Trung Quốc phớt lờ Nga, bán 2 tàu ngầm Kilo cũ cho Bangladesh?
Ngày 17-9, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và công nghệ Nga đưa tin, gần đây, 1 vị quan chức cao cấp của hải quân Ấn Độ đã tiết lộ, Trung Quốc dự định sẽ bán 2 tàu ngầm Kilo cũ cho hải quân Bangladesh.
Theo tin cho biết 2 tàu ngầm cũ của Trung Quốc mang số hiệu 374 và 375 thuộc lớp Kilo kiểu 636 được Nga đóng cho Trung Quốc theo hợp đồng ký năm 2002. Hiện nay, hải quân Trung Quốc đang sở hữu 8 chiếc tàu ngầm Kilo kiểu 636M, không rõ vì nguyên nhân gì họ lại bán 2 chiếc tàu ngầm Kilo cũ này cho hải quân Bangladesh.
Tàu ngầm Kilo 636M số hiệu 374 của Trung Quốc
Đầu năm nay, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã tuyên bố, lần đầu tiên trong lịch sử, nước này đã đặt mua tàu ngầm để mở rộng khả năng tác chiến của lực lượng hải quân, nhằm xây dựng một quân chủng hải quân chính quy, đầy đủ 3 binh chủng, có khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ tác chiến, đối phó với các thách thức trên biển trong tương lai.
Video đang HOT
Theo vị quan chức hải quân Ấn Độ nói trên, Nga đã biết quyết định này của Trung Quốc nhưng hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận nào. Theo như các quy định trong hợp đồng mua bán tàu ngầm, nếu không có sự chấp thuận của Nga, Trung Quốc không được tự ý bán các tàu ngầm này cho một nước thứ 3. Nếu Trung Quốc phớt lờ Nga thì họ sẽ vi phạm hợp đồng đã ký và việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hợp đồng mua sắm vũ khí tiếp theo.
Tàu ngầm Kilo kiểu 636M hải quân Trung Quốc đặt mua của Nga do Viện thiết kế Rubin cải tiến trên cơ sở tàu ngầm Kilo kiểu 636. Còn nhà máy đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk của Nga phụ trách việc đóng mới 8 tàu ngầm Kilo này.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 kiểu tàu ngầm là 636M được lắp đặt hệ thống dẫn đường quán tính thế hệ mới; hệ thống kính tiềm vọng quan sát đêm thế hệ mới với các kênh video và laser; hệ thống antenna sóng cực dài và sóng cực ngắn kiểu kéo rê cùng với hệ thống động lực mạnh hơn. Ngoài ra, 636M còn được trang bị thêm các hệ thống tên lửa chống hạm thế hệ Club-S.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang khát vũ khí Nga, đồng thời Nga cũng đang siết chặt các điều khoản hợp đồng mua bán và bản quyền sở hữu trí tuệ thì thật khó tin là Trung Quốc dám tự ý bán 2 tàu ngầm Kilo này cho Bangladesh mà không xin phép Nga.
Theo ANTD
Ấn Độ vừa phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V
Ngày 15-9, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa Agni-V có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại bãi thử trên đảo Wheeler, ở ngoài khơi bờ biển bang Odisha.
Đây là lần phóng thử tên lửa đạn đạo Agni-V thứ 2 của Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) Ấn Độ, vụ thử đầu tiên được tiến hành vào ngày 19-4-2012.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V của Ấn Độ phóng thử thành công lần 2
Theo các nguồn tin quân sự, tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu đẩy rắn này đã được phóng từ một bệ phóng di động thuộc tổ hợp phóng số 4 của Bãi phóng thử tích hợp trên đảo Wheeler lúc 8h50 sáng nay (15-9).
"Vụ thử này đã thành công. Tên lửa đã bắn trúng mục tiêu theo một quỹ đạo bay được định trước. Vụ phóng thử đã đáp ứng được tất cả mục tiêu đã đặt ra", ông Ravi Kumar Gupta, phát ngôn viên DRDO, cho biết.
Tên lửa Agni-V do Ấn Độ tự chế tạo, có ba tầng, dài 17 mét, đường kính 2 mét với trọng lượng phóng khoảng 50 tấn. Đây là loại tên lửa đất đối đất có tầm bắn 5.500 km và có thể mang đầu đạn hạt nhân nặng một tấn. Vụ phóng thử thành công tên lửa Agni-V vào tháng 4 năm ngoái, đã đưa Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có tên lửa hạt nhân tầm xa.
Khác với các tên lửa khác thuộc dòng Agni, phiên bản Agni-V mới nhất này là phiên bản hiện đại nhất được áp dụng một số công nghệ mới kết hợp với đầu đạn định vị và dẫn đường, đảm bảo độ chính xác cao. Nhiều công nghệ mới do Ấn Độ tự phát triển đã được ứng dụng thành công trong vụ thử Agni -V lần đầu tiên.
Hệ thống định vị quán tính Ring Laser Gyro (RINS) và hệ thống định vị Micro chính xác và hiện đại nhất đã giúp tên lửa có thể phóng trúng mục tiêu với xác suất sai lệch chỉ vài mét.
Theo các nguồn tin, sau một số vụ phóng thử nữa, tên lửa đạn đạo Agni-V sẽ được biên chế cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Theo ANTD
Hệ thống phòng không "khủng" S-350E Vityaz có tầm bắn tới 400km Ngày 11-9, công ty quốc phòng Almaz-Antei cho biết, họ có kế hoạch sẽ bắt đầu cung cấp hệ thống phòng không tầm trung S-350E Vityaz mới nhất cho quân đội Nga vào năm 2016. Tên lửa Vityaz, dự kiến sẽ thay thế các hệ thống S-300, đã được trưng bày lần đầu tiên tại triển lãm hàng không MAKS-2013 vừa diễn ra...