Trung Quốc quyết tạo lợi thế tại Nam Cực
Trung Quốc đang có những động thái rõ ràng tại Nam Cực trong nỗ lực xác lập vị trí ảnh hưởng tối đa đối với vùng đất chưa xác định chủ quyền cuối cùng của thế giới.
Tàu phá băng Tuyết Long được Trung Quốc triển khai đến Nam Cực – Ảnh: Reuters
Đó là nhận định của tờ New York Times, trong bài viết ngày 4.5 có tựa đề “ Theo đuổi những lợi ích chiến lược, Trung Quốc xây dựng sự hiện diện tại Nam Cực”.
Dù Bắc Kinh phải đến năm 1985 mới thiết lập trạm nghiên cứu Nam Cực đầu tiên, các nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của nước này tại vùng đất của chim cánh cụt đang tăng mạnh và hiện đã qua mặt những kế hoạch của các nước khác.
“Với việc khai trương trạm nghiên cứu thứ tư hồi năm ngoái, và đã chọn được điểm thứ 5, cũng như đầu tư vào tàu phá băng thứ hai và các máy bay, trực thăng hoạt động trên băng, hoạt động của Trung Quốc tại châu lục này đang được triển khai ở tốc độ nhanh nhất so với 52 bên ký kết vào Hiệp ước Nam Cực”, theo tờ NYT.
Hiện Mỹ duy trì 6 trạm nghiên cứu tại đây, trong khi Úc có 3 trạm. Theo Hiệp ước Nam Cực, các bên ký kết đồng ý rằng châu lục này luôn mở rộng cửa cho các sứ mệnh nghiên cứu khoa học mang mục đích hòa bình, và loại trừ khả năng quân sự hóa Nam Cực.
Video đang HOT
Dù Trung Quốc vẫn tuân thủ các điều khoản của hiệp ước, giới quan sát tình hình Nam Cực cho rằng chính quyền Bắc Kinh đang tận dụng “chiêu bài” nghiên cứu để giành được lợi thế chiến lược trong trường hợp quốc tế thông qua hoạt động khai thác thương mại tại đây.
“Đây là một phần của mô hình rộng hơn của cách tiếp cận trọng thương trên khắp thế giới”, Peter Jennings, giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Úc nhận xét. “Động lực quan trọng nhất đối với chính sách của Trung Quốc là làm sao bảo đảm được nguồn cung năng lượng và thực phẩm dài hạn”, chuyên gia Jennings cho biết.
Lệnh cấm khai thác dầu mỏ và khoáng sản tại Nam Cực sẽ hết hạn vào năm 2048, trừ phi Nghị định thư về Bảo vệ Môi trường một lần nữa được các bên thông qua. Trong trường hợp hiệp ước hết hạn và không có gì thay thế, Nam Cực có thể trở thành nguồn dầu khí dồi dào kế tiếp của địa cầu.
Ước tính khu vực này có khoảng 200 tỉ thùng dầu, bên cạnh túi nước ngầm lớn nhất thế giới.
Sự đầu tư hiện tại của Trung Quốc có thể giúp nước này đạt được vị thế không đối thủ trong việc khai thác tài nguyên tại lục địa vào năm 2048.
Phi Yến
Theo Thanhnien
Trung Quốc "không tha" cả Nam Cực
Nguồn tài nguyên năng lượng, khoáng sản được xem là lý do chính khiến Bắc Kinh đầu tư mạnh ở Nam Cực
Kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thường xuyên có những chuyến công du khắp thế giới, từ châu Âu cho đến các đảo quốc xa xôi ở Thái Bình Dương và Caribe. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi ông Tập đặt chân đến TP Hobart ở bang Tasmania - Úc vào tháng 11 năm ngoái để mở đường cho nỗ lực tăng cường hiện diện ở Nam Cực cách đó hơn 3.000 km về phía Nam.
Đứng trên tàu phá băng Tuyết Long có chở theo các nhà khoa học Trung Quốc ở Hobart, ông Tập hùng hồn tuyên bố Bắc Kinh sẽ có mặt nhiều hơn ở Nam Cực, một trong số ít nơi trên trái đất vẫn chưa có sự khai phá của con người nhưng lại có nguồn dầu khí và khoáng sản phong phú, hải sản giàu protein cùng nguồn nước sạch. Bằng chứng cho tuyên bố này là việc Trung Quốc ký với Úc một thỏa thuận 5 năm, cho phép tàu và trong tương lai là máy bay của Bắc Kinh được tiếp nhiên liệu và thực phẩm ở Hobart trước khi đến Nam Cực.
Một trạm nghiên cứu khoa học của Trung Quốc ở Nam Cực (Ảnh: China Daily)
Trong số 52 quốc gia ký Hiệp ước Nam Cực vào năm 1959, Trung Quốc hiện là nước đầu tư mạnh tay nhất cho hoạt động nghiên cứu ở khu vực này. Theo báoThe New York Times hôm 4-5, Bắc Kinh đã cho khánh thành trạm nghiên cứu thứ 4 ở đó vào năm ngoái, đồng thời chọn địa điểm để xây trạm thứ 5 (so với 6 của Mỹ và 3 của Úc). Nước này còn đầu tư đóng tàu phá băng thứ hai (trị giá 300 triệu USD) và mua máy bay, trực thăng hoạt động trong môi trường băng giá. Không những thế, một công ty Trung Quốc hồi tháng 4 tuyên bố mở rộng phạm vi đánh cá đến Nam Cực.
Lo lắng là tâm trạng chung của cộng đồng quốc tế trước những bước đi nói trên của Trung Quốc, nhất là khi Hiệp ước Nam Cực hết hiệu lực vào năm 2048. Hiệp ước này cấm hoạt động quân sự tại Nam Cực nhằm bảo tồn khu vực này. Ngoài ra, một hiệp ước liên quan còn cấm khai thác mỏ ở đó.
Theo các chuyên gia Mỹ và Trung Quốc, chuyến thăm Hobart của ông Tập Cận Bình là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị khai thác nguồn tài nguyên tiềm năng của Nam Cực sau năm 2048 hoặc sớm hơn (trong trường hợp hiệp ước bị "xé bỏ" trước hạn). "Cho đến giờ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu khoa học nhưng sự quan tâm về vấn đề an ninh tài nguyên đang gia tăng" - ông Dương Huệ Căn, Giám đốc Viện Nghiên cứu vùng cực Trung Quốc, cho biết. Viện này gần đây đã lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về tài nguyên, luật pháp, địa chính trị, quản lý tại châu Đại Dương và Nam Cực.
Bà Anne-Marie Brady, giáo sư khoa học chính trị tại Trường ĐH Canterbury (New Zealand), cho biết các nhà khoa học Trung Quốc tin rằng họ có cơ may tìm thấy nguồn năng lượng và khoáng sản ở gần địa điểm này. Theo bà Brady, dù chưa ai dám chắc về ý đồ thực sự của Trung Quốc ở Nam Cực nhưng đó có thể là tài nguyên. "Việc bảo đảm một nguồn cung năng lượng, lương thực lâu dài tác động không nhỏ đến chính sách của Trung Quốc" - ông Peter Jennings, Giám đốc Viện Chính sách chiến lược Úc, nói với báo The New York Times.Do chủ quyền tại Nam Cực không rõ ràng nên các nước đang tìm cách củng cố tuyên bố chủ quyền ở đó bằng cách xây trạm nghiên cứu và đặt tên các vị trí địa lý. Trạm nghiên cứu thứ 5 của Trung Quốc dự kiến đặt trên đảo Inexpressible.
Ồ ạt di cư đến Mỹ
Một cuộc nghiên cứu mới của Cục Điều tra dân số Mỹ ghi nhận làn sóng người Trung Quốc di cư sang nước này tăng mạnh trong những năm gần đây. Theo kết quả nghiên cứu, khoảng 147.000 người Trung Quốc đã di cư sang Mỹ trong năm 2013, kế đến là Ấn Độ (129.000 người) và Mexico (125.000 người). Lý giải cho kết quả nói trên, báo The Wall Street Journal cho rằng ngày càng có nhiều người Trung Quốc và Ấn Độ đến Mỹ học tập, làm việc hoặc đoàn tụ với người thân. Trái lại, làn sóng người di cư từ Mexico giảm phần lớn do tình hình kinh tế trong nước khởi sắc trong lúc tỉ lệ sinh sụt giảm.
Hoàng Phương
Theo_Người lao động
Ông Putin đã thắng ông Obama trong vụ Iran? 'Những lợi ích về kinh tế và chính trị từ việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran đã được cụ thể hóa với Nga, trong khi ngờ vực đang bao quanh Mỹ", Bloomberg viết. Ông Putin (trái) đã có bước đi đầu tiên vào thị trường Iran - Ảnh: Reuters Việc Nga đồng ý bán hệ thống tên lửa S-300 cho Iran đang...