Trung Quốc ra luật phạt nặng ngư dân nước ngoài
Trung Quốc đã ban hành quy định, dọa sẽ phạt nặng các ngư dân nước ngoài hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố “thuộc quyền tài phán” của mình.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (Ảnh: Getty).
Quy định mới được Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc và Hải cảnh Trung Quốc ban hành và có hiệu lực từ ngày 26/11, nhưng tới ngày 23/12 mới được công bố chính thức trên trang web của chính phủ bằng tiếng Trung.
Thông báo của các cơ quan ban hành cho biết, mục đích của quy định mới nhằm tiêu chuẩn hóa các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực nghề cá, “đảm bảo việc thực hiện công bằng, chính đáng và hợp lý” cũng như bảo vệ “quyền và lợi ích hợp pháp” của nhà nước và công dân.
Theo quy định mới, ngư dân nước ngoài có thể bị phạt tới 400.000 Nhân dân tệ (62.700 USD) nếu bị phát hiện có hoạt động đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền mà không có sự đồng ý của Trung Quốc. Những ngư dân này có thể bị hải cảnh Trung Quốc trục xuất và tịch thu các thiết bị đánh bắt.
Nếu ngư dân nước ngoài đánh bắt trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là vùng lãnh hải hoặc ở phạm vi rất gần bờ biển Trung Quốc, họ có thể bị phạt tới 500.000 Nhân dân tệ (78.500 USD) và bị tịch thu tàu thuyền.
Video đang HOT
Quy định mới cũng cảnh báo, nếu “các hoạt động bất hợp pháp” được thực hiện tại một địa điểm mà chính quyền địa phương áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn thì sẽ áp dụng hình phạt của địa phương trước.
Trang web của chính phủ Trung Quốc cho biết các quy định mới đang được thực hiện thử nghiệm trước khi có hiệu lực lâu dài. Hiện các quốc gia trong khu vực vẫn chưa lên tiếng về quy định mới này.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc đơn phương đưa ra các quy định và áp dụng tại các vùng biển tranh chấp. Kể từ năm 1999, nước này đã ngang nhiên áp đặt lệnh cấm đánh bắt từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước. Truyền thông nhà nước Trung Quốc thậm chí đưa tin nước này bắt giữ số lượng lớn tàu mỗi năm trong thời gian áp lệnh cấm.
Hồi tháng 1, Trung Quốc đã thông qua luật hải cảnh mới, cho phép lực lượng hải cảnh phá hủy các công trình do nước ngoài xây dựng ở vùng biển hoặc trên các đảo mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, luật còn cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc lên tàu, khám xét hoặc nổ súng vào các tàu nước ngoài hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh đòi yêu sách chủ quyền.
Cơ quan Quản lý An toàn Hàng hải Trung Quốc hồi tháng 9 cho biết, theo quy định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9, các tàu nước ngoài đi vùng “lãnh hải” của Trung Quốc phải khai báo thông tin về phương tiện và hàng hóa cho các cơ quan quản lý hàng hải của Trung Quốc. Nếu các tàu nước ngoài không khai báo theo quy định, cơ quan quản lý hàng hải Trung Quốc sẽ áp dụng các luật, quy định, quy tắc và điều khoản liên quan để xử lý.
Các chuyên gia lo ngại, việc Trung Quốc đưa ra các quy định mới liên quan đến những khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền có thể khiến căng thẳng leo thang. Khái niệm “lãnh hải” của Trung Quốc bị phản đối khi nước này đơn phương đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là “đường chín đoạn”. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản tại quần đảo Senkaku mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Nga "tố" NATO chuẩn bị xung đột quân sự quy mô lớn
Thứ trưởng Quốc phòng Nga cáo buộc NATO đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn với Nga giữa lúc căng thẳng leo thang.
Binh sĩ NATO tham gia một cuộc tập trận năm 2015. (Ảnh: AFP)
"Việc xây dựng quân đội của NATO đã được định hướng lại hoàn toàn theo hướng chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn, cường độ cao với Nga", Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin phát biểu tại một cuộc họp với 105 tùy viên quân sự nước ngoài, bao gồm đại diện của 14 quốc gia thành viên NATO, tại Moscow hôm 27/12.
Ông Fomin cho biết các học thuyết gần đây của NATO đều coi Nga là "nguồn gốc chính của các mối đe dọa đối với an ninh liên minh". Thứ trưởng Quốc phòng Nga cáo buộc NATO tổ chức 30 cuộc tập trận lớn với kịch bản mô phỏng các chiến dịch quân sự chống lại Nga hàng năm.
"Trong khuôn khổ các hoạt động huấn luyện tác chiến, NATO đặc biệt chú trọng đến việc thành lập các nhóm tác chiến gần biên giới chúng tôi. Vào tháng 5 và tháng 6 năm nay, NATO đã tổ chức cuộc tập trận Defender Europe-21, liên quan đến hoạt động chuyển 40.000 quân từ Mỹ và Tây Âu sang "sườn phía đông" của liên minh", ông Fomin nói.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga cho biết khoảng 13.000 binh sĩ nước ngoài, hơn 600 xe tăng và xe bọc thép, cùng hàng chục khẩu súng hạng nặng và ít nhất 30 máy bay đang đồn trú thường trực trên lãnh thổ của các thành viên NATO ở Đông Âu.
"Gần đây, NATO đã chuyển sang tiến hành các hành động khiêu khích trực tiếp, có nguy cơ leo thang thành một cuộc đối đầu vũ trang", ông Fomin cảnh báo, nhắc lại vụ tàu khu trục HMS Defender áp sát bán đảo Crimea hồi tháng 6.
Theo Thứ trưởng Quốc phòng Nga, các chuyến bay do thám của NATO ở Biển Đen đã tăng 60% trong 2 năm 2020-2021, trong đó các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ đã thực hiện 92 chuyến bay cách Crimea chỉ 15 km trong năm nay, so với 78 lần vào năm 2020. NATO năm nay đã tổ chức 15 cuộc tập trận ở Biển Đen, so với 8 cuộc vào năm 2020.
Tại khu vực Baltic, ông Fomin cho biết máy bay NATO đã xuất kích hơn 1.200 lần, thực hiện hơn 50 nhiệm vụ trinh sát hải quân và tham gia hơn 20 đợt huấn luyện tác chiến. Một số hoạt động liên quan đến các quốc gia trung lập như Thụy Điển và Phần Lan, có biên giới tiếp giáp hoặc gần với Nga.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga cảnh báo những nỗ lực của NATO nhằm mở rộng và củng cố hạ tầng quân sự ở sườn phía đông có tác động tiêu cực đến kiến trúc an ninh của toàn lục địa châu Âu, nhưng đây mới chỉ là một trong nhiều hành động được liên minh này thực hiện trong nhiều thập niên qua.
Tuyên bố của Thứ trưởng Quốc phòng Nga được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và phương Tây leo thang trong vấn đề Ukraine.
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Nga điều quân ồ ạt đến khu vực biên giới với Ukraine để chuẩn bị cho hành động quân sự nhằm vào nước này. Đáp lại, Nga tuyên bố họ có thể tự do di chuyển lực lượng đến bất cứ đâu trong lãnh thổ của mình và yêu cầu NATO đảm bảo an ninh.
Ngày 17/12, Nga đã công bố các đề xuất về đảm bảo an ninh chung với Mỹ và NATO, kêu gọi các cam kết ràng buộc về mặt pháp lý giữa 2 quốc gia về việc không triển khai lực lượng và binh lính, khí tài quân sự ở những khu vực mà họ có thể được coi là mối đe dọa đối với nước khác.
Ông Biden cảnh báo nhiều bệnh viện Mỹ có nguy cơ "vỡ trận" vì Covid-19 Tổng thống Joe Biden cảnh báo nhiều bệnh viện tại Mỹ có nguy cơ "vỡ trận" vì số ca Covid-19 tăng, tuy nhiên kêu gọi người dân không hoảng loạn. Các bác sĩ tại Houston, Mỹ nỗ lực cứu sống bệnh nhân mắc Covid-19. (Ảnh: Getty). "Với số ca nhiễm đang gia tăng, chúng ta vẫn còn hàng chục triệu người chưa được...