Trung Quốc ra điều kiện cứng để đàm phán với Mỹ
Thời điểm thích hợp đối thoại là khi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc và đưa ra “điều kiện phù hợp” cho cuộc gặp.
Đó là phản hồi của các quan chức và nhà phân tích quốc phòng Trung Quốc hôm 3-6 đối với lời kêu gọi đối thoại càng sớm càng tốt của Mỹ.
Trước đó, cùng ngày, tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho rằng đối với những lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm, thời điểm thích hợp để nói chuyện là bất cứ lúc nào trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tại lễ khai mạc Đối thoại Shangri-la ngày 2-6. ẢNH: EPA-EFE
Ông Austin cho rằng đối thoại không phải là phần thưởng mà là một điều cần thiết.
Video đang HOT
Phản ứng của ông ngầm đáp lại những lời kêu gọi trước đó của Bắc Kinh về việc dỡ bỏ biện pháp trừng phạt đối với ông Lý Thượng Phúc – được áp đặt vào năm 2018, trong đó liên quan đến việc Trung Quốc mua vũ khí của Nga – như điều kiện tiên quyết cho cuộc đối thoại.
Tuy nhiên, ông Zhou Bo, thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và An ninh quốc tế của Trường ĐH Thanh Hoa, nói với báo The Straits Times rằng không thể tưởng tượng được việc ông Lý gặp ông Austin khi lệnh trừng phạt vẫn còn hiệu lực. Ông nói thêm rằng việc Mỹ từ chối dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ có hậu quả rất lớn.
Đại tá cấp cao của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã về hưu này nhấn mạnh: “Hãy nghĩ xem, trong 5 năm tới – nhiệm kỳ của bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc là 5 năm – sẽ không có cuộc gặp nào. Mỹ có thể chịu đựng được không?”.
Trung tướng He Lei, thành viên của phái đoàn Trung Quốc chính thức tại Đối thoại Shangri-La, nói rằng: “Mỹ liên tục thách thức lập trường của Trung Quốc và làm suy yếu lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trong bối cảnh này, các điều kiện chưa chín muồi để hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Trung Quốc gặp nhau tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 20″.
Trong khi đó, phản ứng sau bài phát biểu của người đồng cấp Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã “bóp méo nghiêm trọng thực tế và sự thật” về tình trạng của Đài Loan (Trung Quốc).
Theo ông Lý, bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã “phớt lờ” nguyên tắc “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh, thông qua việc “tăng cường trao đổi giữa các quan chức Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc), dung túng cho các hoạt động ly khai của Đài Loan (Trung Quốc) và bán ngày càng nhiều vũ khí tân tiến hơn cho hòn đảo này”.
Ông cũng lên án việc Mỹ thường xuyên đi qua eo biển Đài Loan để phô trương sức mạnh và lôi kéo các nước khác can thiệp vào vấn đề hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là thuộc lãnh thổ của mình.
Bộ trưởng quốc phòng của hai nước trước đó đã gặp mặt tối 2-6 (giờ địa phương) tại bữa tối khai mạc hội nghị thượng đỉnh. Cả hai ngồi cùng bàn nhưng không có kế hoạch gặp song phương.
Căng thẳng Mỹ-Trung phủ bóng Đối thoại an ninh Shangri-La
Hội nghị an ninh hàng đầu châu Á - Đối thoại Shangri-La 2023 chính thức khai mạc ngày 2/6 tại Singapore, trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc dự kiến phủ bóng tại hội nghị này.
Đối thoại Shangri-La năm nay thu hút các sĩ quan quân đội cấp cao, nhà ngoại giao, nhà sản xuất vũ khí và nhà phân tích an ninh từ khắp nơi trên thế giới, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 4/6 tại Singapore.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có bài phát biểu quan trọng vào tối 2/6, trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và tân Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc dự kiến có những phát biểu mà giới quan sát rất trông đợi.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, khi hai siêu cường chia rẽ sâu sắc về nhiều vấn đề, từ Đài Loan đến gián điệp mạng và tranh chấp ở Biển Đông.
Hy vọng về hội nghị thượng đỉnh ở Singapore có thể là cơ hội để hàn gắn quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã bị giáng một đòn mạnh vào tuần trước khi ông Lý Thượng Phúc từ chối lời đề nghị gặp người đồng cấp Lloyd Austin.
Ông Lý Thượng Phúc, người được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vào tháng 3, đã bị Mỹ trừng phạt vào năm 2018.
Bài phát biểu của ông Albanese được đưa ra khi Australia đang cố gắng đạt được sự cân bằng mong manh giữa mối quan hệ bền chặt với Mỹ và mối quan hệ thường xuyên căng thẳng với Trung Quốc, quốc gia mua phần lớn quặng sắt có giá trị và là đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
Một thỏa thuận được công bố vào tháng 3 về mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng mối quan hệ mong manh của Australia với Trung Quốc, khi Bắc Kinh vốn đã chỉ trích kế hoạch này.
Australia dự định chi 368 tỷ AUD (khoảng 250 tỷ USD) trong 3 thập kỷ cho chương trình tàu ngầm, một phần của hiệp ước an ninh quy mô với Mỹ và Anh được gọi là AUKUS.
Australia cũng là một thành viên của mạng lưới thu thập và chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes, cùng với Mỹ, Anh, Canada và New Zealand - một nhóm mà các quan chức Trung Quốc coi là một phần của "tâm lý chiến tranh lạnh" kéo dài của phương Tây và một nỗ lực để ngăn chặn sự trỗi dậy của nước này
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung trao đổi chớp nhoáng bên lề Đối thoại Shangri-La Lầu Năm góc cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã bắt tay người đồng cấp Trung Quốc Lý Thượng Phúc bên lề sự kiện Đối thoại Shangri-La ở Singapore, nhưng không có cuộc "trao đổi thực chất". Một phóng viên của tờ Wall Street Journal hôm nay (2/6) đã cho đăng tải đoạn video quay cảnh ông Austin đang bắt...