Trung Quốc quan ngại trước phát biểu của Thủ tướng Nhật về Hong Kong
Trung Quốc “quan ngại sâu sắc” trước phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Abe muốn dẫn dắt G7 soạn thảo một tuyên bố chung về luật an ninh Hong Kong.
Trung Quốc hôm nay (10/6) đã ngay lập tức bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” trước phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo về việc muốn dẫn dắt Nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) ra tuyên bố chung về Hong Kong.
Bà Hoa Xuân Oánh. Ảnh: FMPRC.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh một lần nữa tái khẳng định việc Quốc hội nước này đưa ra quyết định về việc thiết lập, kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế thực thi bảo vệ an ninh quốc gia tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong là hoàn toàn thuộc công việc nội bộ của Trung Quốc, bất cứ quốc gia bên ngoài nào cũng không có quyền can thiệp và các nước cần tuân thủ luật pháp quốc tế và nguyên tắc cơ bản về quan hệ quốc tế.
Bà cho biết, Bắc Kinh đã bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” đối với Tokyo.
Video đang HOT
Trước đó, cùng ngày, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cho biết, Tokyo muốn dẫn dắt G7 soạn thảo một tuyên bố chung về luật an ninh Hong Kong và chính sách “một đất nước, hai chế độ” tại cuộc họp ngoại trưởng nhóm các nước G7 sắp tới.
Tháng trước, Nhật Bản cũng ra tuyên bố riêng, bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình Hong Kong. Nước này gọi Hong Kong là “đối tác cực kỳ quan trọng” và xác nhận quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa hai bên.
Tuyên bố mới nhất của Thủ tướng Abe đưa ra trong thời điểm khá nhạy cảm khi Tokyo vẫn đang chuẩn bị cho chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vốn dự định vào tháng 4, nhưng đã bị hoãn vì Covid-19./.
Hong Kong là thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm thứ ba liên tiếp
Hãng tư vấn toàn cầu Mercer ngày 9/6 công bố kết quả khảo sát thường niên cho thấy, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã duy trì vị trí dẫn đầu trong tốp các thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong năm thứ ba liên tiếp.
Hong Kong là thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm thứ ba liên tiếp. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kết quả khảo sát Chi phí sinh hoạt thường niên lần thứ 26 do Mercer thực hiện, với giá nhà ở tăng mạnh, Hong Kong tiếp tục dẫn đầu nhóm 208 thành phố khác trên thế giới về mức độ đắt đỏ.
Châu Á có sáu đại diện lọt vào tốp 10 thành phố đắt đỏ nhất. Đáng chú ý, thủ đô Ashgabat của Turkmenistan đã thay thế thủ đô Tokyo của Nhật Bản trở thành thành phố đắt đỏ thứ hai thế giới.
Thành phố New York (Mỹ) đã thăng ba bậc lên vị trí thứ sáu. Đây cũng là thành phố của Mỹ duy nhất lọt vào tốp 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Thụy Sỹ có ba thành phố lọt vào tốp 10, bao gồm Zurich (xếp thứ tư), Bern (thứ tám) và Geneva (thứ chín).
Đảo quốc sư tử Singapore đã sụt hạng từ vị trí thứ ba xuống thứ năm.
Kết quả cuộc khảo sát chỉ ra rằng sức mạnh của đồng USD đã làm tăng chi phí đối với lao động nước ngoài tại các thành phố của Mỹ. Sau New York, San Francisco là thành phố Mỹ tiếp theo trụ lại ở vị trí thứ 16, trong khi Los Angeles thăng một hạng lên vị trí thứ 17.
Tại châu Âu, London thăng bốn bậc lên vị trí thứ 19, một phần do việc đồng bảng Anh mạnh lên. Chi phí sinh sống tại Paris (Pháp) đã giảm, qua đó đưa thành phố này từ vị trí thứ 47 xuống vị trí thứ 50, giữa lúc đồng euro yếu đi so với đồng USD.
Các thành phố ít đắt đỏ nhất trong bảng xếp hạng là Karachi (Pakistan), Bishkek (Kyrgyzstan), Tashkent, Windhoek (Namibia) và Tunis (Tunisia).
Cuộc khảo sát của Mercer được thực hiện dựa trên chi phí sinh hoạt trong tháng 2 - 3/2020, khi hầu hết các quốc gia chưa bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng COVID-19.
Trung Quốc thách nghị sĩ Mỹ trưng bằng chứng 'phá hoại vaccine' Trung Quốc yêu cầu thượng nghị sĩ Rick Scott trưng bằng chứng cho cáo buộc Bắc Kinh đang tìm cách phá hoại nỗ lực phát triển vaccine của phương Tây. "Vì nhà lập pháp này nói rằng ông ấy có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang âm mưu phá hoại các nước phương Tây trong việc phát triển vaccine, vậy xin để...