Trung Quốc ra Sách Xanh phân tích, đánh giá về Nhật Bản
Ngày 13/5, Học hội Nhật Bản tại Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc và Nhà Xuất bản văn hiến Khoa học xã hội Trung Quốc đã tổ chức buổi công bố “ Sách Xanh Nhật Bản: Báo cáo Nghiên cứu Nhật Bản 2015.”
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ. (Nguồn: TTXVN)
Sách Xanh đưa ra những phân tích, đánh giá về những động thái trong nhiều lĩnh vực như chiến lược quốc gia, chính sách an ninh, quan hệ đối ngoại, cải cách hành chính, năng lượng, dân số, ý thức tư tưởng, truyền thông của Nhật Bản. Sách Xanh này đồng thời ghi lại những vấn đề lớn của Nhật Bản trong năm qua như đảng Dân chủ tự do Nhật Bản (LDP) giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Hạ viện, tiếp tục nắm đa số ghế tại Hạ viện, đặt nền móng để nội các của ông Shinzo Abe nắm quyền lâu dài.
Cũng theo Sách Xanh, năm 2014, nội các của Thủ tướng Abe đã thúc đẩy toàn diện “ngoại giao mang tính chiến lược,” cùng với việc đẩy mạnh đồng minh Nhật-Mỹ đã thúc đẩy hợp tác Nhật-châu Âu, phối hợp ba cực Nhật-Mỹ-châu Âu. Tuy nhiên, trong cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, Nhật Bản lại chưa đạt tiến triển mang tính thực chất.
Về triển vọng năm 2015, Sách Xanh này dự báo chính quyền của ông Abe sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược “chấn hưng Nhật Bản.” Nhật Bản sẽ lấy “cường quân” làm hạt nhân, ra sức sửa đổi hoàn thiện chế độ luật đảm bảo an ninh, lấy đồng minh Nhật-Mỹ làm trục chính, hoàn thành sửa đổi “Hướng dẫn hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ” và tích cực tạo môi trường dư luận cho việc sửa đổi hiến pháp sau này.
Sách Xanh cho rằng năm 2015, Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như phát triển dân số, nợ chính phủ và sẽ ra sức thúc đẩy cải cách kết cấu, điều chỉnh thích hợp chính sách kinh tế vĩ mô, tăng thu nhập quốc dân, cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện tăng trưởng lâu dài; đồng thời, Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy “ngoại giao mang tính chiến lược.”
Theo Vietnam
Xây đảo không giúp Trung Quốc đòi yêu sách ở Biển Đông
Việc Trung Quốc đang biến các đá ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo không giúp Bắc Kinh biến các yêu sách của mình thành hiện thực, theo phân tích của một số chuyên gia pháp lý.
Video đang HOT
Trung Quốc đang tiến hành xây dựng tại nhiều đá ở Trường Sa, trong ảnh là tiến độ cải tạo ở đá Vành Khăn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: CSIS
"Các đảo nhân tạo không có vị thế như các đảo tự nhiên, tức là không có vùng biển thuộc chủ quyền của một nước và sự hiện diện của nó không ảnh hưởng tới việc phân định vùng biển thuộc chủ quyền, chúng chỉ có giá trị như các vật thể khác như giàn khoan dầu quy mô lớn, theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc UNCLOS. Nếu Trung Quốc xây các đảo nhân tạo ở các khu vực tranh chấp, họ không tạo nên được giá trị pháp lý mới", Tiến sĩ Wim Muller, nghiên cứu sinh tại Viện hoàng gia về Các vấn đề quốc tế Chatham House, Anh, nói với VnExpress.
Bắc Kinh gần đây công khai thừa nhận việc đang đẩy nhanh việc bồi đắp và xây dựng các cơ sở hạ tầng tại một số đá thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa. Các hình ảnh vệ tinh do Philippines và các tổ chức nghiên cứu quốc phòng quốc tế công bố cho thấy Trung Quốc cải tạo 7 bãi đá và có thể xây đường băng ở đá Chữ Thập, Gạc Ma, Subi. Phat ngôn viên Bô Ngoai giao Trung Quôc Hông Lôi hồi giữa tháng trước cho răng moi hoat đông cai tao cua Trung Quôc ơ Biên Đông nhăm "cai thiên điêu kiên lam viêc va sinh hoat" cua binh lính đôn tru trên đo, va hoạt động được tiên hanh trong "pham vi chu quyên" cua Trung Quôc.
Tiến sĩ Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ khi trao đổi với VnExpress giữa năm ngoái từng cảnh báo Trung Quốc cải tạo các đá ở Biển Đông để biến thành các đảo có thể duy trì đời sống của con người. Nhờ đó Bắc Kinh mưu toan tìm cách biến các yêu sách nằm trong vùng đặc quyền kinh tế phạm vi 200 hải lý bao quanh các đảo nhân tạo này.
Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, Giáo sư Richard Heydarian, Đại học De La Salle Manila, Philippines, cũng đồng tình với ông Muller, cho rằng việc Trung Quốc tăng tốc bồi đắp các đá ở Trường Sa thành các đảo, nhằm biến đường 9 đoạn ở Biển Đông thành đường ranh giới có cơ sở pháp lý "là điều không thể".
"Tôi cho rằng việc bồi đắp của Trung Quốc là nhắm tới tạo áp lực chính trị với các nước liên quan. Tôi rất lo ngại về việc này", Giáo sư Alexander Proelss, Khoa Luật, Đại học Trier, Đức, bày tỏ.
Theo ông Muller, bản chất của các hoạt động bồi đắp của Trung Quốc ở Trường Sa là mang tính chiến lược, theo cách thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực theo cách Bắc Kinh mong muốn.
Hai kịch bản cho vụ kiện của Philippines
"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Trung Quốc tiếp tục quấy rối Philippines, điều đã xảy ra hồi 2014 khi Philippines xúc tiến tài liệu cho vụ kiện. Bắc Kinh cũng sẽ tăng cường áp lực chính trị với Manila khi tòa tuyên bố có quyền phán quyết với vụ án", Heydarian dự báo phản ứng của Bắc Kinh trước khi Tòa trọng tài thường trực đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines.
Tháng 1/2013, Philippines đệ đơn lên Tòa Trọng tài Thường trực nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền dựa trên "đường 9 đoạn" của Trung Quốc. Tháng 3/2014, Manila trình tập hồ sơ pháp lý dày 4.000 trang để củng cố thêm cho vụ kiện.
Tuy không chắc chắn về phán quyết cuối cùng Tòa trọng tài thường trực đưa ra với vụ kiện mà Philippines khởi xướng, dự kiến vào năm 2016, nhưng Giáo sư Heydarian tin tòa sẽ thực thi quyền phán quyết với vụ kiện. Trung Quốc thực tế rất thất vọng khi vụ kiện diễn tiến đến lúc này. Nếu tòa tuyên bố họ có quyền phán quyết thì Trung Quốc, nước bị kiện, sẽ trở nên yếu thế so với các nước cùng có tranh chấp ở Biển Đông.
Chuyên gia Philippines bày tỏ hy vọng tòa Trọng tài Thường trực có thể yêu cầu Trung Quốc làm rõ ít nhất là quyền lịch sử của mình với "đường 9 đoạn" ở Biển Đông, có thể coi là căn cứ để xem xét cơ sở pháp lý của ranh giới. Mặc dù việc này không khiến Trung Quốc ngừng việc cải tạo, bồi đắp các đá ở Trường Sa hiện nay, nhưng đó là "bước đầu tiên tốt đẹp" khiến "đường 9 đoạn" của Trung Quốc bị vướng vào tình thế phải làm rõ về mặt pháp lý.
Thận trọng hơn, Giáo sư Alexander Proelss cho rằng nếu kịch bản xấu xảy ra, tức là tòa Trọng tài Thường trực cho biết họ không có quyền phán quyết với vụ kiện, thì Trung Quốc sẽ có được ưu thế về mặt chính trị và tăng cường đòi hỏi các nước liên quan đến tranh chấp chấp thuận đàm phán song phương.
"Nếu tòa nói họ không có quyền phán quyết, các nước cùng có tranh chấp hãy xem xét tòa không có quyền phán quyết ở những điểm nào, sau đó tập trung vào các điểm khác và tiếp tục kiện Trung Quốc ở các khía cạnh đó", Proelss nêu gợi ý.
Mặc dù nhìn nhận các nước thành viên ASEAN phải đối diện với một Trung Quốc có chiến lược và ưu thế là nước lớn, nhưng ông Proelss khẳng định "Trung Quốc không có quyền sở hữu với tất cả các thực thể mà họ nêu yêu sách".
Giáo sư cũng cho rằng Trung Quốc khó mà bác bỏ hoàn toàn hoặc ngó lơ quyền phán quyết của tòa án, bởi việc không tôn trọng luật pháp quốc tế sẽ ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của chính Trung Quốc, ảnh hưởng tới trật tự thế giới.
ASEAN cần thay đổi chiến lược
Bày tỏ sự "sốt ruột" với tiến độ của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mà ASEAN và Trung Quốc đang thảo luận, Giáo sư Heydarian nêu đề xuất Hiệp hội nên thiết lập cơ chế "tiểu đa phương" (minilateral) trong ASEAN. Cơ chế này không đòi hỏi tất cả các nước thành viên tham gia vào nỗ lực thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc, mà chỉ bao gồm các nước có liên quan đến tranh chấp như Philippines, Việt Nam, Malaysia cùng hai nước có vai trò lớn trong ASEAN là Indonesia và Singapore.
"ASEAN còn nhiều vấn đề như kinh tế, chính trị, kết nối, do đó chúng ta nên có một Nhóm làm việc liên quan mật thiết đến vấn đề để thúc đẩy tiến trình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Điều đó chứng tỏ ASEAN có thể tự mình giải quyết vấn đề mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài", Heydarian nói.
Giáo sư Philippines dẫn chứng sức mạnh của ASEAN khi hiệp hội ra tuyên bố quan ngại về hành động đơn phương đặt giàn khoan dầu trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam tháng 5 năm ngoái, đồng thời điều tàu và máy bay đến hăm dọa Việt Nam. "Trung Quốc thực sự hoảng hốt và tức giận".
Đồng tình với việc cần tăng cường hơn vai trò của ASEAN, Giáo sư Proelss gợi ý nếu hiệp hội càng có nhiều thỏa thuận nội khối, chứng tỏ sự nhất trí về biện pháp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc có thể sẽ phải thay đổi chiến lược và nói "Được rồi, chúng tôi sẽ có một số thỏa hiệp".
Việc ASEAN thể hiện quan điểm của mình rõ ràng cũng có tác dụng giúp các nước bên ngoài bày tỏ sự phản đối với Trung Quốc ở Biển Đông. Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ đã lên tiếng, Đức và các nước châu Âu khác cũng ủng hộ quan điểm của ASEAN.
"Tôi không tin Trung Quốc cuối cùng có thể thực hiện được tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông nếu vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nội khối ASEAN", Proelss nói.
Việt Anh
Theo VNE
Bắc Kinh "phết lớp sơn học thuật" để đòi hỏi chủ quyền Biển Đông? Tờ The Economist bình luận rằng các cố gắng của Trung Quốc, tìm cách phết lên một lớp sơn học thuật để củng cố các đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, dù không ai nghe. Tàu Trung Quốc ngoài khơi Biển Đông. Trong khuôn khổ nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xoay chiều công luận Mỹ, Trung Quốc...