Trung Quốc phục hồi chậm sau COVID-19, có thể khiến giá dầu giảm mạnh
Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ từ đợt bùng phát COVID-19 lớn trước đây, nhưng hiện tại, nước này có thể sẽ khó phục hồi hơn sau làn sóng Omicron.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 9/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Oilprice, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhưng trữ lượng dầu khí của Trung Quốc lại chỉ ở mức tối thiểu. Điều này đã kiềm chế dầu và nhiều mặt hàng khác tăng giá trong hơn 20 năm qua.
Gần đây, số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho thấy Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nhà nhập khẩu dầu thô hàng năm lớn nhất thế giới vào năm 2017, trở thành nhà nhập khẩu ròng lớn nhất thế giới về tổng lượng xăng dầu và nhiên liệu lỏng khác vào năm 2013.
Kể từ khi toàn cầu bùng phát COVID-19 trên diện rộng vào năm 2020, chính sách “không COVID-19″ của Trung Quốc đã ảnh hưởng tới động cơ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu khí. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính sách này sẽ được nới lỏng trong tương lai gần. Điều này đã khiến giá dầu sụt giảm. Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác liên quan Trung Quốc có thể đẩy giá dầu đi xuống đáng kể.
Vào đầu tháng 3, Trung Quốc đã xảy ra làn sóng lây nhiễm COVID-19 lớn nhất kể từ đợt bùng phát ở Vũ Hán vào đầu năm 2020. Các ca mắc mới tập trung ở các vùng đông bắc và ven biển, chủ yếu ở các tỉnh Cát Lâm và Sơn Đông.
Mặc dù giá dầu ở giai đoạn đó vẫn thấp nhưng có vẻ vẫn thấp hơn đáng kể khi Thượng Hải bị phong tỏa theo hai giai đoạn.
Video đang HOT
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi đi siêu thị tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 16/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tiếp đó là vào đầu tháng 4 khi có tin chính quyền ở các thành phố khác đã bắt đầu thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt. Một lần nữa, vào thời điểm đó, đã có hy vọng Trung Quốc nới lỏng biện pháp “không COVID-19″ khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) công bố hướng dẫn cách ly tại nhà. Các biện pháp này dường như cho thấy có khả năng những người mắc các triệu chứng rất nhẹ hoặc không có triệu chứng nào có thể được cách ly tại nhà thay vì phải đến các cơ sở tập trung của nhà nước. Tuy nhiên, hy vọng này đã tiêu tan sau khi CCDC nói rõ rằng mình chỉ đơn giản là nhắc lại các chính sách nghiêm ngặt trước đó.
Tại thời điểm đó, tác động của chính sách chống COVID-19 ở Trung Quốc tới giá dầu thô toàn cầu đã được Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nêu rõ trong báo cáo. Trong đó, OPEC giảm 480.000 thùng/ngày trong dự báo nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2022. Gần như cùng lúc đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đưa ra lý do tương tự khi giảm triển vọng nhu cầu toàn cầu năm 2022 thêm 260.000 thùng/ngày.
Ngay cả khi đó, khi giá dầu Brent xoay quanh mức 110 USD/thùng và châu Âu đang thảo luận về lệnh cấm dầu Nga, IEA tiếp tục cảnh báo rằng mặc dù giá dầu thô đã giảm so với những mức cao gần đây nhưng giá dầu vẫn cao đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với triển vọng kinh tế toàn cầu.
Những hành động và bình luận này đã được đưa ra ngay cả trước khi Trung Quốc đẩy mạnh các biện pháp chống COVID-19 vào cuối tháng 4.
Vào đầu tháng 5, một số nhà phân tích đã tính toán rằng ảnh hưởng của các đợt phong tỏa đang diễn ra ở Trung Quốc đã làm giảm nhu cầu dầu thô từ nước này khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày và không có dấu hiệu về thời điểm kết thúc.
Ngay cả trước khi COVID-19 lây lan mạnh vào giữa tháng 3, một số ngân hàng lớn đã coi mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Trung Quốc là khoảng 5,5% là quá tham vọng và các công bố dữ liệu vào tháng 4 cho thấy họ đã đúng. Một trong số đó là chỉ số quản lý thu mua (PMI) – chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng hoạt động sản xuất của đất nước. Khi chỉ số này trên 50, hoạt động sản xuất được mở rộng, còn dưới 50 là sản xuất thu hẹp. Trong tháng 4, PMI của Trung Quốc chỉ ở mức 47,4 mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020. Nhà thống kê cấp cao của Cục Thống kê Quốc gia (NBS) của Trung Quốc, Zhao Qinghe, nhận định: “COVID-19 ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của doanh nghiệp”.
Cuối tuần trước, nhà nghiên cứu chiến lược đầu tư và kinh tế toàn cầu độc lập TS Lombard (TSL), nói với Oilprice.com rằng họ cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ thu hẹp lại trong quý này và giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cả năm 2022 xuống chỉ còn 3,3%. Mặc dù làn sóng Omicron hiện tại dường như đã đạt đỉnh, nhưng hoạt động di chuyển vẫn bị hạn chế và các biện pháp kích thích kém hiệu quả hơn trong điều kiện dịch bệnh.
Đúng là Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ từ đợt bùng phát COVID-19 lớn trước đây cho đến năm 2020, nhưng hiện tại Trung Quốc khó phục hồi hơn so với hồi đó. Ông Rory Green, nhà nghiên cứu về Trung Quốc và châu Á tại TS Lombard (Anh) nhấn mạnh: “Hai năm trước, Trung Quốc đã phục hồi sau đợt phong tỏa ở Vũ Hán nhờ nhu cầu bên ngoài rất mạnh, ít cạnh tranh thương mại, bùng nổ bất động sản và chủng COVID-19 tương đối ít lây nhiễm, nhưng vào năm 2022, các điều kiện hoàn toàn ngược. Chúng tôi dự báo Trung Quốc sẽ phục hồi chậm”.
Những diễn biến mới xung quanh lời kêu gọi mở kho dự trữ dầu của Mỹ
Các nguồn thạo tin mới đây cho hay Trung Quốc chưa đưa ra cam kết về việc mở kho dự trữ dầu theo lời kêu gọi của Mỹ, trong khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không hề xem xét thay đổi chính sách sau động thái mới nhất của Chính phủ Mỹ.
Bể chứa dầu tại Cushing, Oklahoma, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 23/11 chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch xuất 50 triệu thùng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược cùng với sự phối hợp của các quốc gia tiêu thụ lớn khác, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, để cố gắng hạ nhiệt thị trường năng lượng.
Sang ngày 24/11, Trung Quốc cho biết họ đang xem xét để mở kho dự trữ của riêng mình và không đưa ra thêm thông tin cụ thể nào. Thông báo này xác nhận đồn đoán được báo giới đưa vào tuần trước rằng, quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới này sẽ đưa ra quyết định theo nhịp độ của riêng họ.
Các quan chức cho biết đây là lần đầu tiên Mỹ tham gia phối hợp với một số nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới ở châu Á trong một động thái như vậy. Ngoài 50 triệu thùng dầu của Mỹ, Ấn Độ có kế hoạch xuất 5 triệu thùng dầu và Nhật Bản "vài trăm nghìn kilô lít" dầu từ kho dự trữ quốc gia của mình. Hàn Quốc chưa cung cấp bất kỳ chi tiết nào về kế hoạch của mình.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng nếu thiếu Trung Quốc, hành động phối hợp do Mỹ khởi xướng sẽ có ít tác động tới thị trường hơn dự kiến.
Giá dầu thô đã giảm trong vài ngày hồi tuần trước do những đồn đoán về một hành động phối hợp giữa các quốc gia tiêu thụ dầu chủ chốt. Nhưng giá "vàng đen" đã tăng 3% vào ngày 23/11, khi Mỹ thông báo khai thác nguồn dự trữ chiến lược nhưng thị trường thiếu rõ ràng về ý định của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ba nguồn tin cho hay OPEC và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (được gọi chung là OPEC ) sẽ không cân nhắc việc mở rộng chương trình tăng sản lượng hiện thời, bất chấp sức ép từ phía Mỹ.
OPEC dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 2/12 để thảo luận về chính sách của nhóm. Song cho đến nay, các nguồn tin cho biết nhóm này nhiều khả năng sẽ không thay đổi chiến lược bơm thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng từ tháng 12 tới.
Nhóm này đã chật vật để đạt được các mục tiêu hiện có theo thỏa thuận nhằm tăng dần sản lượng. Cho tới nay OPEC vẫn lo ngại rằng sự bùng phát trở lại số ca nhiễm COVID-19 một lần nữa có thể làm giảm nhu cầu năng lượng. Khi đó, thị trường sẽ lại dư dôi nguồn cung thay vì thiếu hụt.
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay tuy họ không can thiệp để tác động đến giá cả, nhưng một số nhà sản xuất đã hạn chế nguồn cung quá mức. Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho rằng các quốc gia thuộc OPEC cần có những động thái cụ thể để hạ nhiệt giá dầu.
100 USD/thùng sẽ là đáy cản cứng của giá dầu trong trung hạn? Giá dầu có thể đã xác lập được mức đáy hỗ trợ bất chấp những biến động mạnh gần đây do lo ngại về suy giảm kinh tế tại Trung Quốc khởi nguồn từ các lệnh phong tỏa chống COVID-19. Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Astrakhan. Ảnh: TASS/TTXVN Giá dầu biến động mạnh trong thời gian qua, do lo...