Trung Quốc phủ nhận đánh cắp công nghệ máy bay không người lái Mỹ
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc giữa tuần qua đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng Trung Quốc tìm cách đánh cắp công nghệ máy bay không người lái của Mỹ là “vô căn cứ”.
Máy bay không người lái Wing Loong của Trung Quốc
Tuyên bố trên được ông Hồng Lỗi đưa ra sau khi một bài báo được đăng tải trên tờ New York Times hồi thứ Bảy tuần trước cáo buộc rằng: “Những kẻ tin tặc tại Thượng Hải đã liên tục nhắm tới nhiều nhà thầu quân sự nước ngoài” trong suốt gần 2 năm.
Một công ty an ninh mạng của Mỹ khẳng định với tờ báo rằng những tin tặc tại Thượng Hải này đang tìm kiếm “công nghệ giúp Mỹ đi đầu trong lĩnh vực máy bay không người lái”.
“Chúng tôi có nghe đến những thông tin liên quan. Những bài báo đó là vô căn cứ và không có lợi cho sự hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc thúc đẩy an ninh mạng”, ông Hồng Lỗi tuyên bố.
Video đang HOT
Ông Hồng khẳng định những thành tựu Trung Quốc đã đạt được về phát triển kinh tế và công nghệ là thành quả của những nỗ lực của người Trung Quốc, sự đầu tư liên tục của Trung Quốc cho nghiên cứu và phát triển cũng như những nỗ lực tăng cường đổi mới.
Trung Quốc và Mỹ đã thành lập một nhóm công tác an ninh mạng, ông Hồng Lỗi nói và cho biết thêm rằng hai bên đang có những thông tin qua lại suôn sẻ.
Sau phát biểu trên của ông Hồng Lỗi, tờ Nhân dân nhật báo tuyên bố máy bay không người lái đã được đưa vào sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc để phục vụ hoạt động tình báo quân sự, khảo sát địa chất và cứu hộ. Còn các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Mỹ đang gia tăng áp lực lên Trung Quốc nhằm giành thế thượng phong trong việc phát triển và buôn bán máy bay không người lái quân sự.
Tờ báo dẫn lời ông Ding Hao, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện khoa học quân sự của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cho rằng việc Washington tìm cách hủy hoại hình ảnh của Trung Quốc bằng những cáo buộc đánh cắp công nghệ không phải hiếm.
“Trong con mắt của Washington, Trung Quốc cũng đã đánh cắp cả công nghệ liên quan đến tàu ngầm hạt nhân”, ông Ding nói.
Yang Jian, phó chủ tịch của Viên nghiên cứu quốc tế Thượng Hải thì khẳng định Mỹ vẫn chưa thể từ bỏ tâm lý thời Chiến tranh lạnh.
Thanh Tùng
Theo Dantri
Ấn Độ thừa sức phát triển tên lửa "đấu" với Trung Quốc?
Ấn Độ tuyên bố, nước này có khả năng phát triển loại tên lửa hạt nhân có tầm bắn ấn tượng lên tới 10.000km để trở thành đối thủ của tên lửa DF-31A của Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo tầm xa DF-31A của Trung Quốc.
Một ngày sau khi Ấn Độ lần thứ hai phóng thử thành công siêu tên lửa Agni-V có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có thể tấn công vào các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, người đứng đầu Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) - ông Avinash Chander hôm 16/9 đã mạnh miệng tuyên bố, chỉ mất khoảng "2 năm rưỡi" là nước này có thể phát triển tên lửa có tầm bắn lên tới 10.000km nếu thấy cần thiết.
"Tầm bắn là vấn đề ít khó khăn nhất đối với chúng tôi. Chúng tôi có đủ khả năng để đạt tới bất cứ tầm xa nào. Vấn đề chỉ nằm ở chất nổ đẩy tên lửa hay là những động cơ lớn hơn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa thấy sự cần thiết phải phát triển các tên lửa ở tầm cao hơn", ông Chander nhấn mạnh.
Agni-V vừa được Ấn Độ thử nghiệm là một tên lửa 3 giai đoạn được thiết kế để mang theo một đầu đạn nặng 1,5 tấn với tầm bắn hơn 5.000km. Loại siêu tên lửa nặng 50 tấn và dài 17m này được báo chí đặt cho biệt danh là "sát thủ diệt Trung Quốc" bởi nó đặt toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, trong đó có các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, nằm trong tầm bắn. Tên lửa Agni-V còn có thể tiêu diệt mục tiêu ở khắp Châu Á cũng như một số khu vực ở Châu Âu, Châu Phi và Australia.
"Tôi không hiểu tại sao chúng tôi cần phải khiêm tốn về năng lực của mình. Agni-V chắc chắn là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM),"" ông Chander cho biết.
Agni-V sẽ cần phải trải qua từ 3 đến 4 lần thử nghiệm nữa trước khi nó chính thức được đưa vào biên chế của quân đội Ấn Độ trong vòng 2 năm tới.
Tên lửa tầm bắn xa nhất của Ấn Độ hiện nay là Agni-III, ở khoảng 3.500km. Những tên lửa mà Ấn Độ sở hữu hiện nay có khả năng bao trùm toàn bộ lãnh thổ của "địch thủ lâu đời" ngay bên cạnh - Pakistan. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, New Delhi đang tăng chi tiêu quốc phòng cho mục tiêu hướng tới việc đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Giữa Trung Quốc và Ấn Độ còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới. Hai nước từng có cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Ấn Độ gần đây còn nghi ngờ Bắc Kinh đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ bắt đầu phát triển tên lửa Agni-V từ năm 1983 với mục tiêu là để răn đe Trung Quốc.
Vụ thử tên lửa mới nhất của Ấn Độ được cho là có thể châm ngòi cho một cuộc đua tên lửa giữa hai cường quốc lớn nhất Châu Á. Hồi tháng trước, báo chí cũng từng đưa tin về việc quân đội Trung Quốc tiến hành vụ thử nghiệm thứ ba đối với tên lửa đạn đạo tầm xa DF-31A. Tên lửa DF-31A có tầm bắn khoảng 11.200 km và có khả năng mang 5 đầu đạn cùng lúc.
Theo khampha
Trung Quốc lo Nhật hô "biến" tên lửa đẩy thành tên lửa đạn đạo liên lục địa Lần đầu tiên Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa nhiên liệu rắn "Epsilon" sau gần 12 năm ngưng sử dụng. Tên lửa này đã mang theo một vệ tinh nghiên cứu khoa học hạng nhẹ vào không gian đã định sẵn từ trước. Theo Kyodo News, lúc 14h ngày 14-09, cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ...