Trung Quốc quan ngại tập trận Nhật-Philippines ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại về hoạt động tập trận Nhật-Philippines ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại về hoạt động tập trận Nhật-Philippines ở Biển Đông.
Tại buổi họp báo thường kỳ hôm 23/6, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lục Lục Khang nói: “Chúng tôi hy vọng rằng các bên liên quan không cố tình tạo và làm tăng căng thẳng, và rằng bất kỳ việc tương tác nào giữa các nước đó sẽ góp phần vào ổn định và hóa bình trong khu vực chứ không phải là ngược lại”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lục Lục Khang.
Trong tuần này, Nhật Bản và Philippines đang tập trận qui mô nhỏ tại gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Hoạt động này được mô tả là động thái để Nhật đóng vai trò lớn hơn tại Biển Đông hiện đang có tranh chấp chủ quyền.
Ngày 23/6, một máy bay do thám P-3C của Nhật Bản đã tiến hành tập trận chung với Hải quân Philippines ở ngoài khơi đảo Palawan. Trong khi phi cơ P-3C được dùng cho diễn tập cứu hộ đối phó với thiên tai, loại máy bay này cũng được xem là công cụ hữu hiệu của Nhật trong hoạt động chống tàu ngầm và do thám từ trên không.
Video đang HOT
Những người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc bồi đắp đảo ở Biển Đông.
Hãng tin AP dẫn lời chuyên gia quốc phòng Narushige Michishita của Viện nghiên cứu Chính sách tại Tokyo nói: “Nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy Nhật Bản tiến hành theo dõi và do thám chung tại Biển Đông trong những năm tới. Nhật Bản sẽ thực hiện hoạt động đó với Mỹ, Australia, Philippines và các nước khác”.
Máy bay do thám P-3C của Nhật Bản đã bay 100 km từ đảo Palawan về phía tây cùng với một phi cơ tuần tra của Philippines hướng về Biển Đông.
Takashi Manzen, phát ngôn cho phía Nhật Bản tham gia tập trận, nói rằng máy bay P-3C, do phi hành đoàn Nhật Bản gồm 13 thành viên điều khiển và có ba quân nhân Philippines đi cùng đã bay 100 km từ đảo Palawan về phía tây cùng với một phi cơ tuần tra của Philippines hướng về Biển Đông trong cuộc diễn tập tình huống tìm kiếm một tàu bị mất tích.
Mới đây, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối Trung Quốc cơi nới và bồi đắp “đảo nhân tạo” trên Biển Đông. Lãnh đạo G7 vào tháng trước cũng ra thông cáo chung kêu gọi không bồi đắp đảo có qui mô tại khu vực này, nhưng không nêu tên cụ thể nước nào.
Minh Châu (TH)
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc "giấu tàu ngầm ở biển Đông"
Trong nhiều tháng qua, Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp trên biển Đông khiến cộng đồng quốc tế lo lắng. Tuy nhiên, những gì ẩn giấu trong lòng biển đáng lo không kém.
Mối lo ấy, theo các nhà phân tích an ninh và quốc phòng, nằm ở việc Trung Quốc sở hữu một hạm đội tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo.
Việc mở rộng tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở biển Đông có thể nhằm tạo ra một khu vực trú ẩn nước sâu hay được xem như một pháo đài dưới nước, giúp cho lực lượng tàu ngầm Trung Quốc tránh bị phát hiện.
Theo giáo sư Carl Thayer thuộc Trường ĐH New South Wales (Úc), biển Đông sẽ là một nơi rất tốt để tàu ngầm Trung Quốc ẩn náu. Đáy biển Đông có những nơi sâu hàng ngàn mét, có những hẻm núi dưới nước giúp tàu ngầm dễ dàng ẩn náu.
Một tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc Ảnh: REUTERS
Nguy cơ xung đột trên biển Đông dự kiến là trọng tâm trong Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung (S&ED) tại Washington ngày 23-6 giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương. Tuần trước, Bắc Kinh thông báo "sắp bồi đắp" xong tại biển Đông nhưng tuyên bố này không được các quan chức Mỹ chào đón.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho rằng hoạt động tiếp tục xây dựng các cơ sở trên đảo nhân tạo, bao gồm căn cứ quân sự, là hành vi "gây rắc rối" của Trung Quốc. "Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn yêu cầu Trung Quốc ngừng xây dựng và chắc chắn không quân sự hóa thêm các tiền đồn ở biển Đông" - ông Russel nhấn mạnh.
Theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh xem biển Đông là tài sản chiến lược do nó bảo vệ sườn phía Nam của Trung Quốc, bao gồm một căn cứ tàu ngầm ở TP Tam Á trên đảo Hải Nam. Hải quân Trung Quốc đã xây dựng đường hầm ngầm dưới nước và lặng lẽ điều động một số tàu ngầm đến đây, trong đó có tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo.
Bức hình chụp trên không từ máy bay quân sự Philippines cho thấy hoạt động khai khẩn của Trung Quốc tại Đá Vành Khăn Ảnh: REUTERS
Tính đến năm 2014, Trung Quốc có 56 tàu ngầm tấn công, bao gồm 5 tàu ngầm chạy động cơ hạt nhân và ít nhất 3 chiếc có thể phóng tên lửa đạn đạo.
Báo cáo của Lầu Năm Góc vào năm 2014 cho biết Bắc Kinh có kế hoạch bổ sung thêm 5 tàu ngầm có thể phóng tên lửa đạn đạo. Trong một cuộc họp báo ở Washington vào tháng 4, đô đốc William Gortney, tư lệnh Bộ Chỉ huy không gian Bắc Mỹ (NORAD), bình luận về lực lượng tàu ngầm Trung Quốc: "Bất cứ khi nào một nước đã phát triển vũ khí hạt nhân và các bệ phóng có thể đe dọa đến Mỹ đều là mối quan tâm của tôi".
Tàu ngầm Trung Quốc hoạt động tương đối ồn và dễ bị phát hiện nên khó có thể giữ bí mật khi hoạt động ở Tây Thái Bình Dương. Một khi Trung Quốc cải thiện được tầm bắn của các tên lửa, họ có thể không cần di chuyển tàu ngầm ra khỏi biển Đông mà vẫn đe dọa trả đũa được Mỹ.
H.Bình (Theo The Seattle Times)
Theo_Người lao động
Hoàn tất cải tạo đảo, Trung Quốc vẫn khó "vẫy vùng" ở Biển Đông Dù tuyên bố hoàn tất việc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông, tiềm lực thực sự của Hải quân Trung Quốc khó có thể theo kịp tham vọng của nước này. Muốn lập ADIZ ở Biển Đông cũng khó Nhiều chuyên gia cùng chung nhận định, tham vọng đầu tiên của Trung Quốc khi tiến hành việc cải tạo phi pháp...