Trung Quốc “ra tay” với Hồng Kông, Đài Loan
Khoảng 80 người đã bị bắt trong cuộc đụng độ ở Hồng Kông, trong khi Trung Quốc tìm cách tăng phiếu ủng hộ cho phe thân Bắc Kinh ở Đài Loan.
Tối 25/11, cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình, giữa lúc có tin số người bị bắt đã tăng lên gần 80 người.
Việc thi hành lệnh của tòa án, dỡ bỏ chướng ngại vật gây ách tắc giao thông ở khu vực Mong Kok trong ngày 25/11 tiếp tục diễn biến phức tạp.
Trung Quốc đã tiến hành bắt bớ nhiều người biểu tình ở Hồng Kông
Nếu ban ngày cảnh sát chỉ phải khiêng những người biểu tình không chịu rút khỏi khu vực chiếm lĩnh thì đến tối cùng ngày, họ đã sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình.
Cảnh sát chống bạo động cũng phải vào cuộc. Theo TTXVN, tình hình ở Mong Kok diễn biến khá căng thẳng. Cảnh sát và người biểu tình tiếp tục đối đầu ở đường Portland và đường Changsha.
Video đang HOT
Người biểu tình còn mở rộng phạm vi tụ tập sang cả ngã tư giao cắt giữa đường Shanghai và đường Shantung. Hơn 100 người biểu tình giơ cao biểu ngữ “chúng tôi cần tổng tuyển cử thực sự,” gây cản trở cho một số phương tiện giao thông.
Hồi tháng 10, tòa án tối cao Hồng Kông ban lệnh cấm những người biểu tình chiếm giữ các con phố ở Vượng Giác sau khi hiệp hội taxi và xe buýt yêu cầu giải tỏa các tuyến phố đang bị tê liệt. Tòa án tối cao đã gia hạn cho người biểu tình lần thứ hai vào ngày 10/11.
Nếu như chính quyền Trung Quốc cứng rắn với người biểu tình Hồng Kông thì tại Đài Loan, Trung Quốc lại đang sử dụng biện pháp rất mềm dẻo và có kỹ xảo hơn. Theo đó, Trung Quốc khéo léo khuyến khích người Đài Loan ở Đại lục về quê đi bầu cử ngày 29/11, nhằm tăng phiếu ủng hộ cho phe Quốc dân đảng (KMT) thân Bắc Kinh.
Dự kiến, khoảng 18,5 triệu cử tri Đài Loan vào ngày 29/11 sẽ đi bầu để chọn ra 11.000 quan chức các cấp, bao gồm cả thị trưởng của 6 thành phố lớn ở hòn đảo 24 triệu dân. Tham gia ứng cử còn có Sean Liên, con trai trưởng của cựu phó lãnh đạo Đài Loan, cựu Chủ tịch KMT Liên Chấn vốn thân cận với Bắc Kinh.
Các chuyên gia nhận định, Đảng dân chủ cấp tiến (DPP) đối lập nhiều khả năng sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử này. Báo Straits Times (Singapore) ngày 25/11 bình luận: “Nhận thấy rằng thành phần ưa chuộng độc lập vốn ủng hộ DPP có khả năng thắng thế trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới ở Đài Loan, một Bắc Kinh đầy lo lắng đang ra sức khuyến khích cộng đồng người Đài ưa Trung Quốc đang sống ở Đại lục về quê đi bầu”.
Hiện có khoảng 3 triệu công dân Đài đang sinh sống và làm việc tại Trung Quốc. Các nhà phân tích tính toán khoảng 2/3 doanh nhân Đài ở Đại lục có xu hướng ủng hộ KMT, báo Thanh niên dẫn thông tin trên Straits Times. Và “độc chiêu” khuyến khích của Bắc Kinh là giảm một nửa giá vé máy bay cho những công dân Đài về quê để bỏ phiếu.
Những ai muốn mua vé giảm giá thì đăng ký với Hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan đầu tư ở Đại lục được hậu thuẫn trực tiếp bởi Văn phòng sự vụ Đài Loan của chính quyền Bắc Kinh. “Chiến dịch vận động cử tri Đài về quê bỏ phiếu cho thấy sự bất an của Bắc Kinh” trước tình hình chính trị ở Đài Loan, Straits Times nhận định.
Lý giải tính toán của Bắc Kinh đối với Đài Loan, tờ báo này cho rằng, một chiến thắng cách biệt nghiêng về DPP sẽ đe dọa lợi ích mà Bắc Kinh có được từ mối quan hệ với chính quyền Đài Loan do lãnh đạo Mã Anh Cửu thuộc KMT cầm quyền 6 năm qua. Mặc khác, điều đó cũng sẽ làm gia tăng làn sóng chống KMT trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016 tới.
Theo Báo Đất Việt
Đài Loan kêu gọi Mỹ hỗ trợ đóng tàu ngầm
Lãnh đạo Mã Anh Cửu vừa kêu gọi Mỹ hỗ trợ Đài Loan đóng tàu ngầm chạy bằng điện-diesel nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của vùng lãnh thổ này.
Lãnh đạo Mã Anh Cửu - Ảnh: Reuters
Phát biểu tại một hội nghị truyền hình do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) tổ chức vào tối 9.4, ông Mã nhấn mạnh đội chiến đấu cơ F-16A/B của Đài Loan đang trong quá trình nâng cấp và vùng lãnh thổ này cũng cần tàu ngầm cho mục đích phòng thủ.
"Có sự đồng thuận ở Đài Loan rằng chúng tôi nên tìm kiếm công nghệ nước ngoài để hỗ trợ chúng tôi tự đóng tàu ngầm", hãng thông tấn CNA dẫn lời ông Mã cho hay.
Ông Mã đưa ra lời kêu gọi trên hơn một tháng sau khi Cơ quan Phòng vệ Đài Loan (MND) thông báo đã giao một nhóm chuyên gia đánh giá kế hoạch đóng tàu ngầm nội địa, trong lúc Đài Bắc vẫn tiếp tục nỗ lực yêu cầu Washington bán loại tàu này.
Chính phủ Mỹ đã thông qua kế hoạch bán tám tàu ngầm chạy bằng diesel cho Đài Loan vào năm 2001, nhưng cho đến nay, thương vụ đó vẫn không có tiến triển.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, Đài Loan đã mua được nhiều loại vũ khí từ Mỹ, trong đó có tên lửa Harpoon phóng từ tàu ngầm, trực thăng tấn công AH-64E Apache, máy bay săn tàu ngầm và hệ thống chống tên lửa Patriot-III.
Trong một báo cáo trình nghị viện, MND tuyên bố sẽ tiếp tục mua vũ khí phòng thủ từ nước ngoài mà Đài Loan không thể tự sản xuất.
Giới quan sát nhận định Đài Loan tăng cường trang bị vũ khí nhằm ứng phó mối đe đọa từ Trung Quốc, dù quan hệ hai bên được cải thiện dần kể từ khi ông Mã lên lãnh đạo Đài Loan vào năm 2008.
Hồi tháng 3.2014, MND công bố báo cáo khẳng định mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc vẫn không giảm. CNA trích nội dung báo cáo nói rõ quân đội Trung Quốc đang tăng cường khả năng tác chiến đến mức có thể tấn công toàn diện Đài Loan trước năm 2020.
Theo TNO