Trung Quốc ra mắt tên lửa đạn đạo giống Iskander Nga
Trung Quốc dự kiến giới thiệu tổ hợp tên lửa đạn đạo M20 mới nhất tại triển lãm hàng không Châu Hải diễn ra vào tuần sau.
Xe phóng đạn của tổ hợp M20. Ảnh: Sputnik.
Trung Quốc sẽ ra mắt bản xuất khẩu của tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-12 tại triển lãm hàng không Châu Hải sắp diễn ra, Sputnik ngày 26/10 đưa tin. Phiên bản này mang định danh “M20″, được nhận xét là rất giống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga.
Hệ thống tên lửa M20 của Trung Quốc có tầm bắn 100-280 km, tầm bắn thực tế có thể lên tới 400 km. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và định vị bằng vệ tinh Bắc Đẩu. Tính năng chi tiết của M20 vẫn được giữ bí mật, nhưng nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ công bố chúng vào tuần sau.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia phân tích quân sự, M20 có tính năng kỹ chiến thuật và hình dáng tương đồng với tổ hợp Iskander. Nhận xét về sự tương đồng này, thượng tướng Viktor Esin, cựu tham mưu trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, cho biết Trung Quốc đã tận dụng tối đa công nghệ vay mượn từ nước ngoài cũng như sự hỗ trợ từ các quốc gia Đông Âu, đặc biệt là Ukraine, để phát triển tên lửa đạn đạo.
Xe phóng tên lửa Iskander của Nga. Ảnh: RT
Theo ông Esin, tổ hợp M20 có khả năng bắn trúng mục tiêu trong vòng tròn bán kính 30 m, cho thấy Trung Quốc đang sở hữu loại tên lửa có độ chính xác rất cao. Để làm được điều đó, họ phải có khả năng theo dõi và điều khiển tên lửa trong khi bay.
Chuyên gia phân tích Alexander Khramchihin cho biết Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm đối tác để xuất khẩu công nghệ tên lửa, đặc biệt là các quốc gia Trung Đông. Các tổ hợp như tên lửa M20 hoàn toàn có thể đáp ứng được một thị trường lớn và đầy tiềm năng như vậy.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Lộ diện quốc gia đầu tiên sở hữu tên lửa Iskander của Nga
Armenia vừa chính thức xác nhận việc trở thành nước đầu tiên sở hữu hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander của Nga bằng việc diễu hành loại vũ khí này trong buổi lễ kỉ niệm Ngày độc lập hôm 21.9.
Hình ảnh về Iskander xuất hiện tại Armenia đã lộ ra trước đó mấy ngày nhưng chưa được xác nhận chính thức. Trong buổi diễu hành có 2 xe chở bệ phóng tên lửa Iskander và 2 xe nạp đạn.
Những thiết bị khác cũng xuất hiện trong buổi duyệt binh có thể kể đến như tên lửa bắn loạt Smerch, hệ thống tác chiến điện tử Infauna và cặp tên lửa phòng không Buk. Armenia cũng được cho là nước sở hữu nhiều vũ khí hiện đại khác có nguồn gốc từ Nga như tên lửa phòng không S-300, tên lửa đạn đạo R-17 Scud, pháo hạng nặng 9M79 Tochka.
Vào tháng 2.2015, giới chức Nga đã công bố danh sách những loại vũ khí được Armenia mua dưới thỏa thuận tín dụng trị giá 200 triệu USD bao gồm hệ thống tên lửa bắn loạt Smerch nhưng Iskander và Buk thì lại không. Mặc dù vậy, Tổng thống Armenia Serge Sargsyan và Bộ trưởng Quốc phòng Seyran Ohanyan đã từng ám chỉ vào cuối năm 2015 về việc Iskander sẽ được bàn giao cho Armenia trong tương lai gần.
Tên lửa Iskander xuất hiện trong buổi duyệt binh tại Armenia
Theo một vài nguồn tin quân sự trích dẫn bởi tờ báo Vedomosti, Nga nhiều khả năng bàn giao cho Armenia một sư đoàn Iskander, tương đương 4 hệ thống phóng trong đó mỗi hệ thống mang được 2 tên lửa. Chưa rõ vì sao Nga lại ưu ái Armenia trong trong việc bán các tên lửa Iskander do rất nhiều nước với ngân sách quốc phòng lớn đã bày tỏ mong muốn được sở hữu loại vũ khí này nhưng chưa được Moscow chấp thuận. Quyết định trên cũng bất ngờ do mới vào hồi tháng 6 vừa qua, Tổng Giám đốc Tập đoàn Rostec Nga, Sergey Chemezov còn khẳng định Iskander không phải để xuất khẩu.
Iskander được thiết kế để tấn công và tiêu diệt các mục tiêu có giá trị như các khẩu đội tên lửa phòng không, tên lửa tầm ngắn, sân bay, cầu cảng, cơ sở chỉ huy, nhà máy và công sự. Phiên bản xuất khẩu của Iskander chỉ có phạm vi bắn 280km và đầu đạn 480kg, tuy nhiên phiên bản do Nga sử dụng có tầm bắn gấp đôi 500km và đầu đạn nặng 700 kg.
Iskander có thể gắn nhiều chủng đầu đạn khác nhau, từ biến thể thuốc nổ mạnh (HE), đầu đạn phân mảnh, đầu đạn nhiệt áp hoặc đầu đạn xuyên phá. Phiên bản nội địa có thể gắn được đầu đạn hạt nhân. Loại tên lửa này còn được cho là có khả năng né tránh radar phòng không ưu việt nhờ bao quanh mình bằng lớp mây trung tính khiến sóng radar không thể dội lại.
Theo Danviet
Việt Nam mua gì khi Nga không bán Iskander? Theo truyền thông phương Tây, ngay khi Nga tuyên bố Iskander không dùng cho xuất khẩu đã tạo điều kiện cho LORA thay thế Scud của Việt Nam. Theo Military Today, LORA (LOng RAnge attack - Tấn công tầm xa) là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật do Israel sản xuất. Xét về đặc tính kỹ - chiến thuật, LORA là một...