Trung Quốc ra quyết sách mới về COVID-19 mới
Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc dẫn thông báo của Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) nước này cho biết sẽ dừng cập nhật dữ liệu thông tin về ca COVID-19 mới hàng ngày từ 25/12.
“Thông tin liên quan về COVID-19 sẽ được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc công bố để tham khảo và nghiên cứu”, NHC cho biết. Trước đó, NHC đã liên tục cập nhật số liệu này trong suốt 3 năm qua, kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Chính phủ Trung Quốc thời gian qua đã thay đổi triệt để chính sách phòng chống COVID-19, với việc chấm dứt phong tỏa quy mô lớn cũng như cách ly bắt buộc tại các cơ sở tập trung và nới lỏng hơn nữa các quy định về xét nghiệm.
Người dân xếp hàng chờ tư vấn y tế tại một phòng khám triệu chứng lưu động ở Nhà thi đấu Quảng An, Bắc Kinh hôm 24/12. Ảnh: Tân Hoa Xã
Mới đây, hôm 12/12, Trung Quốc thông báo sẽ cho dừng hoạt động ứng dụng “Thẻ hành trình liên lạc” được triển khai để truy vết COVID-19, động thái được xem là đánh dấu mốc trong chiến lược phòng chống dịch bệnh này của Trung Quốc.
Theo số liệu cập nhật cuối cùng do NHC công bố ngày 24/12, Trung Quốc ghi nhận 4.103 ca COVID-19 mới trong vòng 24 giờ và không có thêm ca tử vong nào. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp Trung Quốc không ghi nhận ca tử vong vì COVID-19.
Việc ngừng công bố dữ liệu ca COVID-19 được NHC đưa ra sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh ngày 23/12 khẳng định về cơ bản, tình hình phòng chống dịch bệnh COVID-19 ở nước này là có thể dự đoán và kiểm soát được.
Bà Mao Ninh cũng cho biết Trung Quốc đã chia sẻ thông tin liên quan với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng quốc tế một cách có trách nhiệm và sẵn sàng tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế để đối phó hiệu quả hơn những thách thức của đại dịch COVID-19, bảo vệ tốt hơn tính mạng của người dân và cùng thúc đẩy sự phục hồi ổn định của tăng trưởng kinh tế.
Video đang HOT
Theo Tân Hoa Xã, các địa phương tại Trung Quốc cũng đang áp dụng triệt để các biện pháp phòng dịch, bao gồm cung cấp dịch vụ điều trị y tế kịp thời, đáp ứng nhu cầu thuốc men, cải thiện dịch vụ y tế cho người già và các nhóm quan trọng khác, thúc đẩy tiêm chủng COVID-19 và tăng cường phòng chống dịch bệnh ở khu vực nông thôn.
Trung Quốc truy tìm nguồn gốc Omicron: Nghi vấn ở một động vật rất gần con người
Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu Trung Quốc ủng hộ giả thuyết rằng biến thể Omicron của Covid-19 có thể bắt nguồn từ chuột.
Báo Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết, một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu Trung Quốc ủng hộ giả thuyết rằng biến thể Omicron của Covid-19 có thể bắt nguồn từ chuột.
Nguồn gốc từ chuột
Nghiên cứu cho biết, có bằng chứng chắc chắn rằng virus đã truyền từ người sang chuột, sau đó, qua nhiều lần đột biến lại lây ngược lại từ chuột sang người.
Nghiên cứu chỉ ra, biến thể Omicron chứa các đột biến hiếm thấy, được tìm ra trong các mẫu lâm sàng của các bệnh nhân trước đó và không được tìm thấy trong bất kỳ nhánh tiến hóa trung gian của biến thể nào khác.
Tuy nhiên, 5 đột biến của thể Omicron giống hệt với một đột biến được tìm thấy trong các mẫu phổi của chuột, theo bài báo đăng trên Tạp chí An toàn sinh học.
Nguồn gốc của chủng Omicron vẫn chưa được biết đến bởi chủng này có tới hơn 50 đột biến chưa được tìm thấy trong các biến thể trước đó. Nhiều nhà khoa học đồng ý rằng chủng này không phát triển từ Delta hoặc các biến thể khác gần đây.
Ảnh minh họa
3 giả thuyết về nguồn gốc Omicron
Có 3 giả thuyết về nguồn gốc của Omicron. Giả thuyết chính cho rằng virus đột biến ở một người bị suy giảm miễn dịch hoặc một người mang mầm bệnh có hệ miễn dịch suy yếu.
Một giả thuyết khác cho rằng nó đã đột biến giữa các bệnh nhân Covid-19 và không được chú ý tới. Nhiều người cho rằng giả thuyết này khó xảy ra.
Giả thuyết thứ 3 cho rằng, một loài động vật có thể đã bị nhiễm từ người, sau đó trải qua nhiều lần đột biến ở động vật, virus lại bị lây nhiễm người lại sang người.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nankai ở Thiên Tân và Viện Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia đã so sánh các đột biến của tất cả các biến thể đáng quan tâm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định.
Nghiên cứu này cho biết, Omicron có thể cùng dòng với biến thể Gamma.
Mặc dù không loại trừ khả năng đột biến ở một số người bị suy giảm miễn dịch, nghiên cứu cho biết, nhiều khả năng nó đến từ vật chủ là chuột và từ đó kêu gọi tăng cường giám sát các bệnh nhiễm trùng ở động vật vì chúng cũng có thể truyền các biến thể khác sang người.
Nghiên cứu của Trung Quốc chỉ ra, một số loài động vật cho thấy chúng có khả năng lây lan Covid-19 sang người hoặc ngược lại.
Sars-CoV-2, loại virus gây ra bệnh Covid-19 đã được tìm thấy ở nhiều loài động vật như chó, mèo, chồn nuôi và chồn hương, cũng như một số loài động vật trong vườn thú.
Hồng Kông gần đây đã tiêu hủy 2.000 con chuột hamster, một nghiên cứu ở Hồng Kông cho biết, họ đã phát hiện được những trường hợp lây truyền virus Sars-CoV-2 từ chuột sang người.
Nghiên cứu mới nhất phù hợp với nghiên cứu trước đó, được các nhà nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc xuất bản.
Nghiên cứu cho biết, các đặc điểm đột biến của Omicron có nhiều khả năng xảy ra trên vật chủ chuột hơn là vật chủ người.
Các đột biến cũng làm cho nó dễ dàng liên kết với các tế bào ở chuột hơn.
Nghiên cứu chỉ ra: "Nói chung, kết quả của chúng tôi cho thấy nguồn gốc của Omicron đã nhảy từ người sang chuột, sau nhiều lần đột biến nhanh chóng lại lây trở lại cho người."
Tử tù hạnh phúc trở về đón Tết trong vòng tay của gia đình sau 21 năm chịu án oan Người đàn ông này đã phải nhận bản án tử hình treo vì tội giết người và may mắn được minh oan sau hơn hai thập kỷ ngồi tù oan. Được biết, người đàn ông họ Trần (hiện 53 tuổi) bị kết án tử hình sau khi thẩm phán xác định ông ấy đã giết một phụ nữ trẻ ở tỉnh Hải Nam,...