Trung Quốc phong tỏa thành phố 2,8 triệu dân
Giới chức thành phố Mẫu Đơn Giang, Trung Quốc, ban hành loạt biện pháp phong tỏa khi xuất hiện những ca lây nhiễm nCoV trong cộng đồng không rõ nguồn gốc.
Ủy ban Y tế tỉnh Hắc Long Giang cho hay đã ghi nhận tổng cộng 11 ca nhiễm nCoV cộng đồng không có triệu chứng trong 3 ngày qua tại thành phố Mẫu Đơn Giang, với 2,8 triệu dân.
Các ca nhiễm mới buộc giới chức địa phương phải đóng cửa hệ thống vận tải công cộng, đường sắt cũng như xe khách từ hôm 28/5. Các chuyến bay nội địa và quốc tế đều bị hủy, trong khi các trường học cũng đóng cửa.
Chính quyền thành phố chưa đưa ra thông báo nào về việc phong tỏa các khu dân cư. Tuy nhiên, nhiều người dân chia sẻ trên mạng xã hội rằng chung cư của họ đã bị cách ly.
Một video được đăng trên Pear hôm nay cho thấy sân bay Mẫu Đơn Giang đóng cửa vắng vẻ. Một nhân viên cho biết tất cả các chuyến bay bị hủy mà không rõ thời điểm hoạt động lại.
Video đang HOT
Một người được đo thân nhiệt trước khi vào khu dân cư ở thành phố Mẫu Đơn Giang hôm 20/4. Ảnh: AFP
Giới chức y tế địa phương ghi nhận hai ca nhiễm nCoV đầu tiên của cụm dịch trên hôm 26/5 khi tiến hành sàng lọc trong thành phố. Họ là một đôi vợ chồng với nguồn lây nhiễm chưa được xác định. Khu chung cư nơi họ sống đã bị phong tỏa, cấm người ngoài ra vào, theo truyền thông Trung Quốc.
Hai ngày sau, giới chức phát hiện thêm 5 trường hợp không có triệu chứng và 4 ca nhiễm khác. 9 người này đều tiếp xúc gần với hai ca đầu tiên.
Thành phố Mẫu Đơn Giang nằm ở vùng đông bắc Trung Quốc, giáp biên giới Nga và Triều Tiên, nơi đang trở thành khu vực đáng lo ngại sau khi các ca nhiễm nCoV từ nước ngoài trở về và gây ra chuỗi lây nhiễm ở địa phương.
Hôm 9/5, thành phố Thư Lan với 700.000 dân ở tỉnh Cát Lâm đã áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt như ở Vũ Hán, sau khi phát hiện 12 ca lây nhiễm trong hai ngày. 4 ngày sau, thành phố Cát Lâm, nơi có hơn 4 triệu dân, cũng bị phong tỏa, đóng cửa biên giới, đình chỉ giao thông công cộng.
Ít nhất 43 trường hợp nhiễm nCoV đã được xác định và đều liên quan đến một nữ nhân viên giặt là địa phương, nhưng nguồn lây nhiễm cho bà này hiện chưa rõ. 6 quan chức địa phương đã bị cách chức, bao gồm bí thư thành ủy, người đứng đầu ủy ban y tế Thư Lan.
Toàn Trung Quốc đại lục hiện ghi nhận gần 83.000 ca nhiễm, hơn 4.630 ca tử vong vì nCoV.
Mỹ xem xét thử nghiệm vũ khí hạt nhân trở lại sau nhiều thập kỷ
Một số nguồn tin tiết lộ chính phủ Mỹ đang xem xét thử nghiệm vũ khí hạt nhân, vốn đã không được tiến hành kể từ năm 1992 - tờ Washington Post đưa tin.
Một vụ thử tên lửa hành trình tầm trung của quân đội Mỹ (Ảnh: DPA)
Washington Post dẫn lời quan chức cấp cao của Mỹ, cho biết các quan chức cấp cao nước này vừa thảo luận về các chương trình an ninh quốc gia hôm 15/5. Tại cuộc họp, vấn đề tái khởi động thử nghiệm vũ khí hạt nhân đã được đưa ra.
Nội dung này được đưa ra bàn bạc sau khi các quan chức Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân quy mô nhỏ ngầm dưới đất. Cả Moscow và Bắc Kinh đều đã phủ nhận thông tin này.
Một nguồn tin cho biết thêm, cuộc họp ngày 15/5 không đi đến kết luận về khả năng tái thử hạt nhân. Có nhiều bất đồng sâu sắc đối với ý tưởng này được đưa ra, trong đó có ý kiến từ Cơ quan Quản lý an ninh hạt nhân quốc gia (NNSA).
Tuy vậy, một quan chức cấp cao khẳng định đề xuất này "là vấn đề đang được thảo luận". Cũng có nguồn tin cho rằng quyết định cuối cùng được đưa ra là sử dụng các biện pháp khác để đáp trả mối đe doạ từ Nga và Trung Quốc.
Một số chuyên gia bày tỏ lo ngại, động thái trên của Mỹ có thể gửi tín hiệu tiêu cực tới những quốc gia như Triều Tiên và dấy lên sự hoài nghi về tính cần thiết phải tuân thủ các lệnh cấm thử vũ khí nguyên tử.
Mỹ chấm dứt thử nghiệm nổ hạt nhân từ tháng 9/1992. Mỹ cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới từng triển khai vũ khí hạt nhân trong thời chiến vào năm 1945.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, ít nhất 8 quốc gia đã tiến hành tổng cộng hơn 2.000 vụ thử hạt nhân. Trong đó, Mỹ là nước thử nghiệm hạt nhân nhiều nhất với hơn 1.000 vụ.
Năm 1996, Hiệp định Cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân toàn diện ra đời với sự tham gia của 184 quốc gia. Tuy nhiên, hiệp định chưa đi vào hiệu lực do chưa được một số quốc gia chủ chốt phê chuẩn, trong đó có Mỹ.
Phi công Liên Xô cuối cùng kể về chuyện bắn rơi hàng loạt máy bay Mỹ ở Triều Tiên Trong suốt một thời gian dài, việc Liên Xô trực tiếp can thiệp vào các cuộc không chiến trên bầu trời Triều Tiên giai đoạn năm 1950-1953, được giữ bí mật trong khi Mỹ đã đoán rằng có phi công Liên Xô trực tiếp tham chiến. Tiêm kích MiG-15 của Liên Xô. Theo Spunik, người Mỹ từng hết sức hoài nghi, không rõ...