Trung Quốc phóng vệ tinh cánh siêu mỏng dùng năng lượng Mặt Trời
Trung Quốc vừa phóng thử nghiệm vệ tinh liên lạc đầu tiên có cánh siêu mỏng hấp thu năng lượng Mặt Trời như một phần trong kế hoạch mở mạng lưới 13.000 vệ tinh trên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, cạnh tranh với Starlink của tập đoàn SpaceX.
Cánh vệ tinh làm từ những tấm năng lượng Mặt Trời siêu mỏng, linh hoạt có thể gấp gọn và mở dài ra. Ảnh: Weibo
Theo đài truyền hình nhà nước CCTV, 10h50 sáng 23/7, vệ tinh Lingxi-03 do công ty khởi nghiệp GalaxySpace có trụ sở tại Bắc Kinh phát triển đã cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, miền Trung Trung Quốc bằng tên lửa Trường Chinh 2D.
Phần cánh năng lượng Mặt Trời có thể gập lại của Lingxi-03 có độ dày khoảng 1 mm, tương đương với độ dày của thẻ tín dụng và chỉ bằng 5% độ dày của tấm pin Mặt Trời truyền thống. Khi được gấp lại bên trong tên lửa, độ dày của phần cánh là 5cm. Khi hoạt động trong quỹ đạo, cánh tự động mở rộng, trải dài 9 m và rộng 2,5 m.
Trước đây, Trung Quốc chỉ sử dụng các tấm pin Mặt Trời để cung cấp năng lượng cho trạm vũ trụ Thiên Cung.
“Phần cánh làm từ những tấm pin năng lượng Mặt Trời này nhỏ, nhẹ và dễ gấp. Chúng hấp thụ nhiều năng lượng Mặt Trời hơn so với các tấm pin truyền thống và đặc biệt thích hợp cho các vụ phóng vệ tinh có thể xếp chồng lên nhau quy mô lớn”, Zhu Zhengxian, giám đốc công nghệ của GalaxySpace, trả lời phỏng vấn báo China Science Daily ngày 25/7.
Theo ông Zhu, Lingxi-03 cũng là vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc có cấu trúc thân tích hợp. Ông cho biết thân vệ tinh được lấy cảm hứng từ khung gầm của một chiếc ô tô và sử dụng các công nghệ đúc khuôn tiên tiến, phù hợp với việc sản xuất hàng loạt.
Video đang HOT
Vệ tinh Lingxi-03 được trang bị tải trọng kỹ thuật số có thể xử lý hàng chục gigabyte dữ liệu mỗi giây cùng các công nghệ liên quan đến truyền thông băng thông rộng quỹ đạo thấp thế hệ tiếp theo. Bên cạnh đó, vệ tinh này còn tự động điều khiển nhiệt và tách rời sau khi xếp chồng lên nhau.
Giám đốc phụ trách phát triển vệ tinh Hu Zhao giải thích: “Vệ tinh này tổng hợp nhiều chức năng của một trạm trên mặt đất và có thể phân tích một lượng lớn thông tin”.
Lingxi-03 có thiết kế khung mở, đồng nghĩa với việc tất cả các thiết bị được gắn trực tiếp bên ngoài vệ tinh, dễ dẫn đến các thiết bị bị tiếp xúc với môi trường không gian khắc nghiệt. Chính vì vậy, Lingxi-03 cần có khả năng bảo vệ bức xạ và kiểm soát nhiệt độ đặc biệt cho các thiết bị điện tử trên thiết bị.
GalaxySpace được thành lập vào năm 2018 với tư cách là công ty đầu tiên chuyên cung cấp các dịch vụ Internet dựa trên vệ tinh tại Trung Quốc. Công ty được cho là đã huy động được nguồn vốn dồi dào khiến giá trị thị trường của công ty đạt 1,58 tỷ USD vào tháng 9/2022.
Vào tháng 3/2022, GalaxySpace đã phóng 6 vệ tinh liên lạc lên quỹ đạo thấp của Trái Đất, thực hiện các thử nghiệm mạng 5G thành công.
Zhu cho biết công ty sẽ đẩy nhanh nghiên cứu về các công nghệ cốt lõi như ăng-ten mảng pha để các vệ tinh có thể kết nối trực tiếp với các thiết bị, giúp thúc đẩy việc xây dựng mạng lưới vệ tinh quốc gia Guowang.
Tháng 3 vừa qua, trang mạng SpaceNews đưa tin cuối năm nay, Trung Quốc sẽ phóng lô vệ tinh Guowang đầu tiên, cạnh tranh với hơn 4.500 vệ tinh Starlink trên quỹ đạo. Số lượng vệ tinh Starlink có khả năng đạt 42.000 trong vòng 10 năm. Cùng với các kế hoạch siêu sao do Trung Quốc và nhiều công ty phương Tây đề xuất, tổng số vệ tinh có thể dễ dàng vượt qua con số 60.000, khiến quỹ đạo Trái Đất tầm thấp trở nên đông đúc hơn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn.
'Chiếc hộp lo lắng' giúp học sinh Trung Quốc xả tâm sự thầm kín
Những dòng giấy nhớ ghi lại những tâm sự nhỏ to của nhóm học sinh tại một lớp tiểu học ở tỉnh Sơn Tây, miền Trung Trung Quốc đã khiến cộng đồng mạng xôn xao và buộc mỗi phụ huynh phải nhìn nhận về bản thân mình.
Nhiều người xúc động trước những dòng tâm sự mà các học sinh để lại trong "chiếc hộp lo lắng". Ảnh: SCMP
Theo đài phát thanh giao thông Thanh Đảo đưa tin vào ngày 8/4, một giáo viên họ Bai ở tỉnh Sơn Tây đã nghĩ ra một chiếc hộp bí mật, cho phép các em học sinh lớp 5 trong lớp mình giấu tên viết ra những lo lắng như một cách để xả bỏ lo lắng và ngăn ngừa những hậu quả đau lòng hơn.
Trong khi người dùng mạng xã hội hoan nghênh sáng kiến thấu đáo của giáo viên Bai trong bối cảnh nền giáo dục Trung Quốc chứng kiến gia tăng xu hướng thanh thiếu niên tự tử thì họ cũng phát hiện ra rằng đằng sau những dòng tâm sự của các em nhỏ là những vấn đề phổ biến trong các gia đình như cha mẹ đánh nhau, cha mẹ ly thân. Tất cả đó là vấn đề của người lớn nhưng lại để vết thương lòng nơi con trẻ.
Những câu chuyện mà các em kể ra đều hiện hữu trong các gia đình. Một em đã viết: "Bố mẹ con luôn cãi nhau vì tiền". Một bé khác thì chia sẻ: "Bố mẹ con cãi nhau. Bố mẹ quyết định ly hôn và giành quyền nuôi em trai 3 tuổi. Bố giành được quyền nuôi em nên mẹ con khóc suốt ngày".
"Bố mẹ con đi làm ở thành phố và không thường xuyên về nhà. Gia đình con rất nghèo và con luôn sợ mình làm việc gì sai trái", em bé thứ 3 tâm sự.
Trong khi có nhiều em lại phàn nàn rằng bố mẹ gây áp lực trong việc học tập và không có quyền riêng tư.
Phần lớn những mối lo của các em bày tỏ trong "hộp lo lắng" đều là về bố mẹ hoặc thành tích học tập.
Giáo viên Bai cho biết những ghi chú bí mật mà cô đăng lên mạng đã được sự đồng ý của học sinh. Điều này khiến cô nhận ra việc nuôi dạy con cái và giáo dục khó khăn như thế nào. Những dòng ghi chú cũng đã được đưa cho phụ huynh học sinh để họ có thể từ đó điều chỉnh lại cách nuôi dạy con cái của mình.
Theo Thời báo Hoàn cầu, trong nhiều năm qua, gánh nặng học tập của học sinh Trung Quốc không ngừng tăng lên, góp phần khiến các vấn đề tâm lý và tỷ lệ tự tử tại trường học ở quốc gia này luôn ở mức cao và trở thành một vấn đề nan giải đối với các nhà làm giáo dục.
Mới đây, vụ việc một em nam học sinh 15 tuổi ở Giang Tây treo cổ vì kết quả học tập kém đã làm xã hội Trung Quốc chấn động. Sau khi điều tra, các chuyên gia tâm lý kết luận Hu bị cô lập và thiếu hỗ trợ về mặt cảm xúc. Em ấy bị mất ngủ và rối loạn chức năng nhận thức như không thể tập trung và khó khăn khi ghi nhớ sau khi bắt đầu học tại trường trung học cơ sở Zhiyuan từ tháng 9/2022.
Chu Zhaohui, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia, cho rằng áp lực học tập là lý do chính khiến học sinh Trung Quốc tự tử ở các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Áp lực lớn liên quan đến một hệ thống đánh giá giáo dục duy nhất coi trọng điểm số mà bỏ qua nhu cầu cảm xúc, tâm lý của học sinh và vấn đề quan trọng là tăng cường khả năng tự chủ.
Nhiều trường hợp đã cho thấy việc được tư vấn tâm lý kịp thời đã tạo ra những kết quả khác nhau rất nhiều đối với những em bị vấn đề về tâm lý. Nhà nghiên cứu Chu lưu ý các trường học nên thiết lập một hệ thống giáo dục tâm lý và ngăn ngừa tự tử cũng như nỗ lực giảm áp lực học tập.
Tháng 12/2019, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch hành động chung với trọng tâm cụ thể là sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên. Kế hoạch yêu cầu đến năm 2022, tất cả các cấp và loại trường học phải thành lập nền tảng dịch vụ tâm lý để cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần cho học sinh. Kế hoạch cũng nêu rõ 60% bệnh viện chăm sóc sức khỏe tâm thần ở cấp thành phố trở lên nên xây dựng các dịch vụ điều trị ngoại trú cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Malaysia thuê nóc nhà người dân để đặt pin sản xuất điện Mặt trời Bộ trưởng Kinh tế Malaysia cho biết các hộ gia đình có thể cho thuê nóc nhà để đổi lấy một nguồn thu nhập hàng tháng. Malaysia đang tìm cách nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo của quốc gia lên 70% tổng sản lượng điện vào năm 2050. Ảnh minh họa: Shutterstock Malaysia ngày 27/7 đã công bố một kế hoạch nhằm...