Trung Quốc ra mắt drone vừa bay và lặn, phóng từ tàu ngầm
Các nhà khoa học tại Trung Quốc đã phát triển loại drone có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ trên không và dưới nước.
Báo South China Morning Post ngày 22.1 đưa tin các nhà khoa học tại Đại học Công nghiệp Tây bắc (NWPU) ở Trung Quốc và Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động học Trung Quốc (CARDC) đã phát triển loại drone đầu tiên trên thế giới có thể phóng từ tàu ngầm, thực hiện các nhiệm vụ dưới nước và trên không, sau đó có thể quay trở lại tàu.
Nhóm nghiên cứu cho biết với thiết kế cánh gập, drone này có thể di chuyển trong môi trường nước – không khí nhiều lần trong mỗi lần triển khai. Drone có tên là Feiyi, được mô tả là sẽ có tiềm năng ứng dụng lớn trong các lĩnh vực quân sự như trinh sát trên biển, giám sát và tấ.n côn.g.
Bản mô tả hoạt động dưới nước và trên không của drone Feiyi. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH SOUTH CHINA MORNING POST/NWPU VÀ CARDC
Theo trang Army Recognition, cánh quạt gấp được cho phép drone di chuyển linh hoạt dưới nước, giảm lực cản và khả năng tàng hình. Để đạt được hiệu quả cao nhất, Feiyi sử dụng các hệ thống đẩy riêng biệt cho các hoạt động trên không và dưới nước. Hệ thống đẩy trên không dựa vào 4 cánh quạt để bay linh hoạt và ổn định, trong khi 4 động cơ đẩy dưới nước cung cấp khả năng điều khiển chính xác.
Khi phóng từ tàu ngầm và ngoi lên mặt nước, Feiyi có thể giữ tư thế thẳng đứng trước những cơn sóng, dang rộng 4 cánh tay gắn quạt và sau đó bay lên. Sau khi hạ cánh trở lại mặt nước, cánh của drone sẽ gập lại và thiết bị có thể lặn xuống trong 5 giây.
Hệ thống điều khiển của drone kết hợp công nghệ Kiểm soát loại bỏ nhiễu động chủ động (ADRC), một phương pháp tiên tiến giúp bù đắp cho các nhiễu động môi trường trong quá trình chuyển đổi môi trường không khí và nước, giúp drone thực hiện nhiều nhiệm vụ trong 1 lần triển khai.
Xe ‘tự sát’ điều khiển từ xa hỗ trợ binh sĩ Ukraine trên chiến trường
Trong dân sự, Feiyi có thể được dùng để giám sát môi trường, thăm dò tài nguyên dưới nước và các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Đây được xem là bước tiến trong ngành công nghiệp thiết bị không người lái của Trung Quốc, trong bối cảnh những vũ khí không người lái ngày càng phổ biến và được áp dụng rộng rãi.
Lầu Năm Góc nói gì về quân đội Trung Quốc trong báo cáo thường niên?
Bộ Quốc phòng Mỹ đề cập vấn đề tham nhũng trong quân đội Trung Quốc và nhận định rằng kho vũ khí hạt nhân của nước này đang phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18.12 công bố Báo cáo năm 2024 về những phát triển quân sự và an ninh liên quan Trung Quốc, còn gọi là Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc.
Đây là báo cáo thường niên do quốc hội Mỹ yêu cầu, trong đó đưa ra những thông tin, phân tích và đán.h giá về chiến lược quốc gia, kinh tế và quân sự của Trung Quốc, cung cấp góc nhìn về chiến lược quân sự của nước này, các hoạt động và năng lực hiện có cũng như các mục tiêu hiện đại hóa trong tương lai.
Quân đội Trung Quốc được cho là hiện đại hóa không đồng đều vì nạn tham nhũng. ẢNH: REUTERS
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, sự tiến triển của quân đội Trung Quốc đến mục tiêu hiện đại hóa vào năm 2027, dịp kỷ niệm 100 năm thành lập quân đội, là "không đồng đều". Nạn tham nhũng cũng ảnh hưởng mọi quân chủng của quân đội Trung Quốc. Trong nửa sau năm 2023, các cuộc điều tra liên quan tham nhũng đã khiến ít nhất 15 quan chức quân sự cấp cao và lãnh đạo ngành quốc phòng bị mất chức.
Theo báo cáo, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2023 là 220 tỉ USD, cho phép nước này tập trung hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị, tuyển quân và tăng cường năng lực chiến lược.
Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã phát triển nhanh trong năm qua về cả chất và lượng. Lầu Năm Góc ước tính Trung Quốc có hơn 600 đầu đạn hạt nhân đang hoạt động tính đến giữa năm 2024, tăng 100 đầu đạn trong một năm, và sẽ có hơn 1.000 đầu đạn đến năm 2030.
Ông Chase cho biết Trung Quốc đã phát triển công nghệ và tăng cường chất lượng của kho hạt nhân, đa dạng hóa phương tiện phóng không chỉ với các tàu ngầm chiến lược mà còn là đội oanh tạc cơ và các hệ thống tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá thấp hơn.
Trung Quốc ra đòn đáp trả vì Mỹ hạn chế xuất khẩu chip
Người phát ngôn Mao Ninh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi tháng 8 nói rằng chiến lược hạt nhân của nước này tập trung vào việc tự vệ và Bắc Kinh luôn duy trì năng lực hạt nhân ở mức tối thiểu theo yêu cầu của an ninh quốc gia, theo tờ Financial Times. Bà cho rằng Mỹ mới là nguồn cơn chính của những mối đ.e dọ.a hạt nhân và rủi ro chiến lược trên thế giới.
Những lỗ hổng trong chương trình tàu ngầm của Hải quân Mỹ Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thay thế kịp thời các tàu ngầm lớp Ohio đã cũ mà còn có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh dưới biển, tạo điều kiện cho Trung Quốc gia tăng ưu thế chiến lược. Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Tờ Asia Times ngày 7/10 đưa...