Trung Quốc phủ nhận chỉ trích Pháp
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận họ đã chỉ trích cách Pháp đối phó Covid-19, nói rằng có “sự hiểu lầm” giữa hai bên.
“Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra bình luận tiêu cực về cách Pháp xử lý dịch”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên hôm nay nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh. “Trái lại, chúng tôi chia sẻ những lo ngại của Pháp, khi họ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do dịch bệnh”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại Bắc Kinh ngày 8/4. Ảnh: AFP.
Ông Triệu cho biết các đại sứ quán Trung Quốc đang phản ứng trước “những thông tin sai lệch” và “chỉ trích vô căn cứ” từ một số phương tiện truyền thông, chuyên gia và chính trị gia phương Tây về hợp tác Trung – Pháp.
“Chúng tôi muốn làm rõ sự thật, giải thích quan điểm và duy trì sự hợp tác quốc tế hiện tại để chống lại dịch bệnh”, phát ngôn viên nói thêm. “Chúng tôi hy vọng Pháp sẽ xóa đi những hiểu lầm này”.
Video đang HOT
Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp gần đây tiến hành chiến dịch truyền thông để ca ngợi thành công lớn của đất nước trong việc dập tắt Covid-19, đồng thời chỉ trích cách xử lý khủng hoảng của các nước phương Tây. Hôm 12/4, đại sứ quán Trung Quốc đăng trên trang web bài viết dài với tiêu đề “Trả lại những sự thật bị bóp méo – Quan sát của một nhà ngoại giao Trung Quốc tại Paris”.
Nhà ngoại giao không được nêu tên trong bài đăng chỉ trích mạnh mẽ các nước phương Tây phản ứng chậm chạp. Đặc biệt, nhà ngoại giao này cáo buộc nhân viên tại các viện dưỡng lão ở Pháp “bỏ bê nhiệm vụ vào ban đêm, khiến người già chết vì đói và dịch bệnh”. Phiên bản tiếng Pháp sử dụng từ viết tắt có nghĩa “viện dưỡng lão Pháp”, trong khi phiên bản tiếng Trung sử dụng từ chỉ viện dưỡng lão nói chung.
Bình luận này lập tức châm ngòi cho sự giận dữ trong giới chính trị Pháp và nhiều người lên tiếng bảo vệ các nhân viên viện dưỡng lão. Pháp ngày 14/4 triệu đại sứ Trung Quốc tại Paris Lô Sa Dã để phản đối.
Trung Quốc được một số nước châu Âu khen ngợi vì đã quyên góp vật tư y tế cho cuộc chiến chống Covid-19, nhưng nhiều nước cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng các khoản quyên góp cho mục đích tuyên truyền. Một số chuyên gia cũng cáo buộc Trung Quốc không nhanh chóng công bố thông tin sau khi dịch bệnh bùng phát tại nước này, làm suy yếu phản ứng toàn cầu.
Covid-19 khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn hai triệu người nhiễm, hơn 128.000 người tử vong và khoảng 492.000 người bình phục. Pháp là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với hơn 143.000 người nhiễm và gần 16.000 người tử vong.
Phương Vũ
Tổng thống Pháp thừa nhận COVID-19 nghiêm trọng, chuẩn bị giai đoạn 3 chống dịch
Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định: "Chúng ta chỉ mới bắt đầu dịch mà thôi" và "Cơn dịch này là vụ khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất nước Pháp từng trải qua từ một thế kỷ nay". Dù vậy Pháp đã chuẩn bị giai đoạn 3 chống dịch.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) thăm bệnh viện Necker ở Paris hôm 10-3-2020 - Ảnh: AFP
Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19 ngay khi mở đầu bài phát biểu trên truyền hình lúc 20h tối 12-3 (giờ địa phương, tức rạng sáng 13-3 giờ Việt Nam). Đây là lần đầu tiên ông phát biểu trên truyền hình về các biện pháp đối phó với dịch.
Pháp là quốc gia có số ca bệnh COVID-19 cao thứ ba ở châu Âu, sau Ý và Tây Ban Nha. Tính đến 14h ngày 13-3 (giờ Việt Nam), Pháp ghi nhận 2.876 ca nhiễm, bao gồm 61 người chết.
Ông Macron thông báo: "Tất cả các nhà trẻ, các trường học và trường đại học trên toàn lãnh thổ quốc gia, bao gồm các lãnh thổ hải ngoại sẽ đóng cửa từ thứ hai (16-3) cho đến khi có thông báo mới để ngăn chặn dịch bệnh".
Liên quan đến kinh tế, ông cho biết các biện pháp đặc biệt đã được áp dụng đại trà về thất nghiệp một phần để bảo vệ người làm công ăn lương và công ty trước dịch COVID-19.
Ông nói: "Tôi yêu cầu các công ty cho phép nhân viên làm việc từ xa ngay khi có thể... Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho các nhân viên bị buộc phải ở nhà". Các khoản đóng góp và tiền thuế trong tháng 3 các công ty phải nộp sẽ được hoãn.
Ông Macron đã yêu cầu chính phủ Pháp chuẩn bị một kế hoạch phục hồi quốc gia và châu Âu đồng thời kêu gọi EU "phản ứng nhanh và mạnh hơn" và cho rằng các quyết định của Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn chưa đủ để đối phó với khủng hoảng.
Kế hoạch quốc gia phòng chống dịch cúm năm 2011 của Pháp đã xác định bốn chiến lược tùy từng giai đoạn dịch. Giai đoạn 1 nhằm ngăn chặn virus xâm nhập vào Pháp. Giai đoạn 2 nhằm ngăn chặn virus lây lan trong nước. Giai đoạn 3 nhằm giảm tác hại của virus trong quá trình lây nhiễm và giai đoạn 4 nhằm khôi phục tình trạng ban đầu.
Người phát ngôn chính phủ Pháp Sibeth Ndiaye cho biết quyết định chuyển sang giai đoạn 3 hay không còn tùy thuộc vào vấn đề xem xét các tiêu chí do các nhà khoa học thiết lập, đặc biệt là mức lây nhiễm của virus corona.
Bà khẳng định các biện pháp của giai đoạn 3 sẽ không phải là tiêu chuẩn chung áp dụng toàn quốc nhằm phong tỏa cả nước vì mục tiêu của chính phủ "không phải là ngăn chặn đất nước hoạt động".
HOÀNG DUY LONG(tuoitre.vn)
Đại biểu Hạ viện Nga 'trốn' cách ly dự phiên họp có Tổng thống Putin Chính quyền Nga đã phát hiện ông Sergey Katasonov, thuộc đảng Dân chủ tự do Nga, đại biểu Duma Quốc gia (Hạ viện) không thực hiện cách ly bắt buộc sau khi trở về từ Pháp. Đại biểu này đã tham dự phiên họp toàn thể Duma Quốc gia có sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng thống Nga Vladimir...