Trung Quốc phóng thành công vệ tinh định vị Bắc Đẩu thế hệ mới
Sáng 30-9, Trung Quốc đã phóng thành công một vệ tinh định vị thế hệ mới lên quỹ đạo nhằm hỗ trợ mạng lưới dẫn đường và định vị toàn cầu Bắc Đẩu đang được phát triển của nước này.
Theo đó, vệ tinh định vị Bắc Đẩu này đã được tên lửa đẩy Trường Chinh 3B phóng lên quỹ đạo lúc 7h13 sáng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, thuộc tỉnh miền tây nam Tứ Xuyên của Trung Quốc.
Đây là vệ tinh thứ 20 được phóng thành công cho Hệ thống Vệ tinh định vị Bắc Đẩu (BDS), và đưa Trung Quốc tiến thêm một bước gần hơn với việc cung cấp một dịch vụ thay thế hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ.
Tên lửa đẩy Trường Chinh 3B mang theo vệ tinh Bắc Đẩu được phóng ngày 30-9-2015
Theo một tuyên bố của Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, vệ tinh định vị này lần đầu tiên được trang bị một đồng hồ nguyên tử hydro. Sau khi được đặt vào quỹ đạo đã định, một loạt vụ thử nghiệm liên quan đến đồng hồ này và một hệ thống định vị-tín hiệu mới sẽ được tiến hành.
Video đang HOT
Được đặt tên theo tên Trung Quốc của chòm sao “Bắc Đẩu thất tinh”, dự án Bắc Đẩu đã chính thức được triển khai từ năm 1994, sau hệ thống GPS khoảng 20 năm.
Phải đến sau năm 2000, vệ tinh Bắc Đẩu đầu tiên mới được phóng phóng lên quỹ đạo. Tuy nhiên, đến năm 2012, một mạng lưới khu vực đã được định hình, cung cấp dịch vụ định vị, dẫn đường, chỉ dẫn thời gian và điện tín ngắn tại Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác.
Trung Quốc có kế hoạch sẽ mở rộng các dịch vụ Bắc Đẩu tới hầu hết các quốc gia nằm trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của họ trước năm 2018, và bao phủ toàn cầu vào năm 2020.
Theo_An ninh thủ đô
Ấn Độ lần đầu phóng thành công vệ tinh quan sát vũ trụ
Ấn Độ ngày 28/9 đã lần đầu phóng thành công một thiết bị quan sát không gian, kèm 6 vệ tinh vào quỹ đạo, trong bước đi tiếp theo trong chương trình vũ trụ "tỷ đô" đầy tham vọng.
Tên lửa của Ấn Độ đưa thiết bị quan sát Astrosat rời bệ phóng hôm 28/9 (Ảnh: ISRO)
Thiết bị quan sát có tên Astrosat được phóng đi từ đảo Sriharikota, tại bang Andhra Pradesh ở miền Nam Ấn Độ, người phát ngôn Tổ chức nghiên cứu và không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết. Astrosat sẽ nỗ lực nghiên cứu sâu hơn vũ trụ, đặc biệt các hệ thống ngôi sao.
Thứ trưởng khoa học Ấn Độ Y.S. Choudhury cho biết vụ phóng thiết bị quan sát là một phần trong tầm nhìn của Thủ tướng Narendra Modi về chương trình không gian của Ấn Độ.
Ông Modi, người đang có chuyến thăm Mỹ đã chia sẻ trên Twitter lời chúc mừng về sự kiện: "Làm tốt lắm ISRO. Đây là một thành công lớn nữa cho khoa học Ấn Độ và các nhà khoa học của chúng ta".
Hồi tháng 9/2014, Ấn Độ đã gia nhập một câu lạc bộ các quốc gia đi đầu trong khám phá vũ trụ, khi đưa thành công thiết bị thăm dò Mangalyaan vào quỹ đạo bay quanh sao Hỏa. Đến nay, mới chỉ có Mỹ, Liên Xô cũ và Cơ quan vũ trụ châu Âu từng làm được việc này. Tháng 12 vừa qua, Ấn Độ cũng đã phóng tên lửa nặng nhất của nước này, với trọng lượng 630 tấn.
Ấn Độ đang nỗ lực gia nhập thị trường thám hiểm không gian có quy mô nhiều tỷ USD, sau khi đã phóng thành công các vệ tinh nhẹ hơn những năm gần đây, nhưng gặp khó khăn với những thiết bị trọng lượng lớn.
Thiết bị phóng đưa Astrosat vào quỹ đạo cũng mang theo cả các vệ tinh của Indonesia, Canada và Mỹ.
Astrosat, với nhiệm vụ kéo dài 5 năm, sẽ truyền dữ liệu về một trung tâm kiểm soát tại thành phố Bangalore. Các viện thiên văn học khắp nước này cũng sẽ được tiếp cận dữ liệu đó, ISRO khẳng định.
Ấn Độ, lâu nay vẫn chỉ được biết đến với cuộc chiến chống đói nghèo hay sức mạnh công nghệ, đã tận dụng những nghiên cứu trong không gian và những nơi khác để giúp giải quyết các vấn đề trong nước, từ đo đạc mực nước ngầm tới dự báo những trận bão, lụt lớn.
Chương trình không gian của nước này có quy mô 1 tỷ USD/năm, đã giúp phát triển công nghệ vệ tinh, liên lạc và các công nghệ cảm biến từ xa được sử dụng để đo đếm tình hình xói mòn đất tại bờ biển, đánh giá mức độ lụt lội từ xa, và quản lý sự che phủ của rừng tại các khu vực cư trú của động vật hoang dã.
Thanh Tùng
Theo Dantri/AP
Lầu Năm Góc muốn xây căn cứ trên quỹ đạo địa tĩnh Viễn cảnh các chuyến bay không gian được phục vụ mọi dạng dịch vụ tại một căn cứ cắm trên quỹ đạo trái đất hiện là mục tiêu mới nhất của Lầu Năm Góc. Hình minh họa dự án Phượng Hoàng của DARPA - Ảnh: DARPA Sử dụng một căn cứ trên quỹ đạo để chế tạo, sửa chữa, tiếp liệu, nâng cấp...