuối do công ty Lockheed Martin Mỹ sản xuất, thiết kế dùng để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Năm 2013, để ứng phó với mối đe dọa từ CHDCND Triều tiên, Mỹ đã triển khai một hệ thống THAAD ở Guam.
Theo bài báo, chính phủ Mỹ có kế hoạch mua 7 hệ thống THAAD, nhưng đến nay chỉ có 3 hệ thống có thể đảm bảo sử dụng, hơn nữa, việc thảo luận về phát huy vai trò của nó ở đâu tương đối gay gắt.
Một số nhà quyết sách chính trị Mỹ cho rằng, một hệ thống THAAD cần triển khai ở Hàn Quốc, còn có người thì cho rằng, cần triển khai một hệ thống ở khu vực Trung Đông để ứng phó với mối đe dọa từ Iran. Một số người khác thì cho rằng, hai hệ thống đều cần được triển khai.
Video đang HOT
Tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ
Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, Mỹ có thể triển khai một hệ thống THAAD trước ở Hàn Quốc, hơn nữa trong tương lai Hàn Quốc có thể đổi một hệ thống THAAD do nước này mua; hoặc, Mỹ không ra tay, do Hàn Quốc tự mua một hệ thống THAAD.
Báo chí Hàn Quốc suy đoán, Hàn Quốc có thể sẽ gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-Jin vào tháng 10 năm 2013 đã nhấn mạnh, Hàn Quốc sẽ không gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ lãnh đạo, mà là sẽ tập trung nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc lấy đánh chặn tên lửa tầm thấp làm mục tiêu chủ yếu.
Trước đây vài ngày, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tiếp tục khẳng định lập trường này. Ngày 26 tháng 5, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc hiện không xem xét nhập khẩu tên lửa đánh chặn SM-3 của Mỹ.
Theo người phát ngôn, Hàn Quốc muốn nhập khẩu tên lửa đánh chặn tầm thấp – tức đánh chặn đoạn cuối, trong khi đó tên lửa SM-3 thuộc loại đánh chặn tầm cao, không nằm trong phạm vi cân nhắc hiện nay của Hàn Quốc.
Hãng Yonhap binh luân, một khi nhập khẩu SM-3, có nghĩa là Hàn Quốc gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ lãnh đạo, vì vậy, tên lửa đánh chặn này chính là một trong những vũ khí cốt lõi của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Tên lửa đánh chặn của Mỹ
Tuần trước, Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn Dự luật trao quyền quốc phòng năm tài khóa 2015, nội dung bao gồm yêu cầu Bộ Quốc phòng nghiên cứu phương thức tăng cường hợp tác hệ thống phòng thủ tên lửa với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Một khi được Quốc hội Mỹ phê chuẩn, sẽ gia tăng thêm sức ép đối với Hàn Quốc.
Cuối tháng này, hội nghị an ninh châu Á sẽ tổ chức tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng ba nước Mỹ-Nhật-Hàn dự kiến sẽ tổ chức hội đàm.
Tờ “Nhật báo phố Wall” cho rằng, đối mặt với mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên, hợp tác trên phương diện phòng thủ tên lửa giữa ba nước có triển vọng trở thành vấn đề chính, hơn nữa, quan chức cấp cao của hãng Lockheed Martin sẽ tham dự hội nghị.
Trước việc Mỹ cân nhắc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa cao cấp ở Hàn Quốc, ngày 28 tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay tồn tại nhân tố không xác định, phức tạp và nhạy cảm.
Trung Quốc kiên định bảo vệ hòa bình, ổn định của bán đảo Triều Tiên, kiên định thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo, kiên định tập trung vào hiệp thương giải quyết các vấn đề có liên quan.
Phát ngôn viên này cho rằng, Trung Quốc tuyệt đối không cho phép xuất hiện tình hình căng thẳng ở “cửa nhà” của Trung Quốc dẫn đến chiến tranh, hỗn loạn.
Trung Quốc cũng thúc giục các bên liên quan cùng nỗ lực, lấy hòa bình, ổn định bán đảo làm trọng, không làm việc làm trầm trọng căng thẳng tình hình.
Tên lửa đánh chặn SM-3 Mỹ
Về hệ thống phòng thủ tên lửa, phát ngôn viên Trung Quốc cho rằng, lập trường của Trung Quốc là nhất quán, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực này “không có lợi cho ổn định và cân bằng chiến lược ở khu vực”.
Trung Quốc hy vọng Mỹ có thể xem xét đầy đủ “mối quan tâm hợp lý” của các nước liên quan trong khu vực này.
Theo Giáo Dục
Mỹ điều thêm 2 tàu Aegis giúp Nhật đối phó Triều Tiên
Ngày 6-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết Mỹ có kế hoạch sẽ triển khai thêm 2 chiếc tàu phòng thủ tên lửa lớp Aegis tới Nhật Bản nhằm đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.
Phát biểu tại một cuộc họp báo chung tại Tokyo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera, ông Hagel cam kết sẽ triển khai thêm 2 chiếc tàu chiến nữa tới Nhật Bản vào năm 2017 để đối phó với "những hành động khiêu khích và gây bất ổn của Triều Tiên, bao gồm cả các vụ phóng tên lửa gần đây.
"Để đối phó với các hành động khiêu khích và bất ổn của Bình Nhưỡng, trong đó có các vụ phóng tên lửa mới đây, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tôi có thể tuyên bố rằng Mỹ đã lên kế hoạch sẽ triển khai thêm 2 chiếc tàu khu trục Aegis, đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo tới Nhật Bản trước năm 2017" - ông nói.
Số tàu chiến mới này sẽ gia nhập cùng với 5 chiếc tàu khu trục phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện đã triển khai tại Nhật Bản, sẽ nâng tổng số tàu chuyên làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa của hải quân Mỹ tại đây lên 7 chiếc.
Hồi cuối tháng trước, Triều Tiên đã phóng 2 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có thể tấn công Nhật Bản. Để đối phó với khả năng nước này có thể phóng thêm tên lửa trong những ngày tới, hôm 5-4, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã ra lệnh cho quân đội bắn hạ bất kỳ tên lửa đạn đạo nào của Triều Tiên bay qua không phận của họ, và đã triển khai một chiếc tàu khu trục lớp Aegis của họ tới biển Nhật Bản.
Khu trục hạm DDG-174 Kirishima lớp Kongo của Nhật Bản phóng tên lửa SM2
Ông Hagel nhấn mạnh rằng: "Những bước đi này sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ cho cả Nhật Bản và Mỹ khỏi các đe dọa tên lửa đạn đạo của Triều Tiên".
Trước đó, hồi tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã công bố kế hoạch triển khai một radar cảnh báo sớm thứ 2 tới miền nam Nhật Bản, và kế hoạch triển khai thêm một số tên lửa đánh chặn mặt đất tại Alaska.
Hiện Nhật Bản sở hữu 6 chiếc khu trục hạm Aegis, trong đó 4 chiếc thuộc lớp Kongo và 2 chiếc thuộc lớp Atago. Các tàu này được trang bị cả tên lửa đánh chặn SM-3 và phiên bản nâng cấp của SM-2 là SM-2 2MR BlockII hoặc SM-2 BlockIII.
Tàu khu trục lớp Kongo của Nhật có lượng giãn nước 7250 tấn, đầy tải 9485 tấn (lớp Atago trên 10.000 tấn), trang bị hệ thống phóng thẳng đứng tối tân Mk-41 của Mỹ với cơ số tên lửa phòng không 90 quả. Cả 2 loại tàu này đều có lượng giãn nước và hệ thống Aegis vượt trội các tàu khu trục phòng không Trung Quốc.
Theo ANTD
Mỹ giúp Israel 429 triệu USD tiếp tục mua sắm Iron Dome Ngày 10-3, Đại sứ quán Mỹ tại Israel cho biết, bộ quốc phòng hai nước đã chính thức ký kết một thỏa thuận cho phép tiếp tục sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa tầm gần Vòm Sắt (Iron Dome) tại Israel. Theo Lầu Năm Góc, thỏa thuận được ký kết vào tuần trước này sẽ đảm bảo việc Mỹ tiếp tục...