Trung Quốc phủ nhận tập trận liên quan Biển Đông
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua (29/6) đã lên tiếng khẳng định, những cuộc tập trận gần đây của Hải quân nước này là hoạt động định kỳ và không có liên quan gì đến căng thẳng trên Biển Đông. Bộ này kêu gọi mọi người nhìn nhận các cuộc tập trận theo một cách “hợp lý”.
“Điều mà chúng tôi cần giải thích là một loạt các cuộc tập trận hải quân gần đây đã được lên kế hoạch định kỳ hàng năm và không có bất kỳ mối liên quan nào đến tình hình hiện nay ở Biển Đông,” phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc – ông Yang Yujun đã nói như vậy tại một cuộc họp báo. Nội dung cuộc họp báo này đã được đăng tải trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ở địa chỉ www.mod.gov.cn.
“Chúng tôi đã đọc một số thông tin suy đoán và nói quá lên về các cuộc tập trận của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng tất cả mọi người sẽ nhìn cuộc tập trận hải quân bình thường đó một cách hợp lý và khách quan,” ông Yang nói thêm.
Trung Quốc liên tục khẳng định nước này cần phải củng cố lực lượng và các kế hoạch của họ không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ nước nào. Tuy nhiên, việc Trung Quốc mạnh tay tăng chi tiêu quốc phòng và tăng cường các cuộc tập trận đã khiến nhiều nước lo ngại.
Nói về cuộc tập trận chung đang diễn ra giữa Mỹ và Philippine ở Biển Đông, phát ngôn viên Yang cho biết, mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước này “chắc chắn không nhằm vào bên thứ 3 nào cũng như không gây tổn hại gì đến lợi ích của bất kỳ bên thứ 3 nào “.
“Chúng tôi hy vọng các nước liên quan có thể đặt hòa bình và sự ổn định của khu vực lên ưu tiên hàng đầu đồng thời làm nhiều việc có lợi hơn cho hòa bình cũng như ổn định của khu vực,” ông Yang phát biểu.
Video đang HOT
Hồi đầu tuần này, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết lên án việc Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông. Phản ứng trước nghị quyết này, ông Yang đã tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh là Mỹ nên tránh xa vấn đề ở đây.
Theo VNMedia
Phô sức mạnh trên biển, TQ muốn không đánh cũng thắng
Khi Trung Quốc chuẩn bị thử nghiệm trên biển tàu sân bay đầu tiên, có thể sớm nhất là ngày 1/7 - trùng với dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà phân tích nước ngoài sẽ quan sát xem Hải quân nước này đưa dự án phô diễn sức mạnh nhanh chóng đi vào hoạt động như thế nào.
Có thể vận hành nó hoàn toàn không đơn giản. Số ít các nước có tàu sân bay đã phải mất nhiều năm để học cách vận hành chúng.
Hơn thế nữa, tàu sân bay thời Liên Xô mang tên Varyag mà Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 1998, dù được tân trang nhưng vẫn mang các hạn chế trong thiết kế. Tàu Varyag sử dụng thiết kế kiểu nhảy cầu và thiếu một hệ thống máy phóng máy bay làm hạn chế tải trọng (như trang bị vũ khí và nhiên liệu).
Phạm vi hoạt động của nó cũng sẽ bị hạn chế vì Varyag không thể đảm bảo khả năng tiếp dầu để mở rộng khoảng cách cho các máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay. Nó cũng không thể mang theo các máy bay cảnh báo sớm, mà chỉ có thể sử dụng trực thăng, một chọn lựa ít hiệu quả.
Tàu tuần tra hàng hải mang tên Hải tuần 31 của Trung Quốc Ảnh: phnewsnetwork.
Máy bay ném bom chiến đấu dùng cho tàu sân bay của quân đội Trung Quốc là J-15 - được cho là phiên bản của Sukhoi Su-33, Nga. Mặc dù J-15 được mệnh danh là "Cá mập bay", thì phi đội trên tàu sân bay "không có bước nhảy vọt", theo hai nhà phân tích Mỹ là Gabe Collins và Andrew Erickson.
Viết trên Diplomat ngày 23/6, họ cho rằng, việc sắp hạ thủy Varyag ""tuy vậy cũng làm dấy lên lo lắng trong khu vực vì nó thể hiện sự tiến bộ nhanh chóng về năng lực hàng không của hải quân Trung Quốc và quyết tâm của Trung Quốc khi mở rộng hiện diện ở các vùng biển trong khu vực"". Hai nhà phân tích nhấn mạnh, với trang bị hệ thống tên lửa hiện đại, tàu sân bay mang theo J-15 có thể đe dọa các mục tiêu trên biển ở khoảng cách 500 km.
Nếu Varyag, và sau đó là một lớp các tàu sân bay mới xây dựng ở Trung Quốc được triển khai ở Biển Đông cùng với hạm đội tàu chiến và tàu ngầm hộ tống, thì khả năng của Trung Quốc trong việc gây sức ép với tuyên bố chủ quyền để kiểm soát hầu hết trái tim hàng hải của Đông Nam Á sẽ được tăng cường mạnh mẽ.
"Cánh tay" của Hải quân
Trung Quốc đã chiếm ưu thế sức mạnh hải quân trong khu vực mặc dù còn tụt hậu sau Mỹ. Trong khi đó Mỹ đang gia tăng hợp tác chặt chẽ với lực lượng hải quân, phòng vệ bờ biển của Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc Australia và các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương khác để đối phó với các lực lượng Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào việc Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa quân sự có thể quên đi một xu thế khác khá quan trọng. Đó là Bắc Kinh đang gia tăng sức mạnh hàng hải, trong ngắn hạn, tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Trung Quốc đã mở rộng nhanh chóng các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải và phối hợp các cơ quan nay như một cánh tay của chính sách quốc gia, hỗ trợ lực lượng hải quân.
Đầu tháng này, báo chí Trung Quốc đưa tin về những kế hoạch gia thúc đẩy lực lượng Hải giám Trung Quốc - một cơ quan bán quân sự thực thi các chính sách ở những khu vực mà Trung Quốc tuyên bố thuộc thẩm quyền của họ tại Biển Đông cho dù có tranh chấp với những quốc gia khác như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Lực lượng này sẽ được tăng thêm 16 máy bay và 350 tàu vào năm 2015, tăng số lượng nhân sự từ 9.000 người - chủ yếu là lính hải quân cũ - lên 15.000 người vào năm 2020. Số lượng các tàu tuần tra cũng sẽ tăng tới 520 tàu vào năm 2020.
Phần lớn các tàu trên được cho là sẽ triển khai ở Biển Đông và biển Hoa Đông - vùng biển mà Trung Quốc và Nhật Bản có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với các đảo, vùng đánh bắt cá và trữ lượng dầu khí đáy biển. Hiện tại, hạm đội Hải giám Trung Quốc chỉ có 13 tàu tuần tra, hai máy bay và một trực thăng. Nhưng một cơ quan thực thi luật hàng hải khác của Trung Quốc cũng có các hạm đội góp phần thực thi các lệnh cấm đánh bắt cá, thăm dò dầu khí ở những vùng mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền - chiếm tới khoảng 80% Biển Đông.
Trong số này có Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc. Đây là cơ quan đã điều động một trong những tàu lớn nhất, hiện đại nhất tới Singapore đúng vào thời điểm căng thẳng Biển Đông gia tăng khi các quốc gia Đông Nam Á lên tiếng phản đối hành động của các tàu Trung Quốc tại những khu vực mà các nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Hải tuần 31 là tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất từ trước tới nay tại Trung Quốc, được trang bị bãi đáp cho trực thăng, kho chứa máy bay và một tháp điều khiển không lưu. Con tàu có khả năng di chuyển 6.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu.
Tàu cá thành dân quân hàng hải
Các quan chức Mỹ và châu Á cho rằng, một diễn biến quan trọng khác là chương trình tổ chức lực lượng dân quân hàng hải của Hải quân Trung Quốc từ các đội tàu đánh bắt.
Tiến sĩ Erickson, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc ở Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết, ông đã kết luận rằng, Trung Quốc "không muốn bắt đầu một cuộc chiến, mà thiên về vận dụng sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của mình để &'chiến thắng mà không cần chiến đấu' thông qua việc ngăn chặn những hành động mà họ coi là gây hại tới các lợi ích cốt lõi".
Trong vài năm qua, các tàu cá Trung Quốc đã cùng tham gia sứ mệnh tuần tra từ các cơ quan thực thi luật pháp hàng hải kiểu như phối hợp hành động quấy nhiễu các tàu đo đạc Mỹ cũng như tàu thăm dò dầu khí của các nước Đông Nam Á ở Biển Đông, hay "gây gổ" với tàu tuần tra của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Các chiến thuật này gây khó khăn trong việc đổ trách nhiệm cho Hải quân Trung Quốc, nhưng nó thực sự khiêu khích và không có lợi cho nỗ lực duy trì hòa bình trong khu vực
* Tác giả là nhà nghiên cứu cấp cao tại Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.
Theo VietNamNet
Thư tịch Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và...